Mời cả nhà cùng nghe vở tuồng khá nổi tiếng và quen thuộc với sân khấu cải lương. Vở tuồng thu âm vào dĩa trước 1975 với các giọng ca thượng thặng nổi tiếng vang bóng một thời, một thời vàng son của cải lương. Vở tuồng với nhiều câu hát nổi tiếng đến bây giờ, từ vở này nên soạn giả Viễn Châu viết bài ca cổ Thoại Khanh Châu Tuấn. Vở tuồng này Ngọc Giàu còn rất trẻ, giọng ca cực kì mùi mẫn và não nùng qua vai Thoại Khanh, hy sinh vì mẹ chồng của mình. Chấp nhận ra đi khỏi huyện Bình Hoa để bảo toàn tiết hạnh, chấp nhật đau đớn để lóc thịt cho mẹ chồng no dạ, cam mù lòa để chuộc mẹ chồng được thoát khỏi rừng sâu để rồi khi tạn mặt chồng nơi nước Tề thì chồng nhận không ra mình. Cô Ngọc Giàu ca khiến người nghe cũng chạnh lòng, mà bài hát bán tơ vẫn nổi tiếng đến bây giờ:"
Ai mua tơ vàng không, ai mua tơ vàng không. Này đây tơ thắm thôn Bình Thoa.
Em mua tơ đổi lấy sách đèn, cho Châu lang khuya sớm chuyên cần, xa quê hương Trường An ứng thí.
Ai mua tơ vàng không, ai mua tơ vàng không. Đường xa sương gió đâu nệ chi.
Trong xa xa gió cuốn khói chiều, em mau chân qua xóm la nghèo. Sợ mẹ già mỏi mắt chờ mong"
Cô Phượng Liên vai người mẹ cũng khiến người nghe xúc động, đau lòng xiếc bao khi con hy sinh lớn lao vì mình. Những câu ca thãm thiết biết bao, nổi oán than đau khổ và nổi nhớ con ruột của mình:"
Ôi đau lòng, còn đâu cánh cửa của linh hồn
Để dắt lối đưa đường, tìm chồng nơi chốn Tề bang
....
Châu Tuấn con ơi, con ở tận phương trời nào
Có rõ nỗi đoạn trường, mẹ già tóc điểm màu sương..."
Đoạn trường thay cô Thoại Khanh phải lần dò từng bước để dẫn mẹ tìm chồng nơi Tề quốc, đem tiếng ca cung đàn để sống qua ngày. Bài hát và giọng ca cô Ngọc Giàu như nức nở bi ai, 2 câu hát lặp lại:"
Biên ải xa vời lạnh gió đông, đường tơ nức nở nhớ thương chồng
Dò đường cõng mẹ sang Tề quốc, đói lạnh chi sờn dạ nhớ mong
Khóc đời xuân tàn nhạc luyến thương, hoai âm vọng mãi ý chung tình
Tơ đồng máu nhuộm trên từng phím, ai được sang giàu phụ cố nhân"
Nghe tới đây khiến lòng cũng muốn rơi lệ theo, khi nghe được những cung đàn tiếng hát ấy. Châu Tuấn hiện đang là phò mã nước Tề do Tấn Tài thủ vai cho gọi người vào dò hỏi. Không biết do đâu nhưng Châu Tuấn lại nhận không ra vợ của mình, cất câu hỏi theo điệu Xàng Xê:"
Kẻ tật nguyền kia, hãy lắng nghe ta hỏi vậy nàng từ đâu lạc lõng đến nơi... này..
Qua tiếng nhạc lời ca, nghe sao u hoài nức nở.
Như nặng mang trong tâm tư niềm sầu đau tủi hận.
Vậy hãy nhận nén vàng rồi bỏ nghề đàn lo nuôi dưỡng từ thân"
Thoại Khanh đáp:"
Muôn tâu phò mã, đã có lòng thương xót phận hàn vi
Nhưng bài ca tình nghĩa thiếp hát từ ngày cất bước ra đi
Tìm chồng nơi biên ải mới cất tiếng lòng qua khúc nhạc bán tơ"
Những lời đối đáp như chất chứa niềm đau tủi, những tâm sự Thoại Khanh như chứa đựng trong lời ca vậy. Những bài bản được tác giả Viễn Châu sắp xếp thật hay, lối sang tác của ông rất đặc biệt, nghe rất lôi cuốn. Sau đó Thoại Khanh hát 2 câu vọng cổ, sau đó ca lại đoạn nhạc bán tơ và Châu Tuấn xuống xề khi hai người đã nhìn lại được nhau, chỉ nhìn lại được nhau khi Thoại Khanh dứt khúc nhạc bán tơ năm cũ. Tấn Tài lên câu vọng cổ:"Thoại Khanh ơi khúc nhạc bán tơ đã vọng đến người xưa qua cung đàn năm cũ, anh là Châu Tuấn bạc tình lang đang quỳ dưới chân người hiền phụ để nghe em nức nở gọi tên chồng..." Châu Tuấn đã nhận mình là bạng tình lang để tạ tội cùng vợ hiền, qua đó cho thấy lời văn đặc biệt và rất hay của tác giả. Ai cũng mừng và cũng tủi hận, thương cho người mẹ già và người vợ thủy chung, mọi việc được kể lại khiến Châu Tuấn càng thêm đau đớn. Không nỡ để vợ mình ra đi nên đã giữ người ở lại chốn cung vàng cùng sống mãi bên nhau. 3 Nghệ sĩ chính trên đã in bóng trong vở tuồng này, vở này tuy ngắn (chỉ 30 phút) nhưng rất thích, vừa ngắn gọn và đầy đủ.
Nếu nói hết thì còn rất nhiều, Thanh Hậu thì rất mê tuồng này, nghe rất nhiều mà không chán, hầu như từng câu ca từng lời nói trong tuồng đều thuộc hết tất cả, những bài ca bán tơ đi vào lòng người mộ điệu, khiến người nghe khó mà quên được. Góp phần không nhỏ là ban nhạc cổ, vở tuồng có tiếng đàn Nhị (thường là đàn Violon kéo) nghe não nề bi ai hòa cùng Ghita, Tranh và Kìm, nhờ đó khiến cho vở tuồng càng hay. Hiếm khi nghe được tuồng có đàn nhị như: Gió giao mùa, Cô gái đồ long, Hắc Sa thôn huyết hận, Nhất kiếm bá vương,.... Mời cả nhà cùng nghe: