Nhiều khi ngồi nghe nhiều tuồng cải lương trước 1975 mới cảm thấy và sự khẳng định của báo chí kịch trường ngày xưa phong cho NS Minh Chí là vua Xàng Xê thì quả không sai. Từ ngay những lớp cùng một lứa với ông cho đến các lớp NS vàng son không ai ca câu vào Xàng xê được nét đặng trưng của riêng ông. Bài Xàng Xê thấy vậy mà rất khó ca, nhất là câu vô đầu, phải vừa có khí thái, vừa đúng chữ đàn nữa. Đặc biệt là cách xuống chữ cũng ngọt ngào nữa, phải công nhận rất khó ca được, nghe nhiều tuồng và nhiều giọng ca thì sẽ cảm nhận được.
Trong nhiều vở tuồng ngày xưa thì hầu như nghệ sĩ nào cũng ca qua Xàng Xê trong rất nhiều vở tuồng khác nhau. Từ những lớp Tiên phong như: cô Ái Liên trong Tiếng Oanh Vàng, cô Ngọc Nuôi (còn rất nhỏ) trong Khói Lửa biên Thùy, chú Quang Phục trong Phất Cờ Độc Lập, Năm Nghĩa trong Tam Ban đổng Quý Phi, cô Ba Bến Tre trong Tiếng Đàn Trong Cung Thẳm,...
Cho đến lớp nghệ sĩ của thời hoàng kim như Phượng Liên, Lệ Thủy, Ngọc Giàu, Út Bạch Lan, Thanh Nga, Ngọc Hương, Mỹ Châu, Diệu Hiền... cùng Minh Cảnh, Minh Phụng, Minh Vương, Thành Được, Út Trà Ôn, Dũng Thanh Lâm, Thanh Tuấn, Hoàng Giang, Thanh Sang... mỗi nghệ sĩ đều có cách ca khác nhau. Nghệ sĩ Hề Minh có lối ca Xàng xê khá hài hước nhưng rất ấn tượng vì ông là NS hài nổi tiếng ngày xưa. Nhưng nghe qua nhiều NS, cảm nhận riêng của Thanh Hậu luôn thấy chú Minh Chí vân ca rất hay và lôi cuồn nhất. Không chỉ là bản Xàng Xê mà những bản có lối ca khó như Đảo Ngủ Cung, Nam Xuân,... cũng đều có sự khác biệt về cách ca rất thú vị của các nghệ sĩ như thế này. Ví dụ như những chuyển tone của câu 7 trong Đảo Ngủ Cung, có nhiều cô chú NS chuyển nghe thật khoái mà khiến mình cũng muốn bắt chước theo lối ca như vậy.
Qua đó thấy càng hâm mộ các bậc nghệ sĩ của ngày xưa. Ngày xưa chỉ thu chạy tuồng một lần, nếu thu trật phải trở dĩa lại, phải đến đoạn ngừng mới dừng lại. Phải đi qua những bản rất khó nhưng mấy cô chú ca chạy qua rất hay vì những bản đang là đoạn cao trào nên không ngừng lại thay dĩa được !