Chia sẻ bài hát
Nhúng diễn đàn
Lời Nhạc NMCV 10: Đường gươm Nguyên Bá
Đóng góp: MEM
Đường gươm Nguyên Bá

Tác giả: Hoa Phượng

Thành phần nghệ sĩ: Chí Tâm, Lê Tứ, Phạm Anh Chàng, Võ Minh Lâm, Ngọc Đợi, Cao Thúy Vy, Phùng Ngọc Bảy, Quốc Trầm... và nghệ sĩ hài Dũng Nhí.

Nghệ danh : Phùng Ngọc Bảy
Tên thật :
Năm sinh :
Thành tích nghệ thuật :
Cuộc thi Chuông vàng vọng cổ 2011 đã qua nhưng dư âm thì vẫn còn đối với từng thí sinh đoạt giải. Phùng Ngọc Bảy - đạt giải Chuông bạc, người con của quê huơng Cần Đuớc-Long An thật hạnh phúc trong đêm chung kết, nhưng đối với Bảy niềm vui trong giây phút quan trọng của cuộc đời đã không được trọn vẹn, vì hai người thân yêu nhất của anh không còn bên cạnh chia sẻ với anh.

Cha anh mất năm 2001 chỉ sau một đêm bạo bệnh, cũng vì quá thương nhớ chồng mà mẹ anh đã ra đi một năm sau đó vì bệnh tim. Vì vậy, sau đêm đoạt giải, Bảy chạy nhanh về nhà thắp hương báo công và xin cha mẹ phù hộ cho những dự định sắp tới của mình.

Trong gia cảnh Bảy là con thứ, Bảy có ba anh, hai chị và một em trai nhưng không ai theo con đường nghệ thuật. Ngọc Bảy đến với bộ môn nghệ thuật cải lương khá muộn (sinh năm 1977), tuy nhiên niềm đam mê thì đã có trong anh từ khi còn học phổ thông nhưng vì gia đình khó khăn mà anh đành gác mơ ước để đi làm phụ giúp gia đình. Bảy làm cho một công ty ở Hóc Môn TP.HCM được khoảng 6 năm sau đó về Bến Lức - Long An làm cho một công ty nước ngoài 4 năm. Cũng từ đây mà Ngọc Bảy bén duyên với cải lương. Trong một lần đi chơi cùng bạn bè, anh vô tình ngang qua Câu lạc bộ tài tử của huyện đang sinh hoạt hàng tháng. Thấy hay hay, anh không đi chơi nữa mà say sưa nghe các cô, chú đờn hát.Trong câu lạc bộ có một chị kêu Bảy tham gia và anh đã đồng ý ngay. Cũng từ đây Bảy đã quyết định thực hiện ước mơ khi sinh hoạt tại câu lạc bộ mặc dù vẫn đang đi làm.

Ngọc Bảy bắt đầu tham gia một số cuộcthi địa phương như: Tiếng hát đài phát thanh, Hội nông dân, Hội thanh niên và đạt được một số giải thưởng. Mặc dù các thành viên trong gia đình đều ủng hộ Bảy theo nghề nhưng vì thời gian hạn hẹp (ban ngày đi làm, đêm đi hát) nên gia đình gần như ngăn cản không cho anh theo nghề nữa. Do một lần vì sợ trễ hát, Bảy đã chạy xe rất nhanh trong đêm và bị tai nạn khá nặng, mất một thời gian dài Ngọc Bảy mới hồi phục. Sau đó vì tình yêu dành cho cải lương quá lớn Bảy đã rất vất vả để thuyết phục gia đình mới thuận ý cho anh đeo đuổi niềm đam mê sân khấu. Đến năm 2008 Ngọc Bảy quyết định nghỉ làm để lên Sài Gòn lập thân, mặc dù thu nhập đang rất khá. Năm 2009 anh tham gia cuộc thi Bông lúa vàng và đoạt giải 4. Sau đó Nhà hát Cải lương Trần Hữu trang tuyển diễn viên để đào tạo, Bảy là một trong những học viên được chọn khóa này và còn một năm nữa anh sẽ tốt nghiệp. Để có thành công ban đầu như hôm nay ngoài niềm đam mê và tinh thần cầu tiến, Bảy còn được sự giúp đỡ tận tình của một người cha nuôi đó là ông Phạm Văn Xiết (Phạm Xiếu) một doanh nhân thành đạt ở Sài Gòn và cũng là người con của Cần Đước. ông rất đam mê cải lương và sáng tác rất nhiều bài ca cổ về cha, mẹ, quê hương...

Trong một lần ông về tham gia CLB tài tử của huyện, ông gặp Bảy, biết hoàn cảnh của anh, ông nhận Bảy làm con nuôi. Từ đó, ông đã hổ trợ rất nhiều cho Bảy trong lĩnh vực nghệ thuật. Ông viết khá nhiều bài ca cổ cho Bảy hát như: Cuộc đời của mẹ, Xuân về đất mẹ, Thăm lại ngọn đồi... Bản thân đi lên từ gian khó được cha mẹ hy sinh tất cả để ông có được ngày hôm nay, nên những lời ca của ông luôn chất chứa tình cảm yêu thương cha, mẹ. Sắp tới Đài Truyền hình Long An sẽ quay một số bài ca cổ của ông, trong đó Ngọc Bảy sẽ song ca cùng NSUT Phượng Loan, NSUT Kim Tử Long, NSUT Trọng Hữu, Lê Tứ. Khi được hỏi nếu bây giờ cho Bảy một thành công ở lĩnh vực khác nhiều hơn cải lương hiện tại thì Bảy nghĩ sao? Ngọc Bảy không ngần ngại trả lời: Đối với Bảy bây giờ cải lương là tất cả trong tim, không gì có thể thay thế được.
Nghệ sĩ diễn chung với Phùng Ngọc Bảy
Võ Minh LâmChí TâmLê TứAnh ChàngDũng NhíCao Thúy VyNgọc Đợi

Hiện tại chưa có ai bình luận !