Tin tức
Hình ảnh
Diễn đàn
Đăng kí
Đăng nhập


Tài khoản
Mật khẩu

Chào mừng bạn đến với Cải lương Số !
Hãy nhanh tay đăng nhập để chia sẻ lờica tiếng hát hoặc các vở cải lương hay với bạn bè đồng điệu !
Upload nhạc để cùng chia sẻ với mọi người
Tên bài hát
Nghệ sĩ
    Soạn giả
      Thể loại
      Chọn files...
      • Home
      • Diễn đàn
      • SÂN KHẤU GẦN XA
      • Tin tức làng nghệ
      • NS Thanh Liêm: Một kiếp phong trần

      Chủ đề: NS Thanh Liêm: Một kiếp phong trần

      1. YEUCAILUONG
        Avatar của YEUCAILUONG
        NS Thanh Liêm: Một kiếp phong trần


        NGÀY XƯA ẤY…Sài Gòn năm 1964 có ông bầu đoàn hát cải lương tên là Quý Lợi, quê gốc ở Bình Minh - tỉnh Vĩnh Long, về mở lớp đờn ca bài bản Cải lương trong một con hẻm nhỏ. Sau nhiều năm làm bầu gánh hát'' thua lỗ , đành phải dẹp gánh chuyển nghề khác sinh sống, nhưng máu nghề trong tim vẫn nồng nhiệt trào dâng.

        Thế là dạy học trò, đào tạo lớp trẻ vừa được vui với nghề, nếu may, trong số học trò của mình thành danh, xem như trả được ơn Tổ và mình cũng được thơm lây Trong số học trò, ông Quý Lợi chú ý tới hai anh em, người anh tên Nguyễn Phục Hưng, sinh năm 1948, (nghệ sĩ Hiếu Liêm), người em tên Nguyễn Hiếu Liêm, sinh năm 1950 (nghệ sĩ thanh Liêm).

        Hai anh em đều ca hay, nhưng giọng ca người em trong trẻo hơn, có lối ca rất lạ, không giống ai, lại rất sáng dạ trong vòng có hai ngày đã rành nhịp 6 câu vọng cổ. Học được một tháng thì rành ca một số bài bản cải lương. Thấy đám học trò kha khá, ông Quý Lợi tiếp tục nghiệp làm bầu, lập ra đoàn CL Thiếu Niên, vậy là người em được chọn hát kép chánh với nghệ danh Hiếu Liêm, người anh thì hát dàn bao, lấy nghệ danh là Kỳ Phùng, Hai anh em đi hát với thầy được khoảng sáu tháng thì ông Quý Lợi bị xe đụng, tai nạn đã khiến ông phải dẹp đoàn hát giữa chừng, từ bỏ luôn nghiệp làm bầu. Cùng thời gian này, người em Nguyễn Hiếu Liêm bị bể tiếng, từ thiếu niên chuyển qua thanh niên. Đến năm 16 tuổi, Nguyễn Hiếu Liêm có giọng ca trong trẻo, cao vút, nhiều triển vọng, được mời về đoàn Thanh Bình - Kim Mai của ông bầu Huỳnh Ba (thân phụ của nghệ sĩ Bạch Mai, Thanh Bạch), cùng hát với Hà Bửu Tân (lúc ấy nghệ danh là Tấn Bửu), Đức Lợi, Kim Mai (một nghệ danh khác của Bạch Mai), Ngọc Đáng.

        ĐỔI NGHỆ DANH CHO ANH

        Thấy anh trai mình đặt nghệ danh Kỳ Phùng nghe có vẻ không hay nên Nguyễn Hiếu Liêm mới lấy tên của mình tặng cho anh trai, còn mình thì đổi nghệ danh thành Thanh Liêm (khoảng năm 1966), kể từ đó có hai anh em Hiếu Liêm, Thanh Liêm có mặt trên nhiều sân khấu. Sau khi rời đoàn Thanh Bình – Kim Mai, Thanh Liêm được ông bầu Phương Hù ng củ a đoàn Hương Hoa Lan mới về ký contract hát kép chánh, cùng hát chung với thần đồng Hữu Đức, một danh ca trẻ thời ấy, Vương Minh Lâm, rồi NS Thanh Tuấn về đoàn cùng hát với Thanh Liêm, lúc này Thanh Tuấn cũng lấy nghệ danh là Thanh Liêm, hai người trùng nghệ danh lại cù ng chung sân khấu nên Thanh Tuấn mới bỏ nghệ danh Thanh Liêm đổi lại là Hoài Trúc Linh. Sau này khi về cộng tác với đoàn Hương Mùa Thu, Hoài Trúc Linh mới đổi lại là Thanh Tuấn cho đến ngày nay.

        NHƯ DIỀU GẶP GIÓ


        Mấy năm sau đó Thanh Liêm trở thành một giọng ca vàng trên các sân khấu tỉnh. Soạn giả Trương Vũ (thân phụ NS Cẩm Thu) đã mời Thanh Liêm về hát chánh cho đoàn Mây Tần của ông, lúc bấy giờ khán giả miền Trung tặng cho Thanh Liêm biệt danh Hoàng tử miền Trung. Năm 1972, Thanh Liêm được mời về đoàn Tân Thủ Đô - Tấn Tài (đoàn 1), hát chia vai với Hoàng đế dĩa nhựa. Được sáu tháng, Thanh Liêm chuyển qua đoàn 2 (Tân Thủ Đô Như Ngọc) để hát thay cho Hà Bửu Tân đang bị bệnh, phải chuyển về đoàn 1 dưỡng bệnh. Cùng hát với các Diệp Tuyết Anh, Tân Mỹ Châu (NS Mộng Nghi, người có giọng ca rất giống NS Mỹ Châu, từng được soạn giả Viễn Châu lăng-xê trên các hãng dĩa, sau này chị về quê không còn hoạt động nghề hát nứa). Sau này, có thêm Kim Ngọc và Hồng Nga về.

        Khi NS Quốc trầm, Phương Dung lập đoàn Du Sĩ Ca (1974), đoàn đang lưu diễn thì NS Đức Lợi bị bắt quân dịch, Thanh Liêm được đoàn mời hát thay Đức Lợi. Cho đến sau 30/4, Thanh Liêm về cộng tác với đoàn Hương Mùa Thu được đứng chung với các NS nổi tiếng như Ngọc Hương, Minh Cảnh, Minh Phụng, Út Hiền, Phương Thanh, Hoài Thanh... với tài phù thủy của mình, soạn giả Thu An đã lăng-xê Hiếu Liêm thành một danh hài, hát độc lẳng thuộc hàng xuất sắc. Còn Thanh Liêm, chỉ một vai Mã Bình trong vở Gánh cỏ sông Hàn, anh đã có một vai ca diễn xuất sắc, để đời, đây là vai diễn hay nhất của Thanh Liêm ở đoàn Hương Mùa Thu. Với gương mặt sáng đẹp và giọng ca lạ, lối sắp nhịp độc đáo, hằng đêm, cứ mỗi lần Mã Bình - Thanh Liêm vô vọng cổ, hay dứt câu đều được khán giả vỗ tay khen thưởng, dù hát chung với Minh Cảnh, Minh Phụng hay Út Hiề n, Hoài Thanh, Thanh Liêm không hề bị những giọng ca thượng thặng, tên tuổi ấy che lấp, trái lại, chính giọng ca lạ, hay của Thanh Liêm đã làm ngây ngất những khán giả yêu mến đoàn Hương Mùa Thu. Trong suốt một thời gian rất dài, nhiều nam nghệ sĩ tài danh của đoàn Hương Mùa Thu rời đoàn, Thanh Liêm trở thành nghệ sĩ chủ chốt gồng gánh đoàn qua cơn thiếu hụt lực lượng. Bên cạnh những nghệ sĩ trẻ, anh vẫn luôn bật sáng, ngoài nghệ thuật ca diễn tràn đầy phong độ, Thanh Liêm còn là một nghệ sĩ đàn anh rất tốt với các nghệ sĩ trẻ từ đoàn tỉnh về cộng tác với đoàn Hương Mùa Thu, anh sẵn sàng nhường vai, chỉ dẫn tận tình, giúp họ sớm hòa nhập với sinh hoạt của đoàn Hương Mùa Thu. NS Khánh Tuấn là một đàn em có thời gian cộng tác với đoàn Hương Mùa Thu đã được Thanh Liêm tận tình dìu dắt, phong cách hát của Khánh Tuấn ảnh hướng phong cách của Thanh Liêm. Giữa họ cho đến hôm nay, mối quan hệ anh em, thầy trò vẫn sâu đậm, khăng khít như thuớ nào. Khánh Tuấn luôn kính trọng người đàn anh đã hết lòng với mình, còn Thanh Liêm vẫn luôn yêu quý thằng em sáng dạ, biết phát huy năng khiếu của mình và sống có chung có thủy.

        HỌA VÔ ĐƠN CHÍ

        Giữa lúc nghề nghiệp đang độ vững vàng, Thanh Liêm bị viêm amidan, phải cắt bỏ. Sau phẫu thuật (1982) giọng ca hay của Thanh Liêm đã giảm sút rất nhiều, anh rời đoàn Hương Mùa Thu đi đoàn An Giang - Khánh Hồng, về thế vai cho Vũ Linh đã rời đoàn, hát chung với Ngọc Đáng, Thanh Hằng. Tiếp đến là đoàn Long An, đoàn Tây Ninh 3, mỗi đoàn, Thanh Liêm đều có những vai diễn ấn tượng, khi rời đoàn luôn được nhắc nhở, thể hiện bản lĩnh nghề nghiệp của một nghệ sĩ trẻ có nhiều năm kinh nghiệm trên sân khấu. Giọng ca Thanh Liêm giảm dần, anh không đi hát tăng cường cho các đoàn tỉnh nữa, chính thức về cộng tác với đoàn Phước Chung. Lúc này, từ kép ca anh chuyển sang hát những vai độc, lẳng, vai tính cách. Lớp khán giả sau này chỉ biết Thanh Liêm qua các vai độc, lẳng. Còn trong giới, những nghệ sĩ lớn tuổi, những khán giảcải lương từ thập niên 90 trở về trước đều nhớ rõ Thanh Liêm là một giọng ca hay, có đẳng cấp, những vai diễn của anh vẫn được mọi người ghi nhớ, nhất là trong vở Gánh cỏ sông Hàn của đoàn Hương Mùa Thu, khán giả vẫn nhớ một Mã Bình với lối diễn lẳng duyên dáng.

        Dấu ấn của Thanh Liêm ở vai diễn này là cách vô vọng cổ độc đáo, lạng bẻ rất điêu luyện, chính chắn và lối sắp nhịp thuộc hàng cao thủ.
        Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn 24-09-2010 11:33 PM  

      2. The Following 2 Users Say Thank You to YEUCAILUONG For This Useful Post:


      3. YEUCAILUONG
        Avatar của YEUCAILUONG
        Khoang 1990 tro ve sa, NE Thanh Liem hat cho dan Van cng TPHCM.
        Hien nay anh se dyen cung nu nghe si Le Trinh.
        Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn 24-09-2010 11:35 PM  

      « Chủ đề trước | Chủ đề tiếp theo »
      ANH EM CHANNEL




      • Giới thiệu
      • Điều khoản sử dụng
      • Liên hệ quảng cáo
      • Góp ý
      Copyright©2012 Cải lương Số
      Đơn vị chủ quản: CLB YÊU CỔ NHẠC ANH EM