1. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    Ở TUỔI NGOÀI 60,NS MỘNG TUYỀN VẪN ĐƯỢC XEM LÀ NGƯỜI ĐẸP MỘT THỜI CỦA LÀNG ĐIỆN ẢNH VÀ SÂN KHẤU MIỀN NAM. SỰ TƯƠI TRẺ VÀ DUYÊN DÁNG CỦA CHỊ ĐÃ KHIẾN CHO NHỮNG AI MỘT LẦN GẶP CŨNG ĐỀU CẢM THẤY HÀI LÒNG. CÓ MỘT THỜI TUỔI TRẺ ĐÁNG NGƯỠNG MỘ VỚI ĐỦ ĐẦY DANH VỌNG NHƯNG PHẢI ĐẾN TUỔI XẾ CHIỀU,NỮ NGHỆ SĨ NÀY MỚI CẢM THẤY HÀI LÒNG VỚI CUỘC SỐNG HIỆN TẠI CỦA MÌNH. CHỊ ĐÃ CÓ NHỮNG CHIA SẺ QUA CUỘC TRÒ CHUYỆN VỚI BÁO SÂN KHẤU TPHCM.
    Kể từ khi quyết định xuất hiện trở lại sàn diễn vào năm 2007 chị đã tổ chức hai liveshow và phát hành một AL-bum CD tân cổ,tham gia nhiều chương trình sân khấu cải lương. Bên cạnh đó chị đã có mặt duy nhất trong một phim truyền hình “Tôi là ngôi sao”. Phải chăng danh hệu “Ảnh hậu điện ảnh” đang dè dặt với sự trở lại của mình?

    -Tôi nhớ chính xác khi tôi về VN năm 2006,lúc đó NSND Lệ Thuỷ tổ chức live show trong chương trình Làn điệu phương Nam tại nhà hát TP. Tôi được Lệ Thuỷ mời đến xem và tôi lên tặng hoa, khi đó Lệ Thuỷ giới thiệu tôi và khán giả yêu cầu tôi ca một bài vọng cổ.

    Thật sự tôi rất run,nhưng đó có thể là lần đầu tiên sau nhiều năm xa sân khấu quê nhà,tôi đã đừng trên sân khấu nhà hát để hát. Sau đó tôi làm 2 live show,một tại TP Cần Thơ, quê hương tôi. Còn bộ phim “Tôi là ngôi sao” tôi tham gia với đạo diễn Mỹ Khanh,đó là một kỉ niệm đẹp.

    Sau khi hoàn tất,nhiều đạo diễn đã mời tôi tiếp tục đóng phim,nhưng tôi đều đã từ chối. Thú thật tôi đã qua cái thời muốn nổi tiếng, lúc nào cũng muốn được nhắc nhở nhớ đến mình. Bây giờ tôi không còn muốn bôn ba để tìm kiếm danh vọng nữa mà chỉ muốn sống cho mình, sống cho niềm đam mê lớn nhất cuộc đời tôi đó là trở lại với sân khấu cải lương.

    Ngày trước cũng vậy, dù sân khấu cải lương đã không còn được như xưa nữa, tôi vẫn thích được là một nghệ sĩ cải lương hơn là một tài tử điện ảnh. Cách đây không lâu khi tôi làm một đêm chuyên đề sân khấu tại Phòng trà Nam Quang, rồi được Đài TH Long An mời làm một chương trình trực tiếp, tôi rất vui khi khán giả đã ủng hộ mình.

    Có phải sự nghiệp của chị luôn có những mâu thuẫn,khi chị đang ở giai đoạn đỉnh cao (thập niên 1960,1970), khán giả lại thấy chị xuất hiện trên màn bạc nhiều hơn là trên sân khấu cải lương?

    -Điều này cũng không có gì mâu thuẫn. Cải lương là chiếc nôi, cho tôi được sự quan tâm của công chúng,để rồi sau này khi có tên tuổi, được khán giả thương yêu mình lại có thêm một vị trí để làm việc,đó là đóng phim. Tôi xuất thân là một cô đào cải lương nhưng kể từ khi bén duyên với điện ảnh qua bộ phim “Thương muộn” của đạo diễn Hoàng Hoa thì tôi lại chuyển qua đóng phim nhiều hơn.

    Điều quan trọng hơn nữa khi ấy tôi là trụ cột của một gia đình có hơn 10 miệng ăn. Nhà tôi có 9 anh chị em và người chị thứ hai của tôi có tới 10 người con. Kinh tế cả gia đình hoàn toàn trông cậy vào tiền đi hát và đóng phim của tôi. Cho nên giữa hai lĩnh vực mình phải chọn một.

    Chị vẫn nói mình đến với điện ảnh như một cái duyên,điện ảnh đã giúp chị nổi tiếng hơn,được công chúng biết đến và yêu mến nhiều hơn, và nhất là kiếm được nhiều tiền hơn để chăm lo cho gia đình. Thế nhưng hiện tại khi quay về với sàn diễn cải lương có phải chị đang trong tâm trạng trả nợ?

    -Với sân khấu cải lương khi đứng trên sàn diễn tôi mới cảm nhận được hết sự trọn vẹn của lòng yêu nghề, say mê hứng thú với nghề, mới cảm thấy “thấm” qua từng lời ca tiến đờn. Vì tôi xuất thân từ ban Đờn ca tài tử của ba tôi ở Bến Ninh Kiều, mà hồi đó ba tôi lấy tên Kim Loan, tên của tôi thời đó đặt cho ban ĐCTT.

    Tôi càng vui hơn khi biết,Đờn ca tài tử- dòng âm nhạc thính phòng của người dân khu vực Nam Bộ, có thể trình diễn ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào, thường không câu nệ về trang phục biểu diễn, đến màu xuân năm nay, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại tại Phiên họp Uỷ ban Liên chính phủ về Bảo vệ Di sản Văn hoá phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra tại thành phố Baku,nước Cộng hoà Azer-baijan.

    Nhớ về một thời tham gia ĐCTT tai 5 Cần Thơ,chị có suy nghĩ và đúc kết gì về bộ môn này?

    -Thật vậy ,nếu miền Bắc có ca trù, miền Trung có ca Huế thì miền Nam có ĐCTT. Với người dân Nam Bộ,ĐCTT chính là dấu ấn văn hoá từ rất lâu đời,đặc sắc phương Nam. Những năm tháng về sinh sống ở quê nhà , tôi tìm hiểu thêm về ĐCTT thông qua HTV.

    Đài truyền hình HTV đã chủ trương đi sâu vào việc giới thiệu những phong trào ĐCTT vững mạnh, đồng thời ghi hình hầu hết những buổi sinh hoạt chuyên đề, giới thiệu những bài bản cải lương được viết lời mới. Chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định ĐCTT xuất hiện từ khi nào và xuất thân từ vùng đất nào.

    Chỉ biết rằng,âm nhạc tài tử (thường được gọi là ĐCTT) là sản phẩm tinh thần được hình thành từ cuối thế kỉ XIX, trên nền tảng âm nhạc cung đình Huế được lưu dân mang theo trong hành trang đi mở cõi.

    Lúc đầu,chỉ là những bài bản của nhạc lễ,như: Xàng xê, Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ,Long đăng, Long ngâm, Vạn giá và Tiểu khúc. Đến thế kỉ XIX, phong trào ĐCTT phát triển khắp Nam Bộ, trong đó một số nhóm nhạc nổi tiếng ở Bạc Liêu, Vĩnh Long, Sa Đéc, Vĩnh Kim và Cái Thia (Mỹ Tho),Cần Đước (Long An),Sài Gòn…

    Các nhóm này đã liên kết thành 2 khối: Tài tử miền Tây và tài tử miền Đông với người đứng đầu là ông Nguyễn Quang Đại (ba Đợi) ở Cần Đước và ông Trần Quang Quờn (ký Quờn) ở Vĩnh Long. Cả 2 khối đều có những cố gắng lớn trong việc soạn, sáng tác mới bài bản, giảng dạy và truyền bá âm nhạc tài tử theo cách riêng của mình.

    Đến nay,số lượng bài bản tài tử rất phong phú và đa dạng. Nhạc mục tài tử ngoài số bản của nhạc lễ trước kia đứ sang,còn có rất nhiều bài bản được cải biên theo phong cách tài tử từ một số bản nhạc cổ truyền của Huế hoặc từ các bài lý của dân ca nam, Trung Bộ; hoặc là các sáng tác mới của các tài tử bậc thầy…

    Tuy nhiên khi hệ thống lại, người ta chỉ nói đến 20 bài bản Tổ,còn gọi là “Nhị thập huyền tổ ban” được cho là của ông ba Đợi-tức Nguyễn Quang Đại ở Long An đúc kết (khoảng năm 1880). Đây là một tin vui cho những người yêu mến văn hoá Việt Nam nói chung và Đờn ca tài tử Nam Bộ nói riêng. Có thể nói, trên vùng đất phương Nam, nơi nào có dân cư sinh sống thì ở đó có ĐCTT.

    Trên nền văn hoá đó và với tính cách đột phá,dám nghĩ,dám làm,bao thế hệ nghệ nhân tài tử đất phương Nam đã sáng tạo để có được bộ nhạc mục hoàn chỉnh như ngày nay. 20 bài bản Tổ gồm 3 Nam,6 Bắc,7 Lễ,4 Oán,chính là 20 bài nhạc kinh điển của nhạc tài tử.

    Trong đó, bản Tứ đại oán được xem là tiêu biểu cho tâm hồn con người Nam Bộ. Ngày nay, nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ nói chung không chỉ được người dân miền sông nước yêu mến mà còn là một hình thức văn hoá nghệ thuất được quần chúng, hay ngành văn hoá từ cấp cơ sở đến tỉnh của nhiều địa phương trong cả nước tổ chức biểu diễn trong các cuộc liên hoan phục vụ nhân dân trong những dịp lễ, Tết, sự kiện trọng đại…

    ĐCTT vẫn tồn tại,phát triển ở phương Nam như một nhu cầu không thể thiếu. Nhiều bài bản của nó vẫn được truyền dạy ở các trường nghệ thuật,các lớp dạy tư của nghệ nhân, nghệ sĩ”.

    “Nghệ sĩ Mộng Tuyền sinh năm 1947 tại tỉnh Phong Dịnh, nay là TP.Cần Thơ. Chị vào nghề năm 13 tuổi trên sân khấu đoàn Hoa Sen của ông bầu Bảy Cao. Lúc này, cô đào chánh nhỏ tuổi phải độn ngực, mang giày cao gót để ra dáng thiếu nữ cho các vai diễn. Năm 14 tuổi, được mời về đoàn Thanh Minh cùng diễn với đàn chị Thanh Nga và đã thế thành công các vai của Thanh Nga khi” Nữ Hoàng sân khấu” rời đoàn và qua đời. Nghệ sĩ Mộng Tuyền sở hữu một bảng thành tích rất đáng nể:

    -Năm 1963: đoạt giải Thanh Tâm-giải thưởng danh giá của sân khấu cải lương do ký giả Trần Tấn Quốc sáng lập-cho vai vũ nữ Thu Lan vở Phu tử tòng tử.

    Năm 1972: được khán giả, báo giới phong “Ảnh hậu” cho nữ diễn viên điện ảnh xuất sắc với các vai diễn trong các phim Gánh hàng hoa, Còn gì cho nhau.

    1980:Huy chương Vàng Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc cho vai Vân trong vở cải lương Bóng tối và ánh sáng.

    1985: Giải Bông sen Vàng nữ diễn viên chính xuất sắc nhất ch vai bác sĩ Mai Trâm, phim Tình yêu của em.

    Hiện nghệ sĩ Mộng Tuyền có quốc tịch Pháp nhưng đang sinh sống cùng chồng tại Australia”

    Còn tiếp

    Thanh Hiệp
    Nguồn tin: Báo sân khấu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 4 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    10Cuong (26-12-2013), Duongtonhu (01-01-2014), MEM (25-12-2013), romeo (25-12-2013)

  3. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    NS Mộng Tuyền (kỳ 2)

    CHỊ VỀ NƯỚC THỰC HAI LIVE SHOW, ĐƯỢC KHÁN GIẢ THƯƠNG MẾN KHI BẮT GẶP LẠI NGỌN LỬA YÊU NGHỀ THÔNG QUA CÁC VAI DIỄN GẮN LIỀN VỚI NHỮNG KÝ ỨC THẬT ĐẸP CỦA MỘT CÔ ĐÀO TÀI SẮC: HOA ĐỒNG CỎ NỘI, LƯƠNG SƠN BÁ- CHÚC ANH ĐÀI, MƯA RỪNG, NỬA ĐỜI HƯƠNG PHẤN….. CHO ĐẾN MÙA XUÂN NĂM NAY, NHẮC ĐẾN CHỊ KHÁN GIẢ VẪN CÒN DÀNH CHO NHIỀU TÌNH CẢM, NHẤT LÀ PHONG CÁCH DIỄN XUẤT CỘNG VỚI NÉT ĐẸP CỦA MỘT NỮ NGHỆ SĨ ĐÃ NGOÀI 60 TUỔI NHƯNG VẪN GIỮ ĐƯỢC NÉT ĐẸP DUYÊN DÁNG, MẶN NỒNG.
    *Nhiều người cho rằng bây giờ chị đã không còn vướng bận diều gì ngoài sân khấu và điện ảnh?

    Tính ra từ năm 1988 khi tôi theo chồng định cư ở Pháp thì xem như bổn phận đã tròn. Tôi tữ hào vì mình đã nuôi các em ăn học đàng hoàng, tất cả đều có gia đình và thành đạt. Trên thực tế đã nhiều lần tôi về VN, muốn tham gia biểu diễn nhưng vẫn còn do dự.

    Có nhiều lý do trong suốt 31 lần về Việt Nam nhưng tôi không dám trở lại sân khấu vì chỉ cần một lần thôi là sẽ không thể kìm được nỗi nhớ nghề. Mãi đến năm 2007 tôi mới chính thức trở lại sàn diễn và đến hôm nay thì có thể khẳng định mình sẽ dành khoảng thời gian còn lại để sống cho nghề, tri ân cho nghề, cho khán giả.

    Tôi nhớ hoài hai đêm live show, một tổ chức tại nhà hát TP, một tổ chức tại Cần Thơ. Khán giả vẫn còn dành cho tôi quá nhiều tình cảm, đó là niềm hạnh phúc lớn nhất cảu đời tôi.

    *Còn về cuộc sống riêng, chắc là chị đã qua rồi cái thời lận đận?

    Tôi cũng không nghĩ là mình bạc phước hay lận đận trong đời, tôi chỉ là một cô đào có chút nội tâm, hay suy nghĩ nên thường sầu muộn. Tôi hãnh diện vi được chăm lo cho gia đình nên những người đến với tôi đều phải hiểu và chấp nhận. Tôi lấy chồng khi còn rất trẻ, đó là năm 1968, các đoàn hát hầu như không hầu như không hoạt động vì thiết quân luật.

    Tôi lấy một người chồng giàu có để có tiền lo cho các em. Đến hôm nay thì tôi hoàn toàn hài lòng vối cuộc sống khi đã trón bổn phận với gia đình, tình cảm gia đình luôn được duy trì khăng khít, cũng tím được người hiểu và chấp nhận lý tưởng của mình.

    Thuở nhỏ tôi đã không có tuổi thơ, lớn lên thì lại thiếu tuổi xuân, nay về chiều tôi lại thấy thoải mái nhất, vui vẻ nhất khi được sống cho chính mình. Nhất là được làm nghề và chú tâm đến công việc làm nghề nhiều hơn.

    *Được biết chị đã lá một ngôi sao cải lương và đoạt giải Thanh Tâm năm 1963 với nghệ danh Kim Loan. Tại sao chị lại đổi sang nghệ danh Mộng Tuyền trong khi nghệ danh Kim Loan đang nổi tiếng?

    Năm đó khi tôi tham gia vở cải lương Múa Xuân còn mãi của soạn giả Kiên Giang và được giao với vai sơn nữ Mộng Tuyền rất dễ thương. Vai diễn rất thành công và ba tôi muốn đổi nghệ danh này cho tôi. Lúc đầu tôi cũng không chịu vì Kim Loan là tên thật và mình cũng đã gây dựng danh tiếng từ tên này.

    Nhất là ban đờn ca tài tử của ba tôi, đã đặt tên tôi làm tên của Ban. Nhưng ba tôi lại rất kiên quyết , ông nói tên của tôi là do ba đặt nên ba có quyền lấy alij. Ba thích tên Mọng Tuyền gần gũi, dễ thương hơn, còn tên Kim Loan là con chim vàng nhưng rồi cũng sẽ bay đi, và tôi cũng vậy, ba sợ một ngày nào đó tôi sẽ bay đi. Vậy là tôi trở thành Mộng Tuyền cho đến ngày hôm nay.

    *Chị vẫn thường nhắc thân sinh của chị, người có một vai trò đặc biệt trong cuộc đời và sự nghiệp của chị?

    - Đúng vậy. Ba tôi là người dẫn dắt, chăm lo cho tôi vô nghề, người dạy dỗ về đạo đức hang ngày cũng như đạo đức nghề nghiệp, luôn luôn theo sát giữ gìn cho con gái. Tôi đi đâu cũng có ba tôi bên cạnh, đi tập tuồng , đi thu đĩa, đi hát đều có ba theo sát chăm lo, nhắc nhở tránh cho tôi mọi cám dỗ, sa ngã.

    Ba cũng có thể xem như là người tư vấn chuyên môn, nghề nghiệp để tôi phấn đấu hơn cho sự nghiệp của mình. Năm tôi mới 15,16 tuổi thì nhận được vai vũ nữ Thu Lan trong vỏ Phu tử tòng tử ở đoàn Thanh Minh. Tôi còn quá trẻ và chẳng biết phải diễn như thế nào để ra vũ nữ cả.

    Ba đã dẫn tôi đến những quán bả để xem cách ăn nói, đi đứng, hút thuốc, uống rượu…ddefueddungs kiểu của vũ nũ thứ thiệt. Nhờ vai diễn này mà tôi được tro giả Thanh Tâm năm 1963. Thật sự nếu không có ba tôi dìu dắt, động viên, có lẽ tôi đã không đi đến với mục tiêu nghề hát mà mình đã đặt ra.

    *Nghĩ về nghề nghiệp và con đường nghệ thuật mà chị đã đi qua, chị nói gì?

    Nghệ sĩ là một người làm công việc làm dâu trăm họ, tất nhiên bất cứ nghề nào cũng phải học, phải có sự nghiên cứu, đào luyện và nhất là phải sống trọn vẹn nó thì mới mong thành công. Ba tôi dạy khi ca một bản nhạc thì phải biết bản nhạc đó như thế nào, thẩm thấu bản nahcj đó và tìm hiểu nội dung đẻ thể hiện.

    Khi diễn một vỏ tuồng, vỏ kịch thì phải nắm vững kịch bản, biết câu chuyện, tính cách, số phận nhân vật như thế nào mối mong diễn hay. Ngày trước, tôi còn phải đứng trước kiếng đẻ tập từng nét mặt, từng cách ra bộ sao cho đẹp nhất, biểu cảm nhất,\. Khi bước lên sàn diễn người nghệ sĩ phải quên mình đi và phải sống với nhân vật.

    Khi đã làm chủ được vai diễn, lôi cuốn khán giả quên mình là ai, chỉ còn thấy nhân vật thì người nghệ sĩ mới thành công. Dĩ nhiên đẻ đạt được trình đọ diễn xuất như vậy là không thể thiếu sự tìm tòi, dấn thân vào nghề.

    *Cho đến ngày hôm nay, chị nghĩ sự nghiệp của mình thành công dực vào sắc đẹp hay tài năng?

    Tôi có cả hai và có sự trải nghiệm rất đáng quý. Trên sân khấu cải lương người nghệ sĩ nhất là phải có thanh sắc. Co dù có nhan sắc đẹp đến đâu mà không ca được hay cũng bị xem bình thường. Nhưng nếu nghệ sĩ ca hay mà thiếu sắc vóc thì cũng khó được khán giả cảm tình. Riêng lĩnh vực điện ảnh, nếu chỉ thấy cái đẹp má không hợp nhân vật, xuất hiện mờ nhạt vì không diễn được, thì không thể gọi là có tố chất tài tử để đóng phim.

    *Ngày nay nếu có sự chọn lựa, chị sẽ chọn sân khấu cải lương hay điện ảnh?

    Nếu có kiếp sau, tôi vẫn xin được làm nghệ sĩ cải lương và mãi mãi xem sân khấu cải lương lá chiếc nôi mang alij cho mình cuộc sống hôm nay.

    *Bài hát nào chị thích nhất?

    Tôi thích ca từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong một bài báo anh nói về tình yêu, tôi thích nhất đoạn văn anh gửi cô bé tên Ánh 16 tuổi học trường Đồn Khánh:”..Anh đang nhớ thầm về những buổi chiều thứ năm ở đó. Chỉ mới có vài ngày mà tưởng chừng như ngàn đời qua đi trên anh.

    Anh chợt nghĩ rằng cuộc đời buồn bã như thế này sao chúng mình không tha thiết vơi nhau hơn… Những ai chưa bao gời đi, chưa bao giờ sống qua nhiều nơi, sống qua những ngày mưa nắng trên bao nhiêu vùng đất khác nhau, chưa bao giờ nhìn sâu vào chiều sâu của con người thì hẳn còn đua đòi vào những hời hợt nahtj nhẽo của đời sống…”.

    *Bộ phim nào mà chị thích nhất trong năm qua mà chị được xem?

    Xem phim Hừng đông 2, thật sự tôi bị lôi cuốn vì phim quá hấp dẫn. Bởi đay là bộ phim được khán giả mong đợi trong năm khi mà gia đình Edward và Bella đã đứng lên đáu tranh chống lại nhà Volturi( được xem la nhóm hành luật trong thế giơi ma cà rồng) nhằm bảo vệ con gái mình khi bé Renesmee Carlie Cullen bị cho là” đứa bé bất tử”.

    Cảm động biết chừng nào khi những nhà làm phim đã đưa vào nội dung khoa học viễn tưởng một hàm ý rất đẹp: “ trong con người có một phần ma, một phần sói. Nhưng trái tim ma, sói đó luôn khao khát được yêu thương, được chia sẻ. Để chế ngự phần ma, phần sói chỉ có sự yêu thương.

    Chính tình yêu thương mới hoá giải được nhugnx suy nghĩ và hành động tiêu cực trong cuộc sống. Thế nên miows biết vì sao con người luôn hướng tới cái phần Người và hạn chế càng ít đi cái phần Con. Ranh giới của khao khát yêu thương và sự chiếm đoạt, ác độc vốn mong manh, mà ta chỉ cần chạm nhẹ nó sẽ lan ra nhanh và khiến điều thiện tan biến. Trên sàn diễn, tôi tích những vở tuồng mang được cái tứ rất hay đó.

    NGƯỜI NỔI TIẾNG VÀ NGƯỜI QUEN MẶT

    NS Mộng Tuyền phân tích rất kỹ về hai vấn đề này, khi mà nhiều bài báo đè cập đến vai trò của người nghệ sĩ trong cuộc sống hôm nay. Chị nói:” Hồi nhỏ lúc nghĩ đén việc đi hát đẻ mau nổi tiếng, ba tôi dã dạy làm được người nổi tiếng khó lắm con. Ông hỏi tôi “ thế con hiểu thế nào là Nổi Tiếng”.

    Tôi rụt rè trả lời: “ Con nghĩ rằng, đó là những người được công chúng biết đén nhiều và dành cho ọ nhiều cảm tình”. Ông cười khùng khục rồi xoa đầu tôi:” Con nghĩ như thế là lầm tệ. Được biết đén nhiều chưa chắc đã nổi tiếng, vì xét về nhũng MC, người dẫn chương trình truyền hình , họ xuất hiện liên tục trên sàn diễn, màn ảnh nên ta quen mặt.

    Đó không phải những người nổi tiếng vì nội hàm của khái niệm này là những người được công chúng biết đến nhiều, đoi khi chỉ là NGƯỜI QUEN MẶT thôi. Họ “ chường mặt” ra nhiều, thì công chúng biết đến họ nhiều, Nhưng đén lúc nào đó họ mất hút, do một vấn đề khách quan nào đó, khán giả sẽ quên mất họ, còn người nổi tiếng không hẳn vậy.

    Họ là những người mà công chúng có khi không biết mặt, nhưng cứ nhắc tên là người ta nghĩ ngay đến tác phẩm của họ. Ba tôi dẫn chứng má bảy Phùng Há có thể thế hệ khán giả trẻ không biết, nhưng nói đến sự đóng góp của bà cho xã hội, cho sân khấu thì họ nhớ đến bà.

    Hoăc NSND Bảy Nam, Kim Cương có vở Lá sầu riêng; NS Năm Phỉ có Lan và Điệp, NSND Năm Châu có vợ và tình, Men rượu hương tình; NSND Út Trà Ôn có Tình anh bán chiếu…; hoặc cứ nói một tác phẩm nào đó, là công chúng nghĩ ngay đén tên của họ, vì nó găn liền với đời sống sân khấu, xã hội.

    Còn những NGười Quen Mặt, một khi không còn điều kiện để xuất hiện nữa, công chúng sẽ quên họ ngày một ngày hai. Còn những người Nổi Tiếng Về Tài Năng, họ Sống Mãi Với Thời Gian. Bởi tác phẩm của họ là Bất Tử”.

    Thanh Hiệp
    Nguồn tin: Báo sân khấu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    Duongtonhu (01-01-2014), romeo (31-12-2013)

ANH EM CHANNEL