1. MEM
    Avatar của MEM
    Kim Cương trở lại

    Gặp lại nữ nghệ sĩ Kim Cương vào một buổi chiều ở Sài Gòn, đúng một tuần sau khi bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (ngày 29-4 tại hội trường TP.HCM).

    Nghệ sĩ nhân dân Kim Cương (giữa) vai cô Diệu ở màn cuối vở Lá sầu riêng - Ảnh trích trong chuyên đề sân khấu HTV



    Một tuần trôi qua - khoảng thời gian không dài nhưng vừa đủ để bao nhiêu suy nghĩ cháy bỏng về sân khấu và cuộc đời đột ngột trở lại với bà sau hơn 15 năm ngủ yên.

    Nghệ sĩ nhân dân Kim Cương đang nung nấu ý định dàn dựng hai đêm diễn để tri ân cuộc đời và trả nợ ân tình cho khán giả. Nội dung gồm có vở diễn Lá sầu riêng và thêm một vở tâm lý xã hội được kết hợp một cách gọn gàng và tinh tế. Đây có thể sẽ là tin vui cho những ai từng khóc sướt mướt với Lá sầu riêng của mấy chục năm trước được dịp sống lại những cảm xúc cũ, cũng là cơ hội cho những thế hệ khán giả sau này được tận mắt xem trực tiếp trên sân khấu một tác phẩm kinh điển của kịch nói miền Nam.
    Ngoài ra, bà cũng dự định cho xuất bản lại những kịch bản nổi tiếng của một thời trên sân khấu Kim Cương như Bông hồng cài áo, Trà hoa nữ, Huyền thoại mẹ...
    Kim Cương vừa đi đâu về. Bà uống chút nước trà rồi bảo: “Dạo này hơi mệt rồi, hai khớp chân đi nhiều nên đau”. Trong phòng khách vẫn còn bày mấy giỏ hoa của bạn bè thân hữu, đề “Mừng nghệ sĩ nhân dân Kim Cương”. Bà nhìn rồi cười bảo: Cuộc đời thật có nhiều điều không ngờ, cứ tưởng thế này lại thành ra thế khác!

    Tưởng rằng đã quên
    Suốt mười mấy năm từ sau khi rời xa sân khấu, Kim Cương luôn cố quên mình là nghệ sĩ. Cũng ngần đó thời gian bà không dám đi coi hát vì sợ chạnh lòng, sợ nhớ ánh đèn sân khấu, nhớ những tràng pháo tay của khán giả.

    Kỳ nữ Kim Cương đình đám của sân khấu Sài Gòn một thời giờ bình yên trong những chuyến đi từ thiện khắp nước, với cương vị là phó chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, thường vụ Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo. Thời gian còn lại giữa những chuyến đi về, Kim Cương là bà nội của ba đứa cháu dễ thương và hiếu động.

    Với bà, những thăng trầm của một đời nghệ sĩ đã khép lại lâu rồi. Bởi vậy, Kim Cương vẫn luôn nghĩ rằng Nhà nước hay khán giả cũng đã quên mình từ lâu. Ở giữa thời buổi hội nhập văn hóa và thông tin của thế kỷ này, chuyện một nghệ sĩ nghỉ hát chừng nửa năm là đủ khiến khán giả quên mặt, quên tên và chẳng còn ai nhắc tới. Vậy nên khi thành phố đề nghị Kim Cương làm hồ sơ để được xét nghệ sĩ nhân dân, bà đã rất bất ngờ và xúc động.

    Lúc đứng ở hội trường TP.HCM cách đây một tuần để đón nhận danh hiệu cao quý này, bà bảo rằng đó là một khoảnh khắc bước ngoặt kỳ lạ, khơi lại bao nhiêu niềm vui, nỗi buồn, những ký ức vinh quang và cay đắng của cuộc đời nghệ sĩ. Bà cứ lẩm bẩm câu “nhất tướng công thành vạn cốt khô” (nghĩa là công trạng của một vị tướng được tạo thành từ bao nhiêu xương máu của binh sĩ) và nhớ lại từng cái tên, từng khuôn mặt người đã cùng bà đi qua bao gian khổ để tạo nên tên tuổi của đoàn kịch Kim Cương, từ anh em diễn viên đến hậu đài, hành chính, soát vé, bảo vệ...

    Nhớ những khi khán giả vỗ tay rần rần sau một màn diễn hay, rồi cả những lúc cả đoàn chịu đói ở miền Trung mà không có tiền xe về. Và như không thể khác, bà lại bắt đầu nhớ về má - nghệ sĩ nhân dân Bảy Nam - người mẹ, người thầy, người bạn diễn mấy mươi năm. Rồi khóc.

    Nghệ sĩ Kim Cương qua các thời kỳ - Ảnh nhân vật cung cấp

    Trở lại để tri ân
    Nhớ thì đã nhớ bao nhiêu năm nay, nhưng Kim Cương vẫn chưa bao giờ có ý định trở lại với sân khấu, dù trong bất cứ dạng thức nào. Bà kiên quyết từ chối tất cả lời mời của các sân khấu hay đài truyền hình vì biết rằng thanh sắc của mình không còn ở thời hoàng kim, nếu diễn hay dựng chắc chắn sẽ không thể hay như ngày xưa. Nhưng mấy bữa nay bà đã bắt đầu nghĩ khác.

    Thì bởi hồi cuối tuần trước, Kim Cương cùng những nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu nhà nước đợt này đã có buổi trình diễn báo cáo tại Nhà hát TP.HCM. Bà được đề nghị diễn lại Lá sầu riêng, nhưng vấn đề là nghệ sĩ nhân dân Bảy Nam đã mất, những kép chính cùng thời với bà cũng đã ra người thiên cổ. Kim Cương định thế vai của nghệ sĩ nhân dân Bảy Nam, còn người khác sẽ thế vai cô Diệu của bà. Thêm vào đó, toàn bộ phục trang và đạo cụ của vở cũng đã mục nát, hư hỏng sau nhiều năm ngưng diễn.
    Nhưng rồi tối đó bà đã một lần nữa hóa thân trở lại thành cô Diệu của Lá sầu riêng, sau 15 năm “không là Diệu”. Cô Diệu của buổi tối hôm ấy tất nhiên không còn nhan sắc của tuổi 18 trong màn 1 hay đằm thắm ở tuổi 28 của màn 2, mà là một bà Diệu 58 tuổi trong màn cuối với một câu chuyện khác về tình mẹ.

    Những khán giả may mắn có mặt trong buổi diễn đặc biệt đó đã không kìm được những giọt nước mắt vì những tình tiết xúc động và lối diễn nhập vai xuất thần vốn là đặc trưng của kỳ nữ Kim Cương. Vậy là Kim Cương đã trở lại!

    15 năm xa sân khấu là một câu chuyện dài về ký ức và những nỗi niềm của một nghệ sĩ tài danh. Ðêm diễn bất ngờ đó đã khiến Kim Cương nhận ra ngọn lửa nghề bao lâu mình cố chôn chặt vẫn âm ỉ cháy, và sẽ bùng cháy dữ dội khi có một ngọn gió thúc giục thổi qua.

    Bà tự trào: “Bốc Kim Cương ra khỏi sân khấu giống như vớt cá ra khỏi nước vậy! Bước ra cuộc đời, tôi mới thấy mình không biết làm gì cả, thua xa cả một người phụ nữ bình thường. Tôi không biết nấu ăn, không biết chăm sóc gia đình nên đã không giữ được những yêu thương ở lại. Nếu không nhờ Phật pháp nhiệm mầu có lẽ tôi cũng đã tìm đến cái chết sau nhiều biến cố riêng tư. Có lẽ nơi của tôi mãi mãi là thánh đường sân khấu, ở đó “cá Kim Cương” sẽ lội!”.
    HOÀNG OANH
    Theo TTO


    Là nghệ sĩ thì phải đóng góp cho nghệ thuật
    Nghệ sĩ ưu tú Kim Cương tại lễ phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân
    (ảnh chụp ngày 29-4-2012) - Ảnh: Minh Đức


    * Bây giờ bà đã quen với danh xưng nghệ sĩ nhân dân Kim Cương chưa?
    - Cũng mới thôi nên đôi khi chưa quen lắm. Nhưng vui thì rất vui, nhất là khi nhận ra tình cảm quá lớn mà khán giả đã dành cho mình. Bây giờ dù muốn hay không thì danh hiệu này cũng đã “lôi” tôi trở lại với hai chữ “nghệ sĩ” mà tôi đã cố quên. Mà đã là nghệ sĩ thì phải có đóng góp gì đó cho nghệ thuật.

    * Trở lại với nghệ thuật mang lại cho bà những cảm xúc khác biệt nào?
    - Mấy bữa trước lúc tập lại Lá sầu riêng, tôi đã khóc ngay trên sàn tập chứ chưa đợi đến lúc ra sàn diễn nữa. Tập lại cũng khó khăn nhiều lắm, phải học thoại lại, rồi tất tả đi mượn chiếc áo dài đen kiểu xưa của cô Ba Định (bà Nguyễn Thị Định) vì phục trang và đạo cụ của vở đã mục nát và hư hỏng hết rồi.


    Lúc ra diễn, bao nhiêu cảnh tượng cũ trở về, khán giả của ngày hôm nay vẫn yên lặng và chăm chú y như của mấy chục năm trước, đến nỗi tôi có cảm tưởng có thể nghe cả tiếng một con ruồi bay qua. Mấy năm nay khi nghỉ hát, tôi thiết lập cho mình một cuộc sống vừa phải với những cảm xúc vừa phải, không dằn vặt hay suy nghĩ quá nhiều. Nhưng buổi diễn hôm ấy tôi đã thả cho mình trôi theo những niềm hạnh phúc lớn lao.
    H.OANH


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 4 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    bachlong (06-05-2012), Duongtonhu (06-05-2012), romeo (16-12-2013), Thanh Hậu (06-05-2012)

  3. bachlong
    Avatar của bachlong
    "Lá sầu riêng" một trong những tác phẩm mà bachlong rất thích từ lúc nhỏ, mấy hôm trước có coi đi coi lại nước mắt vẫn tuông trào
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to bachlong For This Useful Post:

    MEM (06-05-2012), romeo (16-12-2013), Thanh Hậu (06-05-2012)

  5. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Em cũng giống như anh Bachlong đó, rất thích Lá Sầu Riêng và Bông hồng Cài Áo, từ kịch đến chuyển thể cải lương, cô Kim Cương ca diễn quá xuất sắc, xem nhiều lần đến nổi thuộc luôn thoại kịch, lởi ca trong tuồng mà sao vẫn khóc.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 3 Users Say Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:

    bachlong (06-05-2012), MEM (06-05-2012), romeo (16-12-2013)

  7. MEM
    Avatar của MEM
    Coi bà má Bảy Nam đóng đúng là quá tuyệt vời luôn. Cái vẻ lóng ngóng, cái nét kham khổ, cùng giọng nói của bà đúng là quá chân thật và cảm động. Vừa xem, vừa cười đó mà vừa ứa nước mắt đó!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    bachlong (06-05-2012), romeo (16-12-2013), Thanh Hậu (06-05-2012)

  9. LamVuBinh
    Avatar của LamVuBinh
    Rất tiếc khi Nghệ sĩ từ danh hiệu NSUT đến NSND lâu quá , khi được phong tặng thì người ta đã quá già rồi
    !Danh hiệu NSUT thì lại trao cho người tuổi đời còn quá trẻ , trong khi những người cả đời cống hiến cho nghệ thuật gần cả đời thì lại chưa được phong tặng !
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 2 Users Say Thank You to LamVuBinh For This Useful Post:

    romeo (16-12-2013), Thanh Hậu (06-05-2012)

  11. Tiếng Hát Học Trò
    Avatar của Tiếng Hát Học Trò
    Sau 75, kỳ nữ Nguyễn Thị Kim Cương từng từ chối 2 cuốn phim:
    - Ngọn Lửa Thành Đồng (1980 - đạo diễn Lê Mộng Hoàng; vai mẹ Lê Văn 8; Thùy Liên đóng thế)
    - Xa Và Gần (1983 - đạo diễn Nguyễn Huy Thành; vai bà tư sản Thuận Thành; Thụy Vân đóng thế)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to Tiếng Hát Học Trò For This Useful Post:

    Giang Tiên (15-12-2013), romeo (16-12-2013)

ANH EM CHANNEL