1. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Ca Sĩ Thanh Thúy - Cuộc Đời Và Nghệ Thuật
    Trong kiếp cầm ca, tiếng hát được nhiều cây bút tên tuổi xuất thủ với ngôn từ độc đáo, tuyệt vời được dàn trải với tha nhân thưởng ngoạn, bồng bềnh theo hình bóng qua bốn thập niên của hậu bán thế kỷ XX, tiếng hát đó đã gói trọn tình khúc, vượt thời gian và không gian, đi vào ký ức, đi vào chiều dài lịch sử trong làng ca nhạc Việt Nam: Thanh Thuý.

    Thanh Thuý sinh năm 1943 ở sông Hương núi Ngự, lớn lên ở Sài Gòn. Gia đình Thanh Thuý ở phía sau chùa Viên Tự, đường Phan Đình Phùng. Gia đình rất mộ đạo, từ nhỏ, Thanh Thuý thường theo bà ngoại và mẹ đến làm công quả ở chùạ Quy y phật với pháp danh Sumana, được sự dạy dỗ của Thượng toạ Hộ Giác và Tăng thống Tố Thắng. Vì vậy khi mới tuổi thanh xuân, bước chân vào nghề ca hát, thân mẫu Thanh Thuý rất lo sự cám dỗ ánh đèn sân khấu nên lúc nào cũng tựa cửa chờ con mỗi khi đi trình diễn. Và, Thanh Thuý vào nghề ca hát vì yêu thích lẫn kế sinh nhai để giúp đỡ gia đình.

    Đầu thập niên 60 Thanh Thuý nổi danh, tên tuổi Thanh Thuý rất ăn khách vì vậy Nguyễn Long đưa hình ảnh đó vào điện ảnh. Nguyễn Long viết và thực hiện cuốn phim Thuý Đã Đi Rồi vào tháng 11 năm 1961. Ca khúc Thuý Đã Đi Rồi làm tựa đề trong phim, lời của Nguyễn Long, nhạc của Y Vân, Minh Hiếu đóng vai Thanh Thuý trong phim làm nổi bật hình ảnh yêu kiều chân dung nữ ca sĩ. Đi vào kịch nghệ, theo Nguyễn Long, các vở kịch được trình diễn trên sân khấu, truyền hình Việt Nam, nghệ sĩ Xuân Dung, Kim Cương, Bích Thuỷ đóng vai Thanh Thuý. Hình ảnh đó làm mê hoặc bao kẻ tình si, và chân dung Người Em sầu Mộng trong thơ Lưu Trọng Lư đã mang đến cho bao trái tim đa cảm, lãng mạn, Trong đó, có chàng nhạc sĩ vừa tròn tam thập, người Trà Vinh, dong dỏng cao, tóc phủ dài trông rất lãng tử, cũng là hoàng tử trữ tình của thể điệu Bolero, Rumba qua nhiều ca khúc được ái mộ. Từ tỉnh lên thủ đô, chàng sống phiêu bạt ở Sài Gòn, dang dở mối tình với cô học trò con nhà giàu có. Hình ảnh Thanh Thuý dẫm lên trái tim Trúc Phương, là nguồn cảm hứng cho chàng nhạc sĩ đam mê sáng tác. Và, ngược lại, Thanh Thuý nổi danh, được yêu thích nhiều qua nhiều ca khúc của Trúc Phương. . Đâu đây vẫn vang vọng với tuyệt phẩm Chuyện Chúng Mình, Hai Lối Mộng, Ai Cho Tôi Tình Yêu, Chiều Cuối tuần, Buồn Trong Kỷ Niệm, Bóng Nhỏ Đường Chiều, Tàu Đêm Năm Cũ, Hình Bóng Cũ... mang mang thiên cổ luỵ, xót thương, nghe để tiếc thương cho chuyện tình cay đắng... tiếng hát Thanh Thuý chơi vơi, bồng bềnh trên đỉnh cao, trái tim nhạc sĩ rướm máu, chôn vùi bên vực thẳm.

    Sau khi mãn tang cho thân mẫu, Thanh Thuý lập gia đình vào năm 1964, người chồng cũng là tài tử chính trong phim Bão Tình. Chàng sĩ quan Ôn Văn Tài sau nầy mang cấp bậc đại tá trong binh chủng Không Quân. Gia đình được định cư tại Hoa Kỳ trong năm 1975. Vào cuối thập niên 90, đôi tình nhân thuở nào được trở thành ông bà nôị.

    Bên cạnh Trúc Phương, ngoài văn nhân đa tình, từ đất thần kinh, chàng thư sinh gầy gò, lang bạt vào Sài Gòn cuối thập niên 50, bắt gặp bóng dáng đồng hương Thanh Thuý, trái tim chàng say đắm. Và cũng là cơ hội tạo nguồn rung cảm, đem cung đàn dẫn nhập vào mối tình sị Ca khúc đầu tay Ướt Mi của Trịnh Công Sơn đã gọi tiếng hát buồn não nề của Thanh Thuý như “khóc trong đêm mưa, than trong câu ca”. và, ca khúc Thương Một Người qua hình ảnh “Thương ai về ngõ tối, sương rơi kín đôi vai... Thương một người và mái tóc buông lơị..” Nhưng tình yêu đơn phương của chàng nhạc sĩ mới bước chân vào làng ca nhạc chỉ còn lại bóng mờ trước tiếng hát thành danh. Thanh Thuý hát bài Ướt Mi qua tiếng đàn dương cầm của Nguyễn Ánh 9 rất tuyệt. Thới gian sau, Trịnh công Sơn chạy theo tiếng hát khác ở Đà Lạt.

    Với nhiều ca khúc nói lên nỗi niếm cay đắng, nghiệt ngã, u hoài, tâm trạng thương cảm, ai oán, bẽ bàng, ngang trái trong cuộc đời và cuộc tình được dàn trải qua tiếng hát Thanh Thuý như sự an bày, kết hợp, tạo dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn người thưởng ngoạn. Từ nhạc phẩm tiền chiến như Giọt Mưa Thu, Con Thuyền Không Bến của Đặng Thế Phong, Đêm Đông của Nguyễn Văn Thương, Tan Tác của Tu Mi, Chuyển Bến của Đoàn Chuẩn, Biệt Ly của Dzoản Mẫn, Nhắn Gió Chiều của Nguyễn Thiện Tơ, Tiếng Đàn Tôi và Thuyền Viễn Xứ của Phạm Duy... đến Lạnh Lùng của Đinh Việt Lang sang Kiếp Cầm Ca của Huỳnh Anh, Tiếng Ve Sầu của Lam Phương đến Mộng Chiều của Khánh Băng, Nhạt Nắng của Xuân Lôi, Đường Nào Lên Thiên Thai của Hoàng Nguyên... và nhiều ca khúc của Trúc Phương phù hợp với tiếng hát Thanh Thuý đã gắn liền giọng ca và dòng nhạc trong giới thưởng ngoạn.

    Cuộc sống nơi xứ người, Thanh Thuý vẫn trở lại với với kiếp tầm nhả tơ. Tháng 6 năm 1976, Thanh Thuý cho phát hành cassette đầu tiên được đồng hương nhiệt tình đón nhận. Theo thời gian, Trung Tâm băng nhạc Thanh Thuý được hình thành, thực hiện được ba cuốn Video: Thúy, Chuyện Tình buồn và Ngày Về Quê Cũ. Bước vào thế kỷ XXI, hai mươi lăm năm qua, khoảng ba mươi CD của Thanh Thúy đã được thực hiện, trong đó có những CD về tôn giáo như Mẹ Hiền và Phật Ca I, II, III... Là Phật tử thuần thành, Thanh Thúy đã hướng tâm làm công quả trong chương trình phát thanh Tiếng Nói Hương Sen của Phật Giáo.

    Khi người nghệ sĩ được thành danh thì cũng là đối tượng cho báo giới khai thác để đáp ứng thị hiếu của độc giả. Hồ Trường An viết: “Thanh Thúy là nghệ sĩ có tư cách, có phẩm hạnh. Cô không gây ngộ nhận nào cho nhóm ký giả ưa săn tin giật gân... Trong hàng ngũ các nữ ca sĩ nổi tiếng thuở xa xưa chỉ có Lệ Thanh, Thanh Thuý và Hoàng Oanh là nhu mì, khiêm tốn, ngoan hiền và biết tự trọng. Ở chót vót đỉnh danh vọng mà cô không hề nói một lời kiêu căng hay một lời làm thương tổn tha nhân, không hề bôi bẩn kẻ vắng mặt, không khoe khoang thành tích của mình khi tiếp xúc với báo chí”.

    Nhìn lại cuộc đời nghệ sĩ, Thanh Thuý được ái mộ từ nghệ thuật đến nhân cách. Nghệ thuật xử thế của Thanh Thuý tự nhiên và lịch sự không có vẻ đóng kịch, không đẩy đưa vì vậy khi tiếp xúc với Thanh Thuý, thiện cảm, chân tình và thoải mái để trao đổi với nhaụ Trung tâm Thanh Thuý vẫn đều đặn hình thành nhiều băng nhạc qua hàng trăm ca khúc với giới tiêu thụ thân quen, dĩ nhiên, tiếng hát của Thanh Thuý ngày nay phù hợp cho giới thưởng ngoạn đã đứng tuổi trải qua một thời cảm mến khi còn ở quê nhà.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following User Says Thank You to DOHOANG For This Useful Post:


  3. Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to Winnie the Pooh For This Useful Post:


  5. cailuong04
    Avatar của cailuong04
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to cailuong04 For This Useful Post:


  7. lucbinhtim
    Avatar của lucbinhtim
    Cám ơn nha anh Hoàng..
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  9. The Following User Says Thank You to Winnie the Pooh For This Useful Post:


  10. minhle
    Avatar của minhle
    Thanhks anh Bush! Ca khúc để đời của Thanh Thúy.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  11. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following User Says Thank You to DOHOANG For This Useful Post:


  13. minhle
    Avatar của minhle
    Hình này nằm trong show Lê minh bằng!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  15. The Following 3 Users Say Thank You to Winnie the Pooh For This Useful Post:

    MEM (14-12-2013)

  16. Tiếng Hát Học Trò
    Avatar của Tiếng Hát Học Trò
    Nữ danh ca Thanh Thúy từng đóng vai Mai trong cuốn phim Mưa Trong Bình Minh của cố đạo diễn Nguyễn Văn Tường - theo truyện phim cùng tên của cố nhà văn Ngọc Linh, cô diễn cùng với Huỳnh Thanh Trà, Kim Cương, Bạch Tuyết (vai Dung).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  17. The Following User Says Thank You to Tiếng Hát Học Trò For This Useful Post:

    MEM (14-12-2013)

ANH EM CHANNEL