1. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    Danh hài diễn trân sân khấu ngày nay rất đông, nhưng để kiếm một giọng ca hài hay đúng nghĩa cho sân khấu cải lương rất hiếm. Đa số là giọng kép ca hài, còn rặc giọng hài như Văn Hường, Hề Sa, hay trẻ nhất là NSƯT Thanh Nam, Hồng Tơ, Bảo Trí, thì tìm người giống như mò kim đáy biển.

    Trong phong trào văn nghệ quần chúng, hay đờn ca tài tử, rải rác đâu đó có vài giọng ca hài, cũng chỉ dừng lại ở phạm vi không chuyên, để đạt trình độ ca hài đẳng cấp từ chất giọng đến kỹ thuật sắp nhịp điêu luyện thì hầu như chưa có.

    Sự thiếu vắng này ảnh hưởng đến người viết, bài ca vọng cổ hài càng mất dần đi, vì có viết cũng không có người ca hay. Môt mất mác làm ảnh hưởng đến sự phong phú, đa dạng của nghệ thuật ca vọng cổ trên sân khấu, hay ca đơn trên sóng phát thanh, truyền hình, trong các cuộc liên hoan văn nghệ...
    Gần đây trong các nhóm hát rong ở thành phố và các tỉnh phía Nam xuất hiện một giọng ca trẻ, ca rất hay từ chất giọng đến kỹ thuật điêu luyện, một bàn sao tiềm năng, xứng đáng đứng vào hàng danh ca hài xuất sắc, có thể coi là truyền nhân của trường phái ca vọng cổ của Văn Hường, Hề Sa. Thực tế cho thấy, bất cứ sự sáng tạo ca vọng cổ hài nào khác Văn Hường, Hề Sa thì vẫn chưa hay, chưa làm người nghe bị tthuyết phục.

    Cách ca vọng cổ hài của Văn Hường, Hề Sa vẫn là vô đối, vẫn là độc nhất vô nhị và ngôi vua vọng cổ ca hài của Văn Hường vẫn còn bỏ trống, chưa có người kế vị, và có thể đi đến thất truyền, bởi Văn Hường đã vào hàng tám mươi, và Hề Sa đã vượt qua bảy mươi rồi.

    Văn Tấn Lợi nổi lên như một phát hiện, tuy không mới, nghĩa là cũng giống Văn Hường, Hề Sa, vẫn với chất giọng trong sáng, lối s8áp nhịp siêu đẳng, ca nói trong lòng câu, và vô vọng cổ chồng hơi lên cao rồi "ử" khi vào hò nhất rất ngọt và êm. Văn Tấn Lợi làm cho người nghe nhớ lại Văn Hường và Hề Sathời nổ danh, sung mãn. Sở hữu chất giọng kim cao vút, âm vực rộng, Văn Tấn Lợi khởi đầu là một giọng ca kép mùi.

    Năm 1996 từng đoạt giải III tiếng hát cải lương của đài truyền hình tỉnh Sông Bé (nay là Bình Dương) ngay lần tổ chức đầu tiên, cùng đồng hạng với Nguyễn kha, năm 1999 đoạt giải I giải Út Trà Ôn của tình Trà Vinh ở bản trích đoạn cải lương, vượt qua nhiều đối thủ là nghệ sĩ chuyên nghiệp ở các đoàn cải lương. Hoạt động nghệ thuật của Văn Tấn Lợi khá thăng trầm, chìm nổi.

    Tên thật là Nguyễn Văn Lợi, sanh ra ở Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, 12-13 tuổi đi chăn bò, mê vọng cổ ca hát nghêu ngao, thần tượng là danh ca Minh Cảnh, chỉ hát ở ngoài đồng, còn về tới nhà là ai kêu ca hát thì sợ, trốn trong nhà của ông nội. Người anh thứ ba biết đờn vọng cổ, thấy em có giọng ca tốt mới dạy cho biết nhịp.

    18 tuổi vào cộng tác cho nhà Văn hoá huyện, được cử đi học Trường nghiệp vụ văn hoá ở Bến Tre. Từ đó tiếng hát của Tấn Lợi đi theo đi theo thuyền văn hoá phục vụ bà con trong tỉnh nhà, đi giao lưu với các tỉnh bạn, nhờ đó Tấn Lợi quen với NSƯT - tác giả Thanh Vũ ở Đài Tiếng nói Nhân dân TP, được ông chỉ dạy rất nhiều, rồi lên Bình Dương quen chị Cao Thị Thắng học thêm ở chị chút nghệ thuật ca tài tử.

    Sau khi đoạt giải I giọng ca cải lương của đài Truyền hình tỉnh Bến Tre năm 1999, Tấn Lợi về cộng tác với đoàn ca múa Tỉnh Vĩnh Long, ngoài ca vọng cổ, Tấn Lợi còn ca nhạc khá hay.

    Tới năm 2006, có chuyện buồn riêng, Tấn Lợi rời bỏ quê hương lên TP.HCM lập nghiệp, gặp NS Phú Quý đang tuyển diễn viên cho nhóm hài của mình, Tấn Lợi vào ca thử, mà ca mùi, Phú Quý thích giọn ca lạ nhận làm em nuôi, thấy đàn em nghèo, anh mua quần áo mới tân trang, còn chở đi hát, nghĩa cử đó của anh Phú Quý, Tấn Lợi luôn ghi nhờ trong lòng.

    Tham gia nhóm Phú Quý hơn 2 năm, Tần Lợi cùng Phú Quý xuống miền Tây tấu hài. Một lần xuống thu hình cho đài truyền hình Trà Vinh, quen với Đại tá quân đội -Tác giả Tống Công Luận, Tấn Lợi ca hài chơi, không dè anh em khoái, Tống Công Luận có bài vọng cổ hài Hai Nhái khoái đá gà đưa Tấn Lợi ca thử, khi phát hành nội bộ nhiều người khen.

    Sau này đi hát show, Tấn Lợi quen với Hề Sa và được ông nhận làm đệ tử, kinh nghiệm ca vọng cổ hài được ông truyền thu lại. Chất giọng tự nhiên trong trẻo, cao vút giống Hề Sa, cách sắp nhịp, diễn cảm khi ca ảnh hưởng Văn Hường, nên mỗi lần ca hài, Tấn Lợi luôn được khán giả nồng nhiệt ủng hộ.

    Đầu năm 2013, Tấn Lợi tung ra hai album tân cổ, mộti mùi, một hài. Album mùi tuy hát rất hay, nhưng thành công ở mức trung bình, nhưng riêng album hài rất được người nghe ủng hộ. Lâu lắm rồi mới nghe vọng cổ hài "đã" như từng nghe Văn Hường, Hề Sa ca, nhưng Tấn Lợi trẻ trung, khỏe khoắn hơn, mới mẻ hơn. Khi thể hiện hai cách ca, người nghe như nghe hai nghệ sĩ khác nhau ca, đó là điểm đặc biệt của Tấn Lợi.

    Hiện nay Tấn Lợi rất đắc show, khán giả vẫn thích ca hài hơn, tiết mục ca hài của Tấn Lợi luôn nổi trội. Đi ca mùi nhiều năm, dù khá hay nhưng mức độ thu hút chưa đủ tầm để thành sao, chỉ ca hài trong thời gian ngắn gần đây, hiệu quả lại khác hẳn, mọi người thích Tấn Lợi hát hài hơn, so với tình hình thực tế hiện nay, chưa nghe ai trẻ, ca hài độc đáo như Tấn Lợi, nếu có điều kiện lăng-xê trên đài phát thanh, hay truyền hình thì đây chính là giọng kế thừa Văn Hường, Hề Sa hay nhất hiện nay.

    Đề đổi vận Tấn Lợi chuyển qua hát vọng cổ hài nhiều hơn và đổi nghệ danh là Văn Tấn Lợi, chữ Văn lấy từ nghệ danh của thần tượng Văn Hường. Sự thay đổi không định trước lại là bước ngoặt quan trọng đời đi hát rong cùa mình. Văn Tấn Lợi chuẩn bị ra mắt album ca vọng cổ hài chính thức của mình, đánh dấu một chặn đường mới thú vị đang chờ.

    ĐĂNG MINH
    Nguồn tin: Báo sân khấu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 4 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    Duongtonhu (10-08-2013), MEM (09-08-2013), romeo (09-08-2013), Thanh Hậu (09-08-2013)

  3. MEM
    Avatar của MEM
    Nhà mình có ai có audio nào của Văn Tấn Lợi ko ta?!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    romeo (10-08-2013), Thanh Hậu (09-08-2013)

  5. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    Dẫu biết rằng anh đã thôi kg còn cộng tác cho TTVH Tỉnh Vĩnh Long hay Du lịch Cửu Long mà đi lập nghiệp tận Sài Gòn nhưng cũng thật bất ngờ khi xem bài báo mới biết anh đã rẽ sang hát hài và khá thành công để sống và trụ lại với nghề. Đêm chung kết CVVC 2011 thấy anh ngồi ở hàng ghế khán giả, tôi đứng trên cánh gà sân khấu anh em chỉ đơn thuần bằng 1 cái vẩy tay chào. Đó là lần gặp anh gần nhất.

    Anh em quen biết nhau từ cuộc thi THPTTH Sông Bé năm 1996. Cuộc thi năm ấy ngoài 2 giải 3 đồng hạng Tấn Lợi - Nguyễn Kha. Giải 1: Phan Văn Long (HCV BLV 1997) Giải nhì: Châu Liêm. Năm ấy...anh cùng cô Bạch Huệ gắn bó nhiều KN. Ngày cô ra đi anh có biết?!

    Anh là học trò ruột của cặp đôi Tư Đém - Ngọc Huệ (giải 1 đàn ca tài tử toàn quốc lần 1 với bài Xuân Tình ca ra bộ) tay đàn, tay hát của huyện Chợ Lách.
    TTVH huyện Chợ Lách - TTVH huyện Mang Thít là 2 đơn vị kết nghĩa nên có rất nhiều xuất giao lưu văn nghệ cùng nhau. Anh em có dịp gặp nhau đàn ca, hát xướng nhiều hơn.

    Tôi biết bài "Tình nghệ Sỹ" của soạn giả Huỳnh Thanh Tuấn là qua giọng hát của anh. Anh là "gà" chinh chiến trong khắp các cuộc thi lớn nhỏ gần xa...Tiếc rằng cái nhược điểm lớn nhất trong anh là "quên lời bài hát". Giọng hát của anh luôn thẳng tiến, vào sâu đến tận vòng chung kết xếp hạng trong các cuộc thi từ Bông Lúa Vàng đến các đài truyền hình trong khu vực nhưng a luôn quên lời ở phần thi bài hát quy định.
    Một giọng hát ngọt ngào, cao vút, trong ngần...có chiều sâu, kỉ thuật điêu luyện bộ nhịp vững chắc...chuyển sang hát hài chắc rằng cũng hay lắm lắm. Mong được nghe lại giọng hát của anh! mong 1 lần lần nghe anh hát hài trên những bàn tròn, chiếu manh như ngày xưa ấy.
    Chúc anh nhiều may mắn, gặt hái thành công trên bước đường nghệ thuật.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:

    romeo (09-12-2013)

ANH EM CHANNEL