Ngân Tuấn là một nghệ sĩ tên tuổi, đẳng cấp, thuộc hang kép đẹp, ca hay, từng hát chánh cho nhiều sân khấu lớn như Sông Bé 2 của bầu Quới, Trần Hữu Trang, nhưng đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long mới là nơi để anh khẳng định tài năng, tạo nên danh tiếng, có nhiều năm gắn bó nhất, một trong những ngôi sao đa năng, xuất sắc trên sân khấu cải lương tuồng cổ.
Tên thật là Đoàn Văn Đầy, sanh năm 1968 tại Thủ Đức, quê ngoại ở Sóc Trăng, định cư và trưởng thành ở quận 10 Tp. HCM. Là học sinh của trường Phan Sào Nam, từ nhỏ rất mê bong đá, ước muốn sau này sẽ trở thành một cầu thủ, 14 tuổi đăng ký vào học đá bong ở Trường năng khiếu nghiệp vụ Tao đàn, gặp môi trường đào tạo tốt, lại đúng với ham thích, sở trường, chẳng bao lâu Ngân Tuấn trở thành một tiền đạo bén nhọn, trụ cột của đội bong, tương lai có thể là một cầu thủ giỏi.
Tuổi nhỏ hăng say, nhiệt huyết, nhưng non nớt kinh nghiệm khiến Ngân Tuấn trả giá đắt, trong một trận cầu sôi nổi trước đội bạn rất mạnh. Để giành thắng lợi cho đội nhà Ngân Tuấn tả xông hữu đột, khuấy nát hang hậu vệ đối thủ, ghi bàn, cái giá của chiến thắng là bị hậu vệ đối phương đốn gãy chân, tưởng đã thành thương tật suốt đời. Hơn sáu tháng chân bó bột, di chuyển bằng đôi nạn gỗ, tạm nghỉ học chữ, ước mơ trở thành cầu thủ nổi tiếng trở thành nổi thất vọng đau đớn của chàng thiếu niên vừa chớm lớn, năm ấy Ngân Tuấn vừa tròn 16 tuổi.
trong lúc nằm dưỡng thương người bạn than thương nhất là chiếc radio sớm chiều rỉ rả bên tai, mỗi lần nghe tường thuật trực tiếp trận đấu bóng đá nào đó là nước mắt trào lăn trên má, niềm đam mê được đá bong vẫn hừng hực trong long. Những lúc như thế, nhờ chương trình ca nhạc cải lương phát vào buổi trưa, hay buổi chiều của đài phát thanh, xoa dịu phần nào nỗi đau trong long, và cái chân gãy như mau lành hơn, qua những bước đi khập khểnh.
Nghe ca cổ riết đâm ghiền, rồi mê luôn, những giọng ca Thanh Tuấn, Hoài Thanh, Thanh Kim Huệ, Lệ Thủy, Mỹ Châu trở thành thần tượng, vừa đi lại được Ngân Tuấnquyết định ghi danh học ca tại lò đào tạo của nghệ sĩ Út Trọn, một năm sau thì ca rành rẽ vọng cổ, ban am, sáu bắc và một số bài bản thong dụng dùng cho cải lương. Ngân Tuấn có người anh bà con cô cậu là bầu Quới là trưởng đoàn Sông Bé 2, vậy là anh chọn sân khấu là nơi khởi nghiệp, bắt đầu cho một hành trình gian nan mà hấp dẫn.
TỪ QUÂN SĨ ĐI LÊN…
Đoàn Sông Bé 2 với lực lượng nghệ sĩ trẻ hung mạnh: Minh Kỳ, Thanh Cúc, Huỳnh Thái Dũng, Tuyết Anh, bé Hoàng Vân, hề Tẩu Tẩu… Ngân Tuấn vào đoàn làm hậu đài, làm quân sĩ, lương thấp, chỉ đủ để ăn buổi tối, lấy lại sức sau đêm diễn lao động cực nhọc, đói cồn cào, thường phải nhịn ăn sáng bằng những giấc ngủ dài chờ tới giờ cơm hội.
Một năm sau (18 tuổi) được hát vai phụ, vai bạn của Lâm Sanh trong tuồng Lâm Sanh – Xuân Nương, có ca một câu vọng cổ, với nghệ danh Bảo Hoàng, vậy là sướng lắm rồi. Một thời gian sau, bầu Quới thấy thằng em của mình bắt đầu nhổ giò cao lớn, mặt mày sang sủa, ra vẻ kép hát, giọng ca khỏe ấm vang xa, khan giả đã chú ý nhiều, vai nào cũng có ca một câu vọng cổ, dù vai rất ít, có khi chỉ nói vài câu.
Được đôn lên hát kép nhì trong các tuổng Tình sử A Nàng, Lửa hồng Đông Đô, nghệ sĩ Hoàng Dưỡng và hề Tẩu Tẩu rất thương, chỉ dạy nhiều, hai ông bảo đổi nghệ danh, sẵn mê Thanh Tuấn, khoái Ngân Giang nên đổi từ Bảo Hoàng qua Ngân Tuấn luôn cho tới ngày nay.
ĐỔI TÊN, ĐỔI VẬN
Đoàn cải lương Sông Bé 2 có sự thay đổi diễn viên chánh Minh Kỳ nghỉ đoàn; Linh Tâm, Cẩm Thu, Minh Thuận về thay thế, một số tuồng mới được dàn dựng như: Vương Thúy Kiều, Mùa tôm, Nỗi oan người mẹ rất ăn khách, đoàn thường xuyên hát ở TPHCM.
Bên cạnh Linh Tâm đang rực rỡ, ăn khách, Ngân Tuấn cho thấy tương lai triển vọng của mình, một kép trẻ đẹp trai, ca hay, diễn tốt. Với tánh tình hiền lành, chịu khó học hỏi, chưa tới 20 tuổi Ngân Tuấn trở thành kép chánh của đoàn Sông Bé 2, thay thế Linh Tâm hát với Thanh Cúc, khi Linh Tâm về nhà hát Trần Hữu Trang.
Làm ăn phát đạt, bầu Quới lập them đoàn hát nữa, song song hai đoàn cùng hoạt động mạnh. Đoàn Sông Bé 2A với Châu Thanh, Linh Huệ, Ngân Tâm hát chánh, đoàn Sông Bé 2B do Ngân Tuấn, Thanh Thủy, Thanh Liễu My, Tuấn Anh (Bình ba tô),, hề Vũ Đức làm chủ lực.
Năm 1990 là năm có bước ngoặc quan trọng trong sự nghiệp ca hát của Ngân Tuấn, dù đang hát chánh ở đoàn Sông Bé 2B, nhưng là anh kép tỉnh không hơn, không kém, muốn nâng tầm phải về hát sân khấu TPH-CM thôi. Cơ may đến, đoàn Huỳnh Long đang thiếu kép chánh vì Đức Lợi và Ngọc Huyền đi Pháp diễn, Ngân Tuấn được mời về hát thay cho Đức Lợi, phải học them vũ đạo, được nghệ sĩ Bạch Mai tận tình chỉ dạy, nghệ sĩ Hữu Huệ luôn sát cánh hướng dẫn, lần đầu hát tuồng cổ Ngân Tuấn gieo ấn tượng tốt với đoàn, thay thế Ngọc Huyền hát với Ngân Tuấn lúc ấy là nghệ sĩ Hồng Nhung.
Khi đoàn tập vở Mặt trời đêm thế kỷ được phân vai Vũ Văn Nhậm, một vai có tính cách mạnh mẽ, có đất diễn, Ngân Tuấn đã để lại dấu ấn ở vai diễn này, đoạt HCB tại hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 190 tại Cần Thơ. Kể từ đó Ngân Tuấn không tham gia hội diễn nữa, đây là thiệt thòi lớn cho anh, là diễn viên ngôi sao dù chưa phải là ngôi sao lớn như Vũ Linh, Kim Tử Long…
Ngân Tuấn là lớp nghệ sĩ nổi tiếng kế cận, có nhiều đóng góp cho sân khấu cải lương. Sau này Ngân Tuấn là người hát vai Nguyễn Huệ trong vở mặt trời đêm thế kỷ. Trước khi Kim Tử Long và Ngọc Huyền thành đôi bạn diễn ngôi sao, Ngân Tuấn từng là bạn diễn ăn ý của Ngọc Huyền. Trong vở Mai trắng se duyên một lần nữa Ngân Tuấn đã thể hiện vai diễn của mình một cách xuất sắc, Nếu không có biến cố trong nội bộ đoàn Huỳnh Long, nếu Ngọc Huyền không rời đoàn về đoàn Minh Tơ, thì chắc chắn ngân Tuấn ngày nay đã khác.
Ngọc Huyền là nghệ sĩ lớn, tài năng đủ sức đưa bạn diễn của mình lên cao, những bạn diễn đóng cặp với Ngọc Huyền đều đã thành danh. Chính Ngọc Huyền đã mời Ngân Tuấn đóng chánh qua các vở cải lương Xử án Phi Giao, Trần Bình Trọng và nhiều vở diễn khác, sự chia tay của Ngọc Huyền ới đoàn Huỳnh Long là nuối tiếc lớn nhất trong lòng của Ngân Tuấn.
Khi Thanh Thanh Tâm về hát thay Ngọc Huyền, có Minh Vương đóng cặp, Ngân Tuấn hát với Ngân Hà qua vở Sở Vân cưới vợ. Minh vương nghỉ Ngân Tuấn lên đóng thay vai, nổi bật trong Ngọc Kỳ Lân. Sau đó cùng đóng chánh với Thoại Mỹ trong vở Tâm sự một cô đào. Rồi Minh Phụng về, thay thế Minh Vương, từ đó Ngân Tuấn trở thành một nghệ sĩ chuyên đóng thế những ngôi sao.
Vốn trực tính, làm nghề bằng đam mê, không bon chen, tranh giành, Ngân Tuấn chịu không ít thiệt thòi, bởi bao nhiêu chiêu trò ở phía sau hậu trường, nghệ thuật cải lương đẹp, hào nhoàng trên sâu khấu, khi màn nhung khép không ít khoảng tối, đau bồn…