Chẳng những là một danh ca nằm trong top đầu của sân khấu cải lương Việt Nam, Thanh Tuấn còn chơi đàn giỏi và đặc biệt anh còn là một tác giả viết nhiều bài ca cổ rất được khán giả yêu thích.
Thanh Tuấn manh nha sáng tác từ những năm mới vào nghề (khỏang 1965-1966). Lúc đó anh thường được bầu chủ nhờ sửa tuồng, thêm thắt bài ca, lớp lang cho các vở diễn ở các đòan anh cộng tác khi dàn dựng vở mới. Nhưng phải đến 30 năm sau, Thanh Tuấn mới có sáng tác đầu tay với bài vọng cổ Mùa nước lũ, lúc anh lưu diễn ở An Giang và bị lũ bủa vây tứ phía.
Nhìn cảnh bà con phải vật lộn sự sống với thiên nhiên, tổn thất nhiều về sinh mạng, tài sản, hoa màu … khiến anh chạnh long. Rồi cảnh các đòan hát lưu diễn bị lũ níu chân nhiều ngày, sống trong cảnh thiếu, đói nên Thanh Tuấn tức cảnh sanh tình và cho ra đời bài ca cổ ấy. Sau đó là bài “Cơn bão biển” viết về nỗi đau của bà con miền Tây bị cơn bão số 5 hành hạ.
Bài này được Thanh Tuấn viết và trình bày, được các đài tỉnh phát liên tục trong thời điểm nóng bỏng của cơn bão số 5 nên rất được bà con khán – thính giả khắp nơi yêu thích. Đề tài của Thanh Tuấn viết rất rộng, được cảm tác từ những câu chuyện đời thường, những diễn biến thật chung quanh cuộc sống.
Đặc biệt là những ca khúc chính trị, viết về các sự kiện lịch sử, các vị lãnh tụ của dân tộc, những hy sinh của các chiến sĩ, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, ngòi bút và giọng ca của anh đã thật sự làm lay động lòng người. Đến nay, Thanh Tuấn đã viết trên 40 bài ca cổ. Một số bài mới sáng tác gần đây vừa được Thanh Tuấn trình bày dưới dạng audio rồi bỏ vốn sản xuất gồm album.
“Hát nữa đi em” (album thứ tư do anh bỏ vốn sản xuất) và album chính trị đầu tay “Mặt trời đêm”. Nhiều người nghĩ, các ca khúc chính trị viết không khéo dễ khiến người nghe (hoặc xem) cảm thấy khô cứng, nhưng với “Mặt trời đêm” do Thanh Tuấn sáng tác và trình bày từ sự rung động, nhưng với “Mặt tròi đêm” do Thanh Tuấn sang tác và trình bày từ sự rung động.
Lòng kính trọng chân thật và cách nhìn nhận vấn đề rất nhạy bén đã tạo cho các bài ca của anh nhiều nét đẹp đáng yêu, dễ nghe và thuyết phục được mọi người khi thưởng ngọan. “Mặt trời đêm” gồm 6 ca khúc, trong đó có 2 bài viết về Bác Hồ (Mặt trời đêm, Vầng trăng quê Bác ), 1 bài về bác Tôn (Thư tình nơi Côn Đảo), 1 bài ca ngợi CMT8 thành công (Việt Nam mùa thu ấy)
Bài “Gió núi” nói về một người mẹ Việt Nam anh hùng đã che chở cho đàn con trong chiến đấu chống giặc Mỹ, bài “Nhớ đồng núi Sập” nói về tình đồng đội, những chiến sĩ cùng chiến hào trong các cuộc kháng chiến chống ngọai xâm.Hiện nay mùa mưa, lại ảnh hưởng World Cup nên Thanh Tuấn không đi diễn xa, chỉ nhận một số show diễn ở gần Thành phố.
Thanh Tuấn cho biết, hết World Cup anh mới đi lưu diễn ở các tỉnh và tiến hành quay hình một số bài ca cổ, trích đọan cải lương cho một số đài ở miền Tây và miền Đông từ các hợp đồng trước đó.
Mỹ Ngân
Nguồn tin: Báo sân khấu