Chia sẻ bài hát
Nhúng diễn đàn
Lời Nhạc Tô Hiến Thành xử án 2-2
Đang cập nhật lời nhạc

Nghệ danh : Kiều Hoa
Tên thật : Khưu Thị Bông
Năm sinh : 1950
Thành tích nghệ thuật :
Kiều Hoa (1950-2008) tên thật Khưu Thị Bông, sanh năm 1950 (Canh Dần), tại thị xã Cà Mau, trong một gia đình ngươi Tiều gồm có bảy anh chị em. Kiều Hoa thứ ba, chị còn có một em gái từng là nghệ sĩ khá nổi tiếng, hát chánh nhiều sân khấu là nghệ sĩ kiều Lan (vợ của tác giả - nhà báo Thạch Tuyền). Một người em trai là tác giả Chí Mai, chuyên viết kịch hài cho các hãng sản xuất video. Ba Kiều Hoa là người chụm lửa, đốt lò chạy tàu thủy, từ đất liền ra Côn Đảo. Từ nhỏ, bé Bông đã theo gia đình ra ở Côn Đảo, thấy cô bé có giọng ca hay, một sốt nhân biết đòn ca tài tư đã dạy cho cô ca hát, trong đó có soạn giả Kiên Tâm, người ở tỉnh Vĩnh Long, là tù chính trị bị đày ra Côn Đảo. Chính ông là người thầy đầu tiên dạy cho bé Bông biết thế nào là hò, xự, xang, xê, cống.

Sau này, gia đình chị dọn lên ở hẳn Sài Gòn, hồi nhỏ, chị rất mê giọng hát của nữ nghệ sĩ Thanh Hương. Biết được nhạc sĩ ÚT Trong có mở lò dạy, chị đã đến học thêm. Năm 1963, chị bắt đầu theo nghề hát. Sân khấu đầu tiên là đoàn cải lương Kinh Đô (Hoài Dung - Hoài Mỹ), chuyên hát những vai đào con, chị lấy nghệ danh là Kiều Bông, soạn giả Điêu Huyền sửa lại là Kiều Hoa. Chị đã trải qua các đoàn hát: Tuấn Kiệt, đoàn Trăng Mùa Thu, Sao Ngàn Phương. Kiều Hoa bắt đầu hát vai chánh từ năm 17 tuổi, ở đoàn Sao Ngàn Phương, kép chánh thời đó là Hữu Lợi, tại đây, Kiều Hoa đã gặp tác giả Hoài Nhân, là giám đốc kỹ thuật của đoàn, sau này trở thành ông bầu lập nên hai đoàn cải lương Sao Ngàn Phương l và 2, một thời nôi tiếng. Kiều Hoa và Hoài Nhân có gần 30 năm gắn bó. Sau này vì nhiều lý do riêng, họ đã chia tay từ năm 1995. Họ có hai đứa con, một trai là Vĩnh Thuyên, sinh năm 1970, làm quản lý cho nhiều ca sĩ, con gái là Như Quỳnh sinh năm 1974, tuổi dần (ẩn tuổi mẹ).

Giọng đồng và sở trường hát đào võ
Kiều Hoa có giọng ca ngọt ngào, âm vực rộng, (chất giọng kim), khỏe, có một chút âm hưởng Lệ Thủy, lại thêm một chút âm hưởng Phượng Liên, nhưng vẫn giữ được nét riêng của mình, được liệt vào hàng những giọng ca hay của sân khấu cải lương.

Nghệ sĩ Thanh Hằng là đàn em từng hát chung đoàn với Kiều Hoa, đã ít nhiều chịu ảnh hưởng giọng ca của đàn chị. Kiều Hoa rất thích giọng ca của Thanh Hằng. Sở trường hát những vai đào võ, thể hiện tính cách mạnh mẽ, giống như con nuôi thật ngoài đời của chị. Là người có bản tính ngay thẳng, nam tính nhiều hơn nữ tính, rất dễ hòa đồng với mọi người, quan hệ với các đồng nghiệp nam như mình là con trai.

Đoàn Sao Ngàn Phương là sự nghiệp chung của Hoài Nhân, Kiều Hoa, cả gia đình chị là thành viên của đoàn. Sau năm 1975, đoàn đổi tên thành Sông Bé 3, rồi Tiếng hát Kiều Hoa cho đến năm 1994 thì ngưng hoạt động hắn. Đó chính là mái ấm của gia đình chị, có lẽ vì cái nghiệp làm bầu, cả thời vàng son của mình, Kiều Hoa đã dốc hết sức vun bồi cho Sao Ngàn Phương, Sông Bé 3, Tiếng hát Kiều Hoa... Chị đã từng tạo được nhà cửa khang trang, xe hơi lộng lẫy được sự tôn trọng của đồng nghiệp, sự yêu mến của khán giả khắp mọi miền đất nước. Nhưng theo quy luật khắc nghiệt của vòng đời, lúc thịnh lúc suy, bao nhiêu của cải, tài sản có được, chị đã đầu tư vào đoàn hát trong những năm khó khăn sau này, đã làm cho chị trắng tay. Thời gian sau này, chị phải lặn lội đi hát rong, mở quán nghệ sĩ, hùn mở quán ăn, vật lộn với cuộc sống. Đồng nghiệp có người an ủi chị: con gái tuổi Dần cao số, nên cả đời cứ phải vất vả, long đong. Kiều Hoa không kém tài nhưng vì cứ mãi lưu diễn theo đoàn nhà đi tỉnh nhiều nên trước năm 1975, giọng ca Kiều Hoa ít được phổ biến trên phát thanh, truyền hình, nhất là các băng dĩa nhạc của các hãng nổi tiếng.

Chỉ sau năm 1975, giọng ca của Kiều Hoa mới được xuất hiện thường xuyên trên sóng phát thanh, trên các hãng băng dĩa. Chị đã từng nổi tiếng với bài ca Lan Trắng của tác giả Thanh Hiền đã được hãng băng dĩa Sài Gòn Audio phát hành rộng rãi. Nhiều nữ nghệ sĩ nổi tiếng đã từng hát bài này, duy chỉ có Kiều Hoa hát hay nhất, thể hiện đúng nội tâm nhân vật, đúng ý đồ tác giả gởi gấm qua bốn câu vọng cổ. Khoảng thập niên 90, là thời kỳ cực thịnh cửa hãng băng dĩa nhạc vafaco cũng chính là thời điểm mà Kiều Hoa được mời thu nhiều vai chánh nhất trong suốt quá trình đi hát của mình. Những vở tuồng: Độc thủ Đại Hiệp, Lời thề trước miễu, Phấn hương đoạt nhãn và trên 30 vở cải lương khác của Vafaco do Kiều Hoa đóng chánh thật xuất sắc, cùng với những giọng ca vàng của sân khấu cải lương như: Minh Phụng, Minh Vương, Thanh Tuấn, Hoài Thanh, Châu Thanh, Vũ Linh, Linh Vương, Bảo Quốc, Bảo Chung, Duy Phương... Đĩa bán rất chạy, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng khán giả mộ điệu cải lương, cho đến hôm nay vẫn còn tái bản trên CD. Kiều Hoa là một trong nhũng nghệ sĩ đầu tiên thu video cải lương trong vở tuồng San Hậu của soạn giả Quy Sắc, hợp tác với ông Lương Hoành mở ra hướng phát triển cải lương video sau này. Kiều Hoa cũng là nghệ sĩ tỉnh duy nhất đoạt giải AI toàn quốc (Huy chương vàng) năm 1983, cùng với các tài danh sân khấu đương thời như Minh Vương, Lệ Thủy. Sau khi cho đoàn Tiếng hát Kiều Hoa ngưng hoạt động năm 1994, chị về cộng tác với đoàn Văn Công Thành Phố, hát chung với Minh Phụng nhiều vở tuồng hay, xuất sắc nhất trong vai ngưòi vợ giả trai trong vở Chiếc bóng và nỗi oan tình của tác giả Doãn Hoàng Giang - Lê Duy Hạnh. Sau đó một thời gian, chị từ giã hắn sân khấu chuyên nghiệp, về nhà hợp cùng với các nghệ sĩ Minh Tiến, Chí Hái,... tổ chức đi hát show lẻ, mọi nguội gặp một Kiều Hoa rất bụi, ca hát xả láng với anh em, ăn to nói lỏn, vui là cười ha hả. Sau đó, Kiều Hoa mở quán nghệ sĩ, lúc đầu làm ăn kha khá, về sau lỗ lã, vài lần thay đổi.

Điều rất đáng quý ở Kiều Hoa, lúc huy hoàng làm chủ hay lúc thất cơ lỡ vận vẫn giữ được sự chan hòa, gần gũi với bạn bè đồng nghiệp, nhất là với các lớp nghệ sĩ đàn em, họ rất yêu quý một đàn chị tài năng mà giản dị.

Năm 2007, Kiều Hoa xuất hiện một lớp ngắn trong vai Như Liên (con gái giả trai), trong vở Đưa em về quê mẹ của tác gia Hoàng Ngọc Ẩn, giúp nghệ sĩ Vũ Minh Vương có tiền trị bệnh. Vẫn còn đó một Kiều Hoa đầy phong độ, đồng nghiệp, khán giả khá bất ngờ trước tài ca diễn của chị. Chị đã thu được album mới nhất của mình trong năm 2007 và đang chuẩn bị cho một chuyến lưu diễn nước ngoài.

Chị bất ngờ ra đi ngày 31 tháng l năm 2008, tức ngày 24 tháng chạp năm Đinh Hợi, còn đúng một tuần nữa là tới Tết Mậu Tý bởi căn bệnh ung thư quái ác. Nhiều đồng nghiệp thương tiếc chị, không ai nghĩ Kiều Hoa vĩnh viễn ra đi về cõi vĩnh hằng. Sin ký tử qui là lẽ đương nhiên của con người nhưng chị đi nhanh quá để lại bao niềm thương tiếc. Bài viết này góp thêm một thông tin nhỏ về sự nghiệp và cuộc đời của nghệ sĩ Kiều Hoa, như một nén hương thắp cho chị. Trân trọng gởi đến những ai vẫn còn yêu quý chị Kiều Hoa, một giọng ca vàng của sân khấu cải lương đã vĩnh viễn im tiếng trong giấc ngủ ngàn thu. Cả cuộc đời chị Kiều Hoa như cánh chim trên biển, luôn đương đầu cùng sóng gió, hiến mình cho sự nghiệp ca hát, làm tròn trách nhiệm một người con, một người chị, một người mẹ trong gia đình.
Nghệ sĩ diễn chung với Kiều Hoa
Hồng NgaKim NgọcThanh SangBạch LêHoài ThanhĐức Minh

Hiện tại chưa có ai bình luận !