1. MEM
    Avatar của MEM
    Ba bông hồng tài sắc của sân khấu cải lương
    Dec 6, 2008

    Họ đã lần lượt cùng nhau khuấy động sân khấu, tô điểm, dát vàng thêm cho một sân khấu cải lương đang lúc hoàng kim rực rỡ. Ba con người, ba giọng ca, ba phong cách khác nhau hoàn toàn, nhưng họ giống nhau ở chỗ nổi tiếng từ rất sớm và mỗi giọng ca mang nét độc đáo chính là điều kiện đầu tiên đưa họ đến với vinh quang. Cho tới bây giờ, mỗi khi nhắc đến họ, người ta không thể phủ nhận một điều – chính những giọng ca ấy đã góp phần chắp cánh cho bài vọng cổ vươn mãi vào những nổi đam mê…...

    Họ đã lần lượt cùng nhau khuấy động sân khấu, tô điểm, dát vàng thêm cho một sân khấu cải lương đang lúc hoàng kim rực rỡ. Ba con người, ba giọng ca, ba phong cách khác nhau hoàn toàn, nhưng họ giống nhau ở chỗ nổi tiếng từ rất sớm và mỗi giọng ca mang nét độc đáo chính là điều kiện đầu tiên đưa họ đến với vinh quang. Cho tới bây giờ, mỗi khi nhắc đến họ, người ta không thể phủ nhận một điều – chính những giọng ca ấy đã góp phần chắp cánh cho bài vọng cổ vươn mãi vào những nổi đam mê…..

    Mỹ Châu


    Sở trường của cô là ca dây kép. Có năng khiếu ca hát từ rất nhỏ nhưng lại là năng khiếu ca nhạc và sở thích của cô cho đến tận bây giờ vẫn là ca tân nhạc. Hồi còn là một cô bé ở dưới quê, mỗi khi mở đài đều nghe giọng ca cô Thanh Hương. Hai bài vọng cổ đầu tiên của Mỹ Châu học là “Cô bán đèn hoa giấy” và “Tâm sự cô gái mù”, cũng là hai bài mà NS Thanh Hương ca trong đĩa nhựa. Nhưng khi theo nghề, giọng ca mà NS Mỹ Châu ái mộ nhất là NSUT Út Bạch Lan, con đường đến với nghề hát của NS Mỹ Châu từ nỗi đam mê. Cô bé Mỹ Châu nghe theo ý muốn của mẹ mà không hề có một khái niệm gì về cải lương, và con đường gian truân theo nghề phía trước “Tôi may mắn được trời ban cho chút thông minh, nhạy bén nên dễ dàng phân biệt được điều tốt điều xấu, Khi vào nghề, tự tôi biết phải nhận định và tìm hướng đi cho mình.Tôi còn nhớ lần đầu tiên đi thử giọng ở một hãng đĩa, người ta bảo tôi về tập ca theo một cô đào đang nổi tiếng, tôi chỉ cười. May là khi vào hãng dĩa Asia, không có ai bảo tôi điều đó, nên mới có một Mỹ Châu bây giờ.”


    Chị cười vui khi nhắc về kỷ niệm, giọng cười thoáng chút tự hào. Không tự hào sao được khi chị từng có một quá khứ vàng son và những gì cô bé Mỹ Châu ngày xưa biết nâng niu, giữ gìn đến bây giờ vẫn là một báo vật của riêng chị. Chất giọng thổ trầm buồn đầy quyến rũ cộng với những sáng tạo, tìm tòi phù hợp đã làm cho giọng ca Mỹ Châu thêm não dạ người nghe.” Chất giọng tôi thật trầm nên tôi ca được dây kép và thường sử dụng dây kép như một sở trường của mình. Ở cung trầm, rất trầm tôi bắt gặp những âm lạ, rất hay. Từ đó khi vô vọng cổ ở hò nhất, tôi thường sử dụng hai dấu huyền – huyền hoặc nặng – huyền. Còn trong lòng câu, dấu càng “trắc” tôi càng thích, vì tôi có thể phô diễn cái độc đáo trong giọng ca của mình. Tuy nhiên cũng không thể không nhắc đến các tác giả như Viễn Châu, Loan Thảo, và sau này là Trọng Nguyễn đã biết cách khai thác từng nét riêng trong giọng ca của mỗi nghệ sĩ khi viết bài vọng cổ. Nhờ vậy mà cả bài ca lẫn giọng ca đều bộc lộ những cái hay và để lại ấn tượng mãi trong lòng người nghe.”

    Giọng ca Mỹ Châu một thời được mệnh danh là liêu trai bởi cái não nùng, buồn thảm, cũng là một giọng ca mà cho đến bây giờ chưa có ai bắt chước được. Tuy nhiên, nhắc đến Mỹ châu, người ta nhớ nhiều đến những vai diễn của chị như Mai Thảo (trong Trinh nữ lầu xanh, Tiêu anh phụng, Sở vân và su này là rất nhiều vai diễn trên sân khấu cải lương) hơn là những bài vọng cổ, dù rằng người dân miền Nam vẫn nhắc đến bài vọng cổ Quê anh – Quê em (tác giả Trọng Nguyễn) do Mỹ Châu ca cùng NS Trọng Hữu. Giọng ca không còn thở than, oán trách mà như tươi tắn hơn và đầy nổi tự hào. Nói về ca giọng cổ, chị vẫn khẳng định:”Không có nghệ sĩ nào vào nghề mà không có một thần tượng để học hỏi. Bản thân tôi cũng đã học được rất nhiều ở các chị Thanh Hương, Út Bạch Lan, Thanh Nga và rất biết ơn anh Minh Cảnh đã tận tình chỉ dạy tôi rất nhiều. Tuy nhiên, tất cả những điều học hỏi ấy chỉ có ích cho mình khi bản thân mình đã có một cái riêng – đó là giọng ca – là cái mà mình phải tự biết trân trọng và giữ gìn”.

    Thanh Kim Huệ


    Tôi muốn sáng tạo không ngừng cho bài vọng cổ. Đó là quan niệm của NS Thanh Kim Huệ khi ca, viết bài vọng cổ. Chị bảo: “Chị chủ trương đi theo đường lối của anh Minh Cảnh, không muốn để cho bài vọng cổ bị đơn điệu, nhàm chán. Với mỗi bài ca, chị đều nghiên cứu đi tìm cách ca khác nhau. Thật sự để làm được điều đó, phải có một làn hơi thật tốt mới có thể sáng tạo tùy thích theo ý mình”

    NS TKH là người có may mắn đó. Từ khi còn là một cô bé mười ba, mười bốn tuổi, chị đã được mọi người chú ý nhờ có làn hơn tốt. Cô bé TKH thường xuất hiện trong vở diễn qua những vai đào con chỉ để ca vọng cổ, dù rằng …chị thú nhận”Ban đầu chị ca dở lắm, dở đến nổi tự mình còn biết được mà. Nghe cô Lệ Thủy, Mỹ Châu ca hay được mọi người mê quá, chị .. tức lắm nên quyết học cho bằng được. Nghe người này, người kia ca xem họ hay ở chỗ nào rồi bắt chước theo. Đúng là lúc đầu cũng có nhiễm Lệ Thủy chút đỉnh”. Chị kể về chuyện ngày xưa của mình với tất cả sự sôi nổi, chân thành. Chị cho rằng ca chân phương ai cũng ca được, ca luyến lái mới khó, nên khi bắt đầu ca hay là chị đã tách ra tìm một hướng đi cho riêng mình.


    “Thời đó, các nghệ sĩ Minh Vương, Minh Cảnh, Tấn Tài, Diệu Hiền, Mỹ Châu, Lệ Thủy…toàn là những giọng ca chiến đấu, mình là kẻ sinh sau đẻ muộn, không biết tự tìm tòi để tồn tại là tự đào thải mình. Thêm nữa, chị nhận thấy rằng đã là nghệ sĩ phải có giọng ca hay, nếu không cuốn hút được người xem, lớp diễn dễ bị nguội”. NS Thanh Kim Huệ đóng chánh trên KS Kim Chung từ năm 1974 và hai vở diễn chị thích nhất là “Đường gươm Nguyên Bá” và “Lan và Điệp”. Riêng trong lĩnh vực ca giọng cổ, chị đã thu không biết bao nhiêu bài ca và có rất nhiều bài đi vào ký ức khán giả. Giọng ca trong trẻo, lảnh lót được phối hợp nhịp nhàng với kỹ thuật luyến lái, ngân nga cộng với làn hơi thiên phú như “một cô gái đã đẹp lại biết làm duyên”. Giọng ca ấy đã mang đến sân khấu một nết tươi tắn trẻ trung làm người nghe cảm thấy vui tươi, sảng khoái. Chị nổi tiếng ở hãnh dĩa Việt Nam năm 1972 với bài vọng cổ “Yêu Lầm” của tác giả Loan Thảo. Ngay từ bài vọng cổ đầu tiên “Sao không thấy anh về”, TKH đã sáng tạo đưa giọng Huế vào bản lý giao duyên và được người nghe hưởng ứng. Sau năm 1975, giọng ca rộn rã ấy như được chấp cánh thêm với một loại bài vọng cổ khác như “Dệt chặng đường xuân, những người chị trên đảo dừa…v.v..”


    Tiếng ca vui tươi hòa vào niềm vui đất nước, bay đi khắp mọi miền đến bây giờ vẫn vậy, trong trẻo và cao vút, không còn mộc mạc như ngày xưa mà được thay bằng nét điêu luyện và sâu sắc. Chị vẫn thu ca cổ rất thường xuyên ở Đài phát thanh, Đài truyền hình và băng Audio, nhưng lại từ chối thu video cải lương “kỹ thuật quay thu video làm hạn chế rất nhiều khả năng diễn xuất của diễn viên, chị không muốn hình ảnh Thanh Kim Huệ bị méo mó trong lòng khán giả”’.

    NSUT Lệ Thủy


    Gần 40 năm qua, Lệ Thủy vẫn là cô đào chánh, bước ra sân khấu vẫn giữ được nét duyên dáng để người xem nhớ đến từng vai diễn của chị, đó là lời NSND Diệp Lang khi nói về NSUT Lệ Thủy. Riêng đối với khán giả, Lệ Thủy còn là một đặc trưng, đó là sự chân chất trong giọng ca cộng với sự mộc mạc. Làn hơi thổ pha kim đã một thời khuấy động lòng người với nhiều bài ca cổ nổi tiếng như :Em bán đền hoa giấy, Cô hàng chè tươi, nấu bánh đêm xuân, Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài….Thời đó, có người cho rằng giọng ca Lệ Thủy chịu ảnh hưởng của NS Thanh Hương, người nổi danh với bài ca cổ “Cô bán đèn hoa giấy (tác giả Huy Sắc)” và sau đó qua nét thể hiện trẻ trung, sinh động của Lệ Thủy, bài ca cổ này đã được sáng tạo mới như chiếc gạch nối giữa hai thế hệ đến với sân khấu cải lương. Gần 40 năm gắn bó với sân khấu, Lệ Thủy có một giọng ca không phôi pha với thời gian. Lệ Thủy không lạm dụng kỹ thuật, ca cứ bình dị, chân phương và mang hơi ấm của trái tim mình truyền đến người nghe bằng niềm rung động chân thật.

    Từ độ 14 – độ tuổi chưa hiểu biết những bài ca cổ than thân, trách phận vì dâu bễ cuộc đời, đã được hãng dĩa truy tìm với mụch đích mang lại cho người nghe cảm xúc lạ về bài vọng cổ. Phải nói một trong những người có công phát hiện ra giọng Lệ Thủy là soạn giả Viễn Châu, ông đã để Lệ Thủy ca với Minh Cảnh bài em bé đánh giầy để từ đó một năm sau Lệ Thủy đứng đầu danh sách các cô đào trẻ triển vọng của sân khấu cải lương miền Nam. Năm 16 tuổi (1964), Lệ thủy đã được chọn trao giải diễn viên triển vọng Thanh Tâm.

    Sinh ra ở Vĩnh Long, trong một lần chạy loạn từ quê lên thành, giấy khai sinh bị cháy rụi trong lần xóm nghèo bị hỏa hoạn, nên cô bé Lệ Thủy không được đến trường công. Nhà nghèo, lại đông anh em, là thân chị hai Lệ Thủy phụ mẹ nấu bánh, gói bánh đem bán. Bước chân của Lệ Thủy đã đi khắp vùng Khánh Hội để rao bán. Chiều về phải trông em cho mẹ đi chợ. Nấu cơm. Do đó thú vui của Lệ Thủy là ẵm em ra đầu ngõ, nơi có tiệm sửa rađio để nghe vọng cổ. Chính bài ca cổ “Cô bán đèn hoa giấy” của cố nghệ sĩ Thanh Hương đã vun đắp cho Lệ Thủy lòng đam mê được làm nghệ sĩ. Có thể nói từ gánh Trâm Vàng do soạn giả Ngọc Văn nhận làm con nuôi đến khi khi Lệ Thủy rực sáng trên sâu khấu công ty Kim Chung, hàng trăm vai diễn, hàng ngàn bài ca cổ đã gắn kết đời Lệ Thủy với sân khấu. Thời đó dư luận đã ban tặng cho Lệ Thủy nhiều nghệ danh, nào là tiếng hát trong như pha lê, Giọng ca chuông ngân, làn gió tươi mát của bài vọng cổ…Nhưng với Lệ Thủy, cảm nghĩ về sự nổi tiếng của mình rất đơn giản: Tôi trung thành với cách ca truyền thống, không cầu kỳ cũng không có bí quyết gì cả. Có lẽ nhờ vậy mà từ một vai chánh đầu tiên trong vỡ Bẽ bàng duyên mới cho đến Thoại Khanh Châu Tuấn. Lệ Thủy vẫn giữ được sự tươi mát không lẫn với ai, tạo nên hấp dẫn trong vai diễn. Hơn 35 năm qua, Lệ Thủy vẫn trung thành với sân khấu, cho dẫu cải lương lúc suy, lúc thịnh, nhưng Lệ Thủy vẫn bất chấp sự thăng trầm của sân khấu để đi với niềm đam mê.

    Một thời Lệ Thủy rộ lên với những sản phẩm video cải lương từ Tiêu Anh Phụng, Mạnh Lệ Quân, Quân Vương và Thiếp, Trắng hoa mai, đến mắt em là bể oan cừu, xin một lần yêu nhau, đường gươm nguyên bá, kiếp nào có yêu nhau, Sau đó là Lan Và Điệp, Người phu khiêng kiệu cưới, Chuyện tình An Lộc Sơn, Tây Thi, Kiếp chồng chung, Lỡ bước sang ngang, Bóng hồng sa mạc, Trương Chi – Mỵ Nương,Hai chiều ly biệt…và có lẽ yếu tố giúp Lệ Thủy trở thành ngôi sao là nhờ vào giọng ca, chính công chúng yêu cải lương “ghiền” giọng ca Lệ Thủy, mà Lệ Thủy đã đạt kỷ lục diễn xuất, có năm tham gia 60 vở diễn.

    Đứa con cưng trong lòng người miền Nam. Nổi danh từ rất sớm và trước cả hai nghệ sĩ Mỹ Châu và Thanh Kim Huệ, nhưng tôi viết về chị sau Mỹ Châu, Thanh Kim Huệ vì muốn so sánh giọng ca của cả ba người. Không quyến rũ đến mê hoặc lòng người như Mỹ Châu, cũng không nhiều kỹ thuật như Thanh Kim Huệ, giọng ca Lệ Thủy bình dị mà ngọt ngào, quấn quýt vấn vương mãi không rời.

    Cái hơi hướng chân chất, mộc mạc mang đày đầy dư hương của sông Tiền Sông Hậu làm cho giọng ca Lệ Thủy gần gũi hơi với tâm hồn người dân nam bộ và từ đó người dân Nam bộ quý chị như đứa con thân yêu của mình. Nổi tiếng từ năm 1963 với hai bài vọng cổ Chúc Anh Đài, Cô hàng chè tươi, và nam danh ca Minh Cảnh trở thành đôi nghệ sĩ được yêu mến nhất hiện thời.

    Hỏi về ca vọng cổ, chị lắc đầu: “Tôi không nói được gì nhiều đâu. Từ hồi nào tới giờ, tôi có quan niệm là giọng tôi sao, tôi ca vậy không thích cầu kỳ”.
    Khi nghe văng vẳng giọng ca cải lương từ chiếc radio nhỏ xíu của những người làm ruộng, và một lần rồi nhiều lần đi ngang. Giọng ca đó là giọng ca của Lệ Thủy, một nghệ sĩ mà nói theo lời nhận xét của NSND Diệp Lang là….“cô đào ngoại lệ” của sân khấu cải lương.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:


  3. thanh liem
    Avatar của thanh liem
    TKH hát hay mà sao nghe k thích lắm..hic..mê giọng trầm buồn của MCva2 chân phương trong sáng của LT
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to thanh liem For This Useful Post:


ANH EM CHANNEL