Tin tức
Hình ảnh
Diễn đàn
Đăng kí
Đăng nhập


Tài khoản
Mật khẩu

Chào mừng bạn đến với Cải lương Số !
Hãy nhanh tay đăng nhập để chia sẻ lờica tiếng hát hoặc các vở cải lương hay với bạn bè đồng điệu !
Upload nhạc để cùng chia sẻ với mọi người
Tên bài hát
Nghệ sĩ
    Soạn giả
      Thể loại
      Chọn files...
      • Home
      • Diễn đàn
      • SÂN KHẤU GẦN XA
      • Tin tức làng nghệ
      • Xây nhà hát cải lương, chưa đủ!

      Chủ đề: Xây nhà hát cải lương, chưa đủ!

      1. Hai Lua
        Avatar của Hai Lua
        Nhà hát sẽ chỉ là rạp hát nếu không có một chiến lược phát triển đồng bộ cho bộ môn nghệ thuật đang khó khăn này

        Nếu sớm khởi công trong năm nay, chỉ sau 2 năm xây dựng, Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Cải lương TPHCM sẽ đi vào hoạt động. Điều đáng quan tâm hiện nay của người trong giới cũng như công chúng mộ điệu là khi đã có nhà hát rồi, nghệ thuật cải lương có khởi sắc hay không?



        Sẽ làm gì khi nhà hát xây xong?


        Theo thiết kế, Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Cải lương TPHCM sẽ là nhà hát hiện đại với nhiều sân khấu biểu diễn lớn, nhỏ, được trang bị phương tiện kỹ thuật biểu diễn hiện đại. Nhà hát hiện đại cần có đối tượng khán giả tương ứng và những chương trình, vở diễn nghệ thuật thích ứng với công nghệ và phong cách phục vụ hiện đại, văn minh, tạo thành một thể thống nhất.




        Một cảnh trong vở Kim Vân Kiều từng được dàn dựng hoành tráng tại Nhà Thi đấu Quân khu 7

        Nếu không có chiến lược để tạo thế chủ động trong tổ chức và biểu diễn với những vở diễn vừa bảo đảm doanh thu vừa có chất lượng nghệ thuật, đặt nghệ thuật ca diễn mang tính đặc thù của bộ môn này lên hàng đầu thì Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Cải lương TPHCM khi được xây dựng xong sẽ chẳng có ý nghĩa gì hoặc sẽ trở thành nơi cho thuê điểm diễn như những nhà hát đang có hiện nay.


        Băn khoăn về điều này, NSƯT - đạo diễn Trần Ngọc Giàu phát biểu: “Phải hiểu rõ chức năng của một nhà hát chuyên môn khác với một rạp hát cho thuê. Nhà hát sở hữu sân khấu đúng chuẩn để biểu diễn phải có kế hoạch tổ chức dàn dựng kịch bản mang tầm đỉnh cao, phục vụ cho cộng đồng đúng với vai trò, chức năng mà Nhà nước đã giao phó.

        Còn đối với một nhà hát chỉ để cho thuê điểm diễn thì chỉ cần đạt mức doanh thu theo chỉ tiêu kế hoạch, nộp đủ thuế là hoàn thành nhiệm vụ. Nếu đầu tư nhà hát để làm chức năng rạp hát sẽ gây mất niềm tin nơi công chúng và cả nghệ sĩ. Để nhà hát hoạt động đúng định hướng, phải có một chiến lược tổ chức hoạt động được triển khai ngay từ bây giờ. Thời gian 2, 3 năm không phải là dài, khi trung tâm này đi vào hoạt động rất cần những tác phẩm đỉnh cao đúng tầm”.



        NSƯT Minh Vương góp thêm ý kiến: “Có nhà hát mới, các thế hệ nghệ sĩ sẽ phấn khởi vì có nơi làm nghề đàng hoàng. Tôi cho rằng bên cạnh ba đơn vị của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang là đoàn 1, 2 và đoàn Thắp sáng Niềm tin, Trung tâm Nghệ thuật Biểu diễn Cải lương TPHCM cũng cần mở rộng cửa cho các nhóm xã hội hóa tham gia, theo kế hoạch và theo sự định hướng chung của nhà hát. Không thể để mạnh ai nấy làm, đủ thứ kiểu mà không hiệu quả”.



        Cần chiến lược phát triển


        Từ đầu năm đến nay, số lượng live show của các nghệ sĩ cải lương được tổ chức nhiều hơn hẳn các năm trước. Trong khi đó, số lượng vở diễn lại xuất hiện khá khiêm tốn, nếu không muốn nói chỉ có vở Đả chiến phá sông Ngân là vở mới, còn lại đều là kịch bản cũ được dựng lại. Chiến lược phát triển của sân khấu cải lương khi có một ngôi nhà mới chẳng lẽ chỉ là những live show ăn mòn trên hào quang cũ hoặc một vài vở diễn ra mắt vài ba suất rồi cất vào kho.

        Do vậy, rất cần một chiến lược chuẩn bị cho sự ra đời của Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Cải lương TPHCM, ở đó quy tụ nhiều tác giả, đạo diễn, nhà tổ chức có tâm huyết để cùng với Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM hoạch định hướng đi mới cho sự phát triển của hai bộ môn nghệ thuật được xem là vốn quý của dân tộc.



        Soạn giả Hoàng Song Việt chia sẻ: “Mang tính đặc thù, nghệ thuật cải lương muốn thăng hoa, nghệ sĩ muốn được tỏa sáng chỉ bằng cách tham gia vở diễn mới, chứ không phải làm các live show, trích đoạn, đem những hào quang cũ ra để làm nghề. Thực tế cho thấy, các nghệ sĩ được thường xuyên đóng trọn nhiều vai diễn trong những vở tuồng thì giọng ca sẽ mượt mà và kỹ thuật biểu diễn cũng điêu luyện hơn”.


        Trên thực tế, sân khấu cải lương đang đi vào bế tắc. Sau 2 lần thể nghiệm đưa cải lương ra sân khấu quảng trường với vở Kim Vân Kiều và Chiếc áo thiên nga, quy tụ nhiều tài năng từ nhiều bộ môn nghệ thuật như cải lương, ca nhạc, âm nhạc thính phòng, ba lê..., Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang quyết định đưa cải lương quay về với những kịch bản thuần Việt, ít tốn kém kinh phí đầu tư hơn.

        Dù vậy, với vở Đả chiến phá sông Ngân, ra mắt khán giả trong dịp Tết vừa qua, chỉ diễn 4 suất rồi cất vào kho, đến nay chưa thấy Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang lên lịch tái diễn. Lý do là vì khó quy tụ lực lượng ngôi sao, trong khi thù lao cho một suất diễn chỉ vài ba trăm ngàn đồng.



        Tác giả Lê Duy Hạnh, Chủ tịch Hội Sân khấu TPHCM, cho rằng: “Theo tôi, không phải đợi đến việc Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Cải lương TPHCM ra đời mới thăm dò thị hiếu người xem, để lắng nghe nhu cầu của khán giả, “bán” cái mà khán giả cần! Không động não, thiếu chiến lược là tự gặm nhấm chính cái đuôi của mình”.

        Bài và ảnh: Thanh Hiệp



        Vẫn chưa giải phóng mặt bằng rạp Hưng Đạo




        Chiều 13-4, đại diện lãnh đạo Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang đã có cuộc họp với UBND quận 1 về việc giải phóng mặt bằng rạp Hưng Đạo, theo công văn yêu cầu của Văn phòng UBND TPHCM, sau loạt bài “Những dự án nhà hát trên giấy” của Báo Người Lao Động (số ra từ ngày 18-3).


        Công văn của Văn phòng UBND TPHCM truyền đạt ý kiến chỉ đạo của ông Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM, yêu cầu sau 15 ngày phải giải quyết dứt điểm việc bồi thường, di dời hộ bà Trần Ngọc Thương, hiện đang lưu trú trong khuôn viên rạp hát Hưng Đạo.

        Tuy nhiên, đến thời điểm này, đã qua 15 ngày, ông Phan Quốc Hùng, Giám đốc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, cho biết UBND quận 1, đơn vị có thẩm quyền quyết định việc giải tỏa, vẫn chưa có biện pháp gì để giải quyết tình trạng hiện tại. Bà Thương vẫn chưa chấp nhận mức đền bù giải tỏa mà dự án đã đưa ra. Căn phòng 12 m2 gia đình bà Thương đang sử dụng được cho thuê, chuyển nhượng từ năm 1998 đến nay.


        “Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài, chúng tôi sẽ làm đơn kiến nghị lên UBND TPHCM. Chúng tôi mong muốn việc này có thể nhanh chóng được giải quyết, trả mặt bằng lại cho nhà hát để triển khai xây dựng công trình Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Cải lương TPHCM” – ông Phan Quốc Hùng bức xúc.


        T.Quyên
        Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn 23-04-2011 10:13 AM  

      2. The Following 4 Users Say Thank You to Hai Lua For This Useful Post:


      « Chủ đề trước | Chủ đề tiếp theo »
      ANH EM CHANNEL




      • Giới thiệu
      • Điều khoản sử dụng
      • Liên hệ quảng cáo
      • Góp ý
      Copyright©2012 Cải lương Số
      Đơn vị chủ quản: CLB YÊU CỔ NHẠC ANH EM