HUỲNH THANH TUẤN LÀ MỘT TRONG NHỮNG CÂY BÚT TIÊU BIỂU CỦA KHU VỰC ĐBSCL VÀO NHỮNG THẬP NIÊN CUỐI THẾ KỶ XX. VỀ SÁNG TÁC VỌNG CỔ VÀ KỊCH BẢN CẢI LƯƠNG VỚI KHỐI LƯỢNG KHÁ ĐỒ SỘ, MÀ NHIỀU TÁC PHẨM CỦA ANH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG CHÚNG BIẾT ĐẾN VÀ MẾN MỘ. ANH NỔI TIẾNG KHI CÒN RẤT TRẺ, ANH LÀ MỘT TRONG NHỮNG SOẠN GIẢ CÓ HỌC VỊ CAO.
Soạn giả Huỳnh Thanh Tuấn, nghệ danh cũng là tên thật của anh. Anh sinh ra và lớn lên ở xã Hoà Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh (1965); tốt nghiệp Đại học văn năm 1988, hiện là Liên Chi Hội phó- Liên Chi Hội NSSKVN-ĐBSCL. Huỳnh Thanh Tuấn bắt đầu sang tác từ năm 1985, tác phẩm đầu tay của anh là bài Tân cổ giao duyên Cánh hoa bay (nhạc: Giáp Văn Thạch, NS Thanh Tuấn và Lý Bạch Huệ ca trên Đài TNND-TP.HCM).
Đó là tác phẩm khởi nghiệp của Huỳnh Thanh Tuấn và từ Cánh hoa Bay đó như đã chấp cánh cho anh bay cao và bay xa hơn trong sự nghiệp cầm viết sang tác của mình. Đến nay, anh đã có khoảng 70 kịch bản Cải Lương, hơn 100 bài Vọng cổ, trong đó có nhiều tác phẩm tạo dấu ấn với công chúng.
Khi còn là cậu học sinh phổ thông, Tuấn đã mê nghệ thuật Tài Tử-Cải Lương nên ban ngày đến trường, đêm về học ca tài Tử-Cải Lương với thầy Tư Đờn trong xóm. Một thời gian, anh đã học ca khá thành thạo nhiều bài bản và Vọng Cổ. Đó cũng là tiền đề mà sau này Huỳnh Thanh Tuấn trở thành soạn giả Cải lương.
Con đường vào nghệ thuật của soạn giả Huỳnh Thanh Tuấn không phải ngẫu nhiên, mà đã có chuẩn bị hành trang khá chu đáo và tâm quyết để phấn đấu đến thành công cả hai lĩnh vực: nghệ thuật và học vị. Bởi lẽ, nếu theo đuổi con đường học vấn thì sẽ không có nhiều điều kiện để sang tạo nghệ thuật và ngược lại.
Chỉ say mê sang tạo nghệ thuật thì sẽ ít có điều kiện để học vấn đến nơi đến chốn. Anh cũng có dịp may, thời gian học ở Tp.HCM, anh có điều kiện tiếp cận và học hỏi các soạn giả tên tuổi để bộ sung cho nghể cầm bút. Anh còn vào Trường Nghệ thuật sân Khấu học ca các bài bản Tài tử nâng cao nữa.
Từ khi cầm viết, Huỳnh Thanh Tuấn sang tác đều đặn và hang loạt tác phẩm Vọng Cổ, kịch bản Cải Lương nối đuôi nhau ra đời và được sử dụng trên sân khấu cũng như ở nhiều phương tiện truyền thông đại chúng. Hầu hết tác phẩm của anh xuyên suốt hai đề tài: truyền thống và tâm lý xã hội.
Vốn tốt nghiệp Văn khoa nên văn phong sang tác vủa Huỳnh Thanh Tuấn phong phú, cấu trúc và xây dựng ca từ chặt chẽ trong từng tác phẩm, từng long câu long bản hài hoà với những ngôn từ chuẩn nhạc, chuẩn nhịp và chuẩn ngữ nghĩa mà tác phẩm chuyển tải nội dung.
Nói khác đi, sự sang tạo lời văn nghệ thuật của Huỳnh Thanh Tuấn dễ đem đến cảm xúc cho người ca dễ biểu đạt tình cảm và cả người cảm nhận. Có lẽ do vậy, những bài Vọng cổ của anh không chỉ được khán – thính giả mộ điệu biết đến, mà trong đó có khá nhiều bài được nhiều thí sinh chọn làm bài dự thi trong những cuộc thi giọng ca Cải lương ở nhiều nơi như: TÌnh nghệ sĩ, Về lại khúc song quê, Quê Ngoại.
Ngày ấy chị tôi, Cô gái Huế làm dâu Cửu Long, Về lạ Trà Vinh, Huế - tình yêu của tôi, Viết cho người nằm xuống, Đất nước vào xuân, Tình sử Trương Chi, Nhớ con sông quê, Trái tim người mẹ.
Soạn giả Huỳnh Thanh Tuấn sang tác kịch bản Cải lương khá chắt tay, từng tác phẩm có sức sống riêng, hình ảnh nhân vật được ánh xạ với những con người gần gũi với đời sống xã hội. Qua những nhân vật, khán giả có thể cảm nhận được dáng dấp và ý nghĩa nào đó nhất định đối với họ trong cuộc sống.
Nói cách khác, sự thành công xây dựng nhân vật trong kịch bản của Huỳnh Thanh Tuấn đem lại cho công chúng một sự tẩy rửa tâm hồn, và chiêm nghiệm ý nghĩa của cuộc sống sấu sắc hơn.. Những kịch bản của anh đã được sử dụng trên sân khấu một số đoàn hát, Video, truyền hình như.
Cây Sầu Đâu sinh đôi, Ca Dao-Em và Tôi, Không chồng, Con Trai, Con Gái, Lối rẽ, Người mẹ cầm sung, Tiếng đàn trên song, Người giữ mộ cho mình, TÌnh đầu, Tiễn biệt, Người tình, Hãy ngủ yên niềm đau, Mẹ chồng là mẹ tôi, Cha vợ là cha tôi, Hai mươi năm – một cuộc tình, Quay về kỷ niệm, Đời kịch, Dưới tán lá Sầu Đâu, Bà tôi, Mưa màu tím, Sơn Hà, Đi tìm lời giải tội, Vòng xoáy cuộc đời, Chuyện một ngôi mộ, Niềm đau dĩ vãng, Nơi ấy tình yêu, Sống như là Sống, Khúc quanh, Đoạn cuối.
Các tác phẩm của Huỳnh Thanh Tuấn nội dung thì đa dạng về cái chung và nét riêng: đất nước con người, tình yêu lứa đôi trong cuộc chiến, giữa đời thường, về người mẹ, người cha, người chị. Người anh, người chiến sĩ, nghệ sĩ, các cuộc đấu tranh chống tiêu cực, xây dựng hình tượng đẹp về cuộc sống từ trong quá khứ cho đến hiện tại….
Dường như, hình ảnh đất nước con người, tính cách và bản lĩnh của người dân Nam bộ, nhất là ở vùng sông nước ĐBSCL được Huỳnh thanh Tuấn chú ý khai thác nhiều nhất. Anh có bút pháp riêng, vốn sống và cách huy động từ ngữ, sử dụng ca từ thích hợp với ngữ cảnh trong điều kiện nhất định và thích hợp với từng vị trí, cuộc đời nhân vật hoặc sự kiện tiêu biểu…
Nói chung, vốn từ ngữ của Huỳnh Thanh Tuấn khá phong phú, không phải lúc nào cũng trau chuốt, tu từ, àm ca từ được anh quy tụ sử dụng theo từng hoàn cảnh và con người trong đề tài đã đặt ra.
Có lẽ, soạn giả Huỳnh Thanh Tuấn chưa dừng lại ở đó, mà trong tương lai anh sẽ có những tác phẩm có tầm vóc hơn, cái sau cao hơn cái trước…
NHỮNG KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CẢU HUỲNH THANH TUẤN:
-Liên hoan Sân Khấu chuyên nghiệp Toàn quốc năm 1990(Đoàn Cải Lương cửu Long) vở Quay về kỷ niệm.
( Viết chung với soạn giả Liên Tâm) đạt 04 Huy Chương Vàng, 03 Huy Chuong bạc, 01 Giả Đặc Biệt, 01 bằng khen(về cá nhân).
- Gải ba Kịch bản: Người giữ mộ cho mình(không có giải A)- Đài PTTH Bình Dương
-Giải ba Kịch Bản: Chuyện một ngôi mồ (không có giải A<B)- Đài PTTH TP.HCM.
-Giải C kịch bản: Đường trên Biển (Không có giải A)- Hội NSSKVN.
-Giải B kịch bản: Vòng xoáy cuộc đời- Khu vực ĐBSCL….