1. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    Hiếm có người phụ nữ nào trên thế giới có số phận kỳ lạ như cô Bảy Phùng Há. Là hoa khôi rực rỡ nhất Nam Kỳ trong nhiều thập kỷ, vừa là một diễn viên ngôi sao cải lương, vừa là bầu đoàn hát chính, cô đã đưa cải lương lên đỉnh vàng son, đem cải lương Nam Bộ ra chinh phục nhiều nước trên thế giới. Phải chăng những thăng trầm của thời thơ ấu cơ cực đã tạo nên một Phùng Há như thế!

    NSND Phùng Há
    Đứa con lai bất hạnh

    NSND Phùng Há sinh ngày 30/4/1911. Cha là ông Trương Nhân Trưởng, người gốc Quảng Đông, Trung Quốc, di cư sang làng Điều Hòa, hạt Mỹ Tho (Tiền Giang ngày nay), gặp và kết hôn cùng bà Lê Thị Mai, lập nghiệp và sinh được 7 người con.
    Sinh thời, trả lời phỏng vấn báo chí, cô Bảy Phùng Há đã kể về thời thơ ấu của mình.

    “Theo tập tục của dòng họ, cha tôi là con trai trưởng nên khi má tôi sinh hạ được đứa con nào vừa biết nói bập bẹ cũng đều phải đưa sang Hạc San (Quảng Đông, Trung Quốc) cho bà chánh thất nuôi để học chữ Hán, kế thừa giềng mối của gia tộc. Các anh các chị tôi đều được gởi về quê ở Quảng Đông (Hạc San).

    Có người ở lại luôn bên đó.”
    Lúc Phùng Há được 4 tuổi, cha cô đau yếu luôn nên cho gọi người con trai cả trở về Việt Nam giúp quán xuyến việc làm ăn. Năm cô lên 5 thì cha mất. Đến năm Phùng Há 11 tuổi, mẹ cô chịu không nổi những tập tục, nghi lễ phong kiến bên đó mà người vợ thứ phải tuân theo với bà chánh thất, nên đã lén mua vé tàu để 2 mẹ con về Việt Nam.

    “Khi má con tôi về đến Mỹ Tho, anh Hai chẳng những không mừng mà còn kiếm chuyện gây gổ với má tôi. Anh ghiền thuốc phiện và muốn một mình thao túng cái gia sản của cha tôi nên thốt ra nhiều lời bất hiếu với má.

    Được biết anh mưu đồ, mua vé tàu và nhờ người đưa hai má con tôi trở lại Hạc San, nên má dẫn tôi về ở với bà ngoại ở làng Điều Hòa, huyện Châu Thành, Mỹ Tho. Từ đây bắt đầu một cuộc sống mới và cũng là bước ngoặt trong đời tôi" – cô từng kể.

    Con sơn ca trong lò gạch

    Mẹ con cô Bảy bỗng chốc thành kẻ trắng tay, phải về tá túc với bà ngoại trong căn chòi lá. Rồi bà ngoại qua đời, mẹ cô lâm bệnh nặng. Để có từng bữa ăn cho hai mẹ con, cô Bảy phải lặn hụp kiếm từng con tép, con cua, đi móc từng trái dừa thuê cho các chủ vườn để mua cho mẹ từng thang thuốc bắc.

    Một hôm, có bà láng giềng tốt bụng giới thiệu cô vào làm công cho lò gạch của ông Bang Hoạch. Cứ in một trăm viên gạch, cô được trả ba xu. Với sức vóc của cô bé lên mười, mỗi ngày cô kiếm chưa được một cắc bạc.

    Nghĩ mình từng là con của ông chủ lò gạch, bỗng dưng lại trắng tay, giờ phải ngồi in từng viên gạch, chắt mót từng đồng xu ở một lò gạch khác, lòng cô cứ ngậm ngùi, buồn chán cho thân phận, cô vừa làm vừa nghêu ngao hát như một sự giãi bày.

    Nhưng mỗi lần cô hát thì cả nhóm thợ lắng nghe. Mấy chị bảo: “Từ nay em không phải làm nữa, cứ vào đây hát cho mấy chị nghe, mấy chị sẽ làm thay phần việc của em”.

    Một hôm, cô đang hát say sưa thì bất chợt thấy từ phía cửa sổ hành lang lò gạch có một người đàn ông lặng nghe cô hát. Rồi cũng bất chợt một buổi chiều khi đi làm về thì người đàn ông ấy đã có mặt trong nhà cô.

    Mẹ cô cho biết đó là ông Hai Cu, chủ tiệm vàng kiêm bầu gánh Tái Đồng Ban ở Mỹ Tho.
    Gánh Tái Đồng Ban đang gặp sự cố, con trai ông, kép hát Hai Gỏi vừa mới qua đời.

    Người tình của anh là cô Năm Phỉ, đào chánh, đã buồn bã ra đi. Trong khi ông đi tìm đào thay Năm Phỉ thì có người nói: “Trong lò gạch của ông Bang Hoạch có con bé xẩm lai hát còn mùi hơn cô Năm Phỉ”.
    Ông không tin nhưng vẫn tìm đến cầu may. Ngay từ hôm đầu tiên đứng ngoài cửa sổ lò gạch nghe cô Bảy hát, ông đã bị hút hồn.

    Nhưng mẹ cô không bằng lòng cho con đi theo Tái Đồng Ban bởi cô Bảy chỉ mới mười ba tuổi, thứ hai, dấn thân vào con đường “xướng ca vô loài”, ắt phải hổ danh trong cái nhìn phong kiến lúc bấy giờ.

    Nhưng cô Bảy thì cương quyết: “Con không chịu nổi cái lò gạch, con phải đi hát để có tiền nuôi mẹ, ai cười chê mặc kệ, họ cười chê chớ họ có giúp mình đâu khi mẹ đói, mẹ đau”.
    Ông Hai ra giá tám cắc bạc cho mỗi đêm hát, ngày nuôi hai bữa cơm.

    Cô Bảy nghe mà mừng trong bụng, cô nói với ông Hai: “Con đồng ý nhưng xin ông hai điều kiện: Thứ nhất ông cho mẹ con theo gánh hát để con chăm sóc; thứ hai, ông cho con mượn trước năm mươi đồng để mẹ con trả nợ”.

    Từ cái ngã rẽ bất ngờ của buổi chiều hôm ấy, cô Bảy Phùng Há trở thành đào chánh của Tái Đồng Ban thay cô Năm Phỉ và nổi danh với nhân vật Thuý Kiều. Năm ấy, năm 1924, cô mới tròn mười ba tuổi.

    Từ một quyết định giản đơn “đi hát để kiếm tiền nuôi mẹ”, cô Bảy Phùng Há trở thành ngôi sao sáng rực của bầu trời sân khấu cải lương, và cũng chính cô là người đã góp sức, góp công, góp cả lòng tâm huyết để nâng niu, nuôi dưỡng nền nghệ thuật này từ buổi sơ khai cho đến lúc trưởng thành, đứng trên đỉnh vinh quang.

    Cô Bảy Phùng Há ghi nhận sự kiện này trong hồi ký: “Tôi theo gánh Tái Đồng Ban, được anh Tư Chơi dạy tôi ca. Ông Năm Mạnh (thầy tuồng Nguyễn Công Mạnh) và anh Năm Châu dạy tôi hát.

    Sau này tôi mới biết, do chị Năm Phỉ không về được Tái Đồng Ban nên ông bầu Hai mới tìm người hát chung với anh Năm Châu. Tôi may mắn mới được thế chị Năm Phỉ".
    Lần đầu bước lên sân khấu đã trở thành đào chánh là sự thành công quá mức về sự nghiệp. Thế nhưng kèm theo đó cũng là bất hạnh về tình duyên của nghệ sĩ Phùng Há...

    (Còn tiếp)
    Theo Xa lộ pháp luật
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 4 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    Koala (09-09-2013), Lê Phương (08-09-2013), NGOC MINH (09-09-2013), romeo (09-09-2013)

  3. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    Tình ái thăng trầm của người đẹp mua hột xoàn cả “vốc“

    Xinh đẹp và tài hoa, cô Bảy Phùng Há làm không ít trái tim chao đảo. Nhưng dù tài năng và sắc đẹp có đi theo cô cho đến hết cuộc đời thì những mối tình dù sâu nặng đến mấy lại cũng chỉ dừng bên cuộc đời cô một thời gian ngắn ngủi…

    Tình đầu
    sớm tan

    Mối tình của Phùng Há với người thầy dạy hát đầu tiên – nghệ sỹ Năm Châu - chớm nở thì bất ngờ anh Tư Chơi, nhạc sĩ đàn, tác giả trong gánh hát, thường đàn và dạy cô Phùng Há ca, tuyên bố kết hôn với cô. Năm sau, Phùng Há sanh đứa con gái đầu lòng, đặt tên là Bửu Chánh.
    Nhưng sau khi lấy nhau, Tư Chơi rượu chè say sưa suốt ngày và bắt đầu theo đuổi cô Kim Thoa, rất đẹp và ca cũng rất hay, bỏ mặc cô vợ trẻ Phùng Há.
    Cô Bảy Phùng Há thời trẻ.
    Trong hồi ký, nghệ sĩ Phùng Há ghi lại tâm sự như sau: “Mối tình đầu đời tan vỡ chóng vánh, tôi định ở vậy suốt đời, lấy nghệ thuật làm vui. Tới khi má tôi mất, tôi mới thật sự thấm thía nỗi cô độc của mình.Đang buồn vì má mất, lại phải xa con mới 6 tuổi (phải gửi người ở xa nuôi giúp), cơ duyên lại đưa đẩy tôi gặp “cậu Tư” George Phước, người mà thiên hạ đồn đại, thêu dệt bao nhiêu chuyện ly kỳ về mỹ danh Bạch công tử.

    Lúc này tôi đã rời gánh Tái Đồng Ban, về đầu quân cho gánh thầy Năm Tú”.
    Bạch công tử tên thật là Lê Công Phước, là con trai duy nhất của Đốc phủ Lê Công Sủng, người ở làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho xưa, nay thuộc phường 3, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.Vốn là người rất mê cải lương, trong thời gian ở Pháp, George Phước từng học về ngành sân khấu.

    Về nước, George Phước cùng ông Nguyễn Ngọc Cương (cha của nghệ sĩ Kim Cương) lập gánh hát Phước Cương (tên ghép của hai người).
    Khi say mê cô Bảy Phùng Há, George Phước tách ra khỏi đoàn Phước Cương và lập gánh Huỳnh Kỳ.

    Vợ Bạch Công Tử - mua hột xoàn cả vốc

    Cô Bảy Phùng Há đã ôn lại ký ức về mối tình này: “Cậu Tư rất mê coi hát, hễ có tuồng nào hay là cậu tự lái xe đi coi. Tôi nhớ rất rõ lần đầu tiên gặp cậu.
    Hôm ấy, gánh thầy Năm Tú lên Sài Gòn diễn tại rạp Modern Cinema, số 212 đường d’Espagne với vở tuồng Mạnh Lệ Quân thoát hài. Tôi sắm vai Mạnh Lệ Quân trong vở tuồng ấy.

    Khi vãn tuồng, tôi bước ra cửa, định lên xe ngựa về thì đã thấy cậu Tư chờ sẵn.
    Từ bữa đó, tôi hát ở đâu, cậu đều lái chiếc Fiat-sport tới coi, khi thì ở Mỹ Tho, Sài Gòn hay Sa Đéc. Có hôm vãn tuồng, cậu chở tôi về, hay đi ăn tối. Có cậu Tư, tôi thấy mình đỡ buồn hơn. Cậu rất chân thành và thẳng thắn, nhất là rất tôn trọng tôi.

    Kể từ lúc quen tôi, cậu không còn chú tâm đến cô gái nào nữa.
    Tôi rất bất ngờ, vì biết cậu là một người hào hoa và ong bướm, nhưng sau thời gian dài tìm hiểu, thấy tấm lòng của cậu đối với mình, tôi nghĩ cậu có thể san sẻ được với tôi những khó khăn, trong lúc tôi đang rất cô độc, tôi đã bằng lòng trao cuộc đời mình cho cậu”.Khi tôi vừa về làm vợ cậu, cậu biểu tôi nghỉ hát ở gánh thầy Năm Tú.

    Cậu đã đền bồi cho thầy Năm gần 100 mẫu ruộng để “chuộc” lại tôi về.
    Ngày tôi rời gánh thầy Năm, cậu Tư không cho tôi mang theo bất kỳ một món gì, kể cả tư trang, cậu hứa sẽ sắm lại cho tôi hết. Vừa về đến nhà, cậu cho thợ may, đo ni, mua lụa may cho tôi 20 bộ đồ mới.

    Tiếp theo cậu dẫn tôi đến một lò thợ bạc danh tiếng ở Mỹ Tho, biểu tôi chọn nữ trang.
    Cậu có cách chọn mua nữ trang rất kỳ lạ, không hổ danh Bạch công tử như lời đồn đại. Tôi nhớ, tôi đang ngồi chọn hột xoàn, coi hột nào đẹp tôi mới lấy, thì cậu bước tới, hốt cả bụm tay, đưa cho chủ lò, biểu là đếm bao nhiêu hột rồi tính tiền.

    Những tháng ngày ngọt ngào trong “lâu đài nổi”

    Bạch Công tử đã tiêu tốn rất nhiều tiền vì sự nghiệp cải lương. Độc đáo của cậu Tư Phước là đầu tư không chỉ cho nghệ thuật tuồng tích mà còn nâng cao cung cách hoạt động và bậc thang xã hội của nghệ thuật cải lương.
    Rạp hát Huỳnh Kỳ do Bạch Công tử xây dựng, sau bán cho chủ khác, đổi tên thành rạp Viễn Trường ở Mỹ Tho
    Trong khi xã hội còn nặng mang quan niệm “xướng ca vô loài” thì cậu Tư Phước đã xây dựng cho nghệ sĩ cải lương một phong thái sống kiểu ông hoàng bà chúa và đi đầu trong những sinh hoạt mới mẻ của xã hội.Thời đó những gánh hát khác đều đi bằng ghe chèo thì Bạch Công tử lại sắm một lúc tới 3 chiếc ghe chài có gắn máy nổ dùng để chở đào kép đi lưu diễn và được trang bị như là du thuyền.

    Theo mô tả thì chiếc đi đầu chở Bạch Công tử và Phùng Há, có lầu, phía trước có cột cờ và treo cờ vàng, biểu tượng của gánh Huỳnh Kỳ. Đào kép thì đi trên chiếc ghe thứ hai, được ngăn thành nhiều phòng, nhiều ô cửa sổ, có bếp ăn, chỗ vệ sinh... Chiếc thứ ba thì chở thầy đàn, nhân viên phục vụ và cả một đội bóng.
    Mỗi khi gánh hát đi tới đâu, Bạch Công tử cho đào kép lên bờ đứng xếp hàng và bắt tay xã giao với chính quyền sở tại.

    Sau đó thì hát bản đoàn ca, cờ vàng được kéo lên và Bạch Công tử lấy súng lục ra đưa lên trời nổ liền mấy phát.
    Sau đó, trong lúc đào kép lo chuẩn bị cho đêm diễn thì đội bóng thi đấu giao hữu với đội bóng của địa phương, với mục đích thu hút khán giả tối đi xem hát. Và cho dù thắng hay thua, đội bạn cũng được chiêu đãi và mời xem hát.Nhờ lưu diễn bằng ghe nên thời đó dù ở những vùng chợ quê xa xôi như Vĩnh Kim, Ba Dừa, Cái Thia... đều có gánh hát tới.

    Trong hồi ký của nghệ sĩ Ba Vân cũng có nhắc tới việc này. Ông xem Bạch Công tử như là người ơn, vì đã có công đóng góp, tạo điều kiện cho sân khấu cải lương phát triển.
    Ngay những năm tháng cuối đời, cô Bảy vẫn ghi khắc ký ức về những ngày tháng đẹp đẽ này: “Đúng như lời hứa, cậu lập cho tôi một gánh hát, đặt tên là gánh Huỳnh Kỳ. Thời đó, những gánh hát nhỏ, đi hát từ tỉnh này sang tỉnh khác, thường vận chuyển bằng xe bò, xe ngựa.

    Chỉ có những gánh lớn mới có tiền sắm ghe chài.
    Cậu Tư chịu chơi, mua lại một ghe chài lớn như cái nhà của ông đốc phủ Mầu (một đại điền chủ giàu có ở Mỹ Tho mua trọn cả Cù lao Năm Thôn và là cha vợ của Fancinhi chủ khách sạn Cintinental).Mua ghe chài xong, cậu Tư cho trang hoàng lại, như một tòa lâu đài nổi trên sông, với đầy đủ tiện nghi để cậu và tôi ở. Ngoài ra, cậu Tư còn sắm thêm 3 chiếc ghe chài nhỏ để vận chuyển đạo cụ, đồng thời là chỗ tá túc của anh em hậu đài.

    Mỗi khi gánh Huỳnh Kỳ đi tới đâu, dọc hai bờ sông, dân địa phương túa ra coi nườm nượp. Tôi làm đào chánh trong gánh, chỉ biết say sưa với những vai tuồng, hoàn toàn cống hiến tâm trí cho nghệ thuật nên mọi việc đều để cậu Tư lo liệu. Tánh cậu Tư phóng khoáng, không quan tâm đến chuyện tiền bạc nên hàng đêm lời, lỗ thế nào, cậu ít để ý mà phó hết cho người quản lý.

    Vé bán được không nói gì, còn không bán được, thiếu tiền trả cho anh em, cậu Tư về Mỹ Tho, bán đất, lấy tiền lấp vô.
    Lênh đênh sông nước trên chiếc ghe chài lộng lẫy, khắp Nam Kỳ lục tỉnh, tôi đã được sống trong những ngày hạnh phúc. Ăn ở với nhau được một năm, tôi sinh cho cậu Tư đứa con trai, đặt tên là Paul Lộc.

    Nhưng số phận của đứa con trai bé bỏng rất ngắn ngủi. Chưa đầy hai tuổi, Paul Lộc mắc chứng bệnh ban bạch mà chết”.
    Cái chết của Paul Lộc mới chỉ là tín hiệu đầu tiên của những cơn giông bão sau này trong chuyện tình vừa uất hận vừa bi thương vừa cao cả, độ lượng của hai người.

    (Còn tiếp)
    Theo Xa lộ pháp luật
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 7 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    caophihung (09-09-2013), kimhong (08-09-2013), Koala (09-09-2013), Lê Phương (08-09-2013), NGOC MINH (09-09-2013), romeo (09-09-2013), thành luân (08-09-2013)

  5. CLBDCTT_DONGTAI
    Avatar của CLBDCTT_DONGTAI
    PHONG_VU ơi sao này bạn có viết bài hay sưu tầm bài của người khác thì nên tìm hiểu thêm nhé. trường hợp của Bé Thế Thanh là vẫn chứng cho bạn đó
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to CLBDCTT_DONGTAI For This Useful Post:

    romeo (09-09-2013)

ANH EM CHANNEL