Nghệ sĩ: Hai Thơm | Năm Vĩnh | Nguyễn Vĩnh Bảo | Soạn giả: Đang cập nhật | Ðóng góp: huongxua | Lượt nghe: 616 | 128.01371736678K
Chia sẻ bài hát
Nhúng diễn đàn
Lời Nhạc Đảo Ngũ Cung
Đóng góp: huongxua
Đảo Ngũ Cung ( 20 câu) | Do các danh cầm Nhạc sư. Nguyễn Vĩnh Bảo (tranh) - Nhạc sĩ Năm Vĩnh (kìm) - Nhạc sĩ Hai Thơm (violon) hòa tấu.

Nghệ danh : Năm Vĩnh
Tên thật : Võ Hữu Vĩnh
Năm sinh : 1918
Thành tích nghệ thuật :
NSƯT Năm Vĩnh - Sáng chế dây hò năm trứ danh

NSƯT Năm Vĩnh (1918-2005) tên thật là Võ Hữu Vĩnh, là con trai duy nhất trong một gia đình nông dân tại làng Long Trị nay thuộc thị xã Long Mỹ, hơn 70 năm làm nghề (1935-2005), có 49 năm đi đờn cho 30 gánh hát; cộng tác khoảng 10 hãng đĩa; đã đờn trên 200 tuồng trên sân khấu và thu đĩa, băng; truyền nghề trên 500 người.

Nhắc đến NSƯT Năm Vĩnh, trong giới tài tử nhớ ông thuận tay trái và có tiếng đờn độc đáo, khi bổng, lúc trầm và đặc biệt đã sáng chế dây hò năm, bậc cao nhất của cây đờn kìm. Người đờn chọn bậc tùy theo làn hơi cao thấp của người ca theo 5 cung (hò, xự, xang, xê, cống). Dây hò năm còn gọi là dây hát bội để kép ca và thời của ông, chỉ phù hợp với giọng hát của danh ca Út Trà Ôn qua bài “Thái sư Văn Trọng”, một giọng ca đạt đến hàng đệ nhất, còn nghệ sĩ bình thường ít ai dám chọn. Sự sáng tạo độc đáo này đã mở ra cho cải lương thêm sự phong phú, mới lạ, mà theo nhiều nghệ sĩ lão thành như Bạch Huệ, Ba Tu…, lúc sinh thời cũng đã chia sẻ: Sau NSƯT Năm Vĩnh, chưa có ai đờn được như ông.

Sáng chế dây hò năm là đỉnh cao trong sự nghiệp của ông, nhưng vẫn chưa hết tài nghệ của người con miền đất Hậu Giang này. Ông còn sáng tạo lối đờn cải lương trên cây đờn Hạ uy di, một nhạc cụ có nguồn gốc từ phương Tây. Đến bây giờ, lối đờn này vẫn được nhiều nghệ nhân đờn trên sân khấu cải lương hoặc các ban nhạc tài tử thể hiện. Đây là cống hiến đáng trân quý của nghệ sĩ, góp phần khẳng định nghệ thuật cải lương phải được làm mới, để phát triển và nâng cao. Trong nghệ thuật sân khấu, người ta thường quan tâm đến đào kép, ít ai biết đến hai người thầy, quyết định cho sự thành công của người ca, làm cho nghệ thuật ca diễn của họ được thăng hoa, đó là thầy tuồng và thầy đờn. Với ngón đờn đỉnh cao của mình, ông đã góp phần đưa giúp các giọng ca tên tuổi như Út Trà Ôn, Hữu Phước, Thành Được, Hoàng Giang, Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Phượng Liên, Lệ Thủy…, bước lên đài vinh quang, sống trong lòng của người mộ điệu.

Trong mắt của người thân, học trò của hai nhân vật trên, họ nể phục tài năng, cảm phục cách sống, cách đối nhân, xử thế của người thầy đáng kính… Nhà thơ Hoàng Ngọc (Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hậu Giang): “Tôi gọi NSƯT Năm Vĩnh bằng cậu. Hồi tôi còn nhỏ, cậu ưa về đờn mỗi khi có gánh hát về. Trẻ con chúng tôi được mẹ cho đi xem hát, mỏi mắt dò tìm có cái tên Năm Vĩnh để khoe với chúng bạn là “Cậu mình đó”. Sau này, cậu về Sài Gòn sống nên ít cơ hội gặp. Tôi cũng theo nghệ thuật và cảm thấy tự hào vì mình được là cháu của người nghệ sĩ tài hoa”.

Thừa hưởng trọn vẹn niềm đam mê nghệ thuật từ cha, kể cả lối đờn kìm bằng tay trái độc đáo, nhạc sĩ Thái An, hiện sinh sống và hoạt động âm nhạc tại Thành phố Hồ Chí Minh, xúc động khi có người muốn tìm hiểu về cha mình - NSƯT Năm Vĩnh. Ông nói: “Sinh thời, cha tôi là người ít nói, nhưng giàu tình cảm, sống nhẹ nhàng với người thân trong gia đình, nhiệt thành với bằng hữu. Trong âm nhạc, ông dạy tôi phải sống đúng với 4 điều: Đam mê luyện tập, sáng tạo; không kiêu ngạo, không ganh tị. Cái tâm của người làm nghệ thuật ngoài luyện tập tay nghề, còn phải sống chân thật, bao dung với đồng nghiệp”.
Nghệ sĩ diễn chung với Năm Vĩnh
Hai ThơmNguyễn Vĩnh Bảo

Hiện tại chưa có ai bình luận !