1. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    Trong vở cải lương Ngao Sò Ốc Hến của đoàn Sài Gòn 1 ngoài những vai chính do các nghệ sĩ ưu tú thủ diễn như: Thanh Kim Huệ (Thị Hến), Thanh Điền (quan huyện), Giang Châu (trùm Sò), Trường Xuân (Ngao), Nam Hùng (thầy lý), Tô Kim Hồng (vợ quan huyện)… còn có vai 2 người ở đợ Ất, Giáp.
    NS Tuấn Cường&NS Lệ Thu
    Hai vai diễn này chỉ để tô đậm thêm tính cách bần tiện, keo kiệt của Trùm Sò, miêu tả thân phận cơ cực của những người nông dân nghèo bị địa chủ bóc lột thậm tệ. Vai diễn không nhiều nhưng bằng bút pháp tài hoa của một nghệ sĩ bậc thầy – NSND Năm Châu, bằng sự dàn dựng tinh tế của NSND Ba Vân, và đặc biệt vai Ất lại rất phù hợp với Tuấn Cường, giọng ca ấm áp của anh mang âm hưởng của nghệ sĩ lừng danh Hùng Cường đã chinh phục người xem ở lớp diễn Ất, Giáp bị Trùm Sò chửi mắng.

    Qua mấy mươi năm đi hát, với vị trí một kép chánh, Tuấn Cường có nhiều vai diễn hay nhưng để khán giả nhớ cho tới ngày hôm nay, vai Ất là vai để lại nhiều ấn tượng nhất, khán giả có người quên tên nghệ sĩ đóng vai Ất, nhưng qua vai Ất người ta lại rất thích người nghệ sĩ ấy. Câu vọng cổ mà Tuấn Cường ca ở lớp kể lể với Trùm Sò đã đi sâu vào lòng người Tuấn Cường sanh năm 1953 tại Đồng Nai, tên thật của anh là Nguyễn Văn Hậu.

    Sau năm 1975, đoàn văn công Đồng Nai được xây dựng lại, đoàn tuyển một số diễn viên trẻ để đào tạo, rước các thầy cô ở trường Nghệ Thuật Sân Khấu về dạy như thầy Thanh Hạp, thầy Ngọc Thạch, cô Thu Vân… Anh lấy nghệ danh là Thanh Hậu, trong đàon còn có Bảo Thanh (trưởng đoàn cải lương Long An, đã mất), Bảo Linh (đã mất).

    Thanh Hậu là kép chánh của đoàn, vừa có gương mặt sáng đẹp, vừa có giọng ca hay, là người của đại phương nhà nên rất được quan tâm. Sau đó, đoàn có tăng cường nữ nghệ sĩ Hồng Đào từ trường Nghệ Thuật Sân Khấu về hát cặp với Thanh Hậu trong vở Lục Vân Tiên. Sau này, Hồng Đào đổi nghệ danh là Phương Hồng Thủy.

    Tuổi trẻ hợp nhau trên sân khấu, mến nhau ngoài đời, sau mấy năm tìm hiểu hai người quyết định tiến tới hôn nhân, họ có một đứa con gái. Những tưởng đôi uyên ương Hồng Đào – Thanh Hậu gắn bó với nhau suốt đời thì biến cố xảy ra, Thanh Hậu vì bất đồng quan điểm với Ban phụ trách đoàn thời đó đã xin nghỉ đi đoàn khác.

    Vợ chồng trẻ xa nhau, dần đi đến rạn nứt, Hồng Đào nuôi con còn Thanh Hậu một mình bôn ba đây đó. Cho tới hôm nay, nghĩ tới cuộc chia tay này, Tuấn Cường vẫn không nghĩ nó xảy ra, vì mối tình đầu rất đẹp. Bây giờ mỗi người đều có gia đình riêng, con cái cũng đã yên ấm bên chồng, họ trở thành đôi bạn thân. Nếu ngày ấy Thanh Hậu không rời đoàn…

    Hết duyên cũng nghĩa bạn nghề…
    Còn tình sân khấu, khắc ghi một đời…

    Nghỉ đoàn Đồng Nai, Thanh Hậu về hát chánh đoàn Sông Hậu 1 cùng với Dũng Thanh, Trang Mỹ Khanh, được hơn một năm thì anh về hợp tác với đoàn cải lương Sài Gòn 1, được soạn giả Minh Thùy giới thiệu lên ca Đài Phát Thanh, anh rất mê, thần tượng Hùng Cường và chất giọng phần nào cũng mang âm hưởng người nghệ sĩ tài hoa ấy, anh quyết định đổi tên thành Tuấn Cường.

    Được sự ủng hộ của nghệ sĩ Bạch Tuyết, Tuấn Cường đã ca với Bạch Tuyết nhiều bài trên sóng phát thanh, nổi bật nhất là bài Nàng Tiên áo Trắng. Ở Sài Gòn 1 được một thời gian, Tuấn Cường về cộng tác với đoàn Trúc Giang diễn chung với Mỹ Châu, Tuấn Thanh, lúc này anh thu Đài với nhiều giọng ca nữ nổi tiếng, bài hát của anh được nhiều thính giả yêu cầu, trở thành một giọng ca trẻ được nhiều người yêu thích.

    Đang trên đà đi lên, Tuấn Cường được nhiều đoàn tỉnh mời mọc, anh đã cùng Lệ Trinh kết hợp thành một liên danh đi ra đoàn Sông Hương ở Huế hát được sáu tháng. Sau đó, anh trở về Phước Chung hát chia với nghệ sĩ Kim Tử Long. Đoàn Sài Gòn tái dựng vở Ngao Sò Ốc Hến, Tuấn Cường được mời trở lại hát cặp với nghệ sĩ Thanh Ngân, Linh Vương hát với Linh Huệ.

    Khi sân khấu bắt đầu khủng hoảng, Tuấn Cường cùng với vợ tình chuyện làm ăn thêm để ổn định cuộc sống gia đình, lúc đó quán nghệ sĩ mới nhen nhúm mọc lên, ở bên Quận 8 có quán nghệ sĩ Văn Giỏi và Minh Trung – Kiều Minh Trang là đình đám nhất, Tuấn Cường về làm ở quán Hoa Viên – Thuận Kiều, quận 5, có lẽ mát tay với nghề mới nên công việc làm ăn phát triển mạnh, anh mua được nhà và sau này mở ra quán Ngọc Cúc một thời gian dài rất nổi tiếng ở Bến Hàm Tử nay là đường Võ Văn Kiệt.

    Làm ăn phát đạt, Tuấn Cường thường hay làm công tác từ thiện, nhất là hay đi cúng ở các chùa, từ công việc ghi lại hình ảnh những chuyến đi đó, anh lại yêu thích nghề quay phim, trở thành một cameraman chuyên nghiệp, chuyên quay các phim về đạo Phật, về các buổi lễ cúng kiến ở các chùa.

    Công việc vất vả hơn nhưng tạo cho anh niềm vui mới, có dịp chia sẻ với cộng đồng. Thoắt đó đã mấy mươi năm đi theo nghiệp cầm ca, dù ngày nay không còn trực tiếp biểu diễn trên sân khấu nữa, Tuấn Cường vẫn hát ở các chùa cho Phật tử cho các khán giả mộ đạo.

    So với một số giọng hát khác, ảnh hưởng bởi giọng ca của Hùng Cường thì Tuấn Cường là người có giọng ca ngọt ngào, điêu luyện nhất. Từng là một nghệ sĩ chánh đứng trên nhiều sân khấu lớn, một giọng ca tên tuổi ở Đài Phát Thanh, có lẽ nhờ ưu thế đó mà cách ca vọng cổ của Tuấn Cường vẫn có những nét riêng của mình, đầy cảm xúc, ca không để khoe hơi mà chủ yếu vẫn là diễn tả nội dung bài hát cần thể hiện. Có một quy luật chung, hầu như những giọng ca khi biết diễn thường ca hay hơn so với người chỉ có giọng ca mà không biết diễn.

    Nhắc lại một thời đã qua, ánh mắt Tuấn Cường chợt buồn xa xăm, anh tâm sự:”làm sao có thể tìm lại không khí tưng bừng, thu hút mãnh liệt của sân khấu cải lương những năm đã qua. Đi hát bây giờ toan tính quá, chất bay bổng, lãng mạn, vui vẻ, hồn nhiên vốn của nghệ sĩ đã mất dần thay vào đó là sự xa hoa, kiểu cách, hình thức, dần xa rời khán giả và tình đồng nghiệp cũng đã phôi phai.

    Dường như hình thức bên ngoài được chú trọng hơn cái đẹp ở tâm hồn, phong cách phóng khoáng, tình đời được thay bằng cách ứng xử thực dụng.” Thỉnh thoảng, Tuấn Cường cùng bạn bè là nghệ sĩ ngày trước trà tam, rượu tứ nhắc chuyện ngày xưa. Ôi! Tình yêu sân khấu, đã mang cái nghiệp vào thân làm sao dứt được. Và ước muốn, nếu trẻ lại vẫn đi hát cải lương, có gì vui cho bằng vừa đam mê, vừa yêu say đắm, chỉ có cải lương mới làm cho người rung động con tim đến như vậy

    Việt Khang
    Nguồn tin: Báo sân khấu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 4 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    DOHOANG (27-08-2013), Duongtonhu (27-08-2013), romeo (28-08-2013), Tống Thành Tâm (27-08-2013)

  3. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Đúng là ngày xưa còn nhỏ xem Nghêu Sò Ốc Hến có biết nam NS Tuấn Cường này, cũng biết thông tin anh và NS PHT là một cặp đội thời còn trẻ.

    Sau vở này thì ít khi có thông tin về anh nữa.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to DOHOANG For This Useful Post:

    romeo (28-08-2013), Tống Thành Tâm (27-08-2013)

  5. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    Nhìn chị Mỹ Thu ngày xưa "hương sắc" quá hen. Nhìn gương mặt NS Tuấn Cường chỉ thấy quen quen
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:

    romeo (28-08-2013)

  7. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    NHƯ bị GT hén. Gương mặt đó là của nữ NS Lệ Thu (em ruột NSND Lệ Thủy), bài báo cũng có ghi chú tên mà ? Không phải NS Mỹ Thu Như ơi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following User Says Thank You to DOHOANG For This Useful Post:

    romeo (28-08-2013)

ANH EM CHANNEL