Trang 1/2 1 2 CuốiCuối
  1. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    LÀ NGƯỜI VIỆT GỐC HOA, MỚI 6 TUỔI CHÍ TÂM ĐÃ ĐƯỢC NGƯỜI CHA LÀM NGHỀ KINH DOANH NHƯNG MÊ ĐỜN CA TÀI TỬ CHO ĐI HỌC ĐÀN, CA CỔ NHẠC. ANH CÓ GIỌNG CA KHOẺ NGỌT MÙI,ĐỘC ĐÁO ĐỦ SỨC TẠO NÊN MỘT ”TRƯỜNG PHÁI CHÍ TÂM”. CHƠI THẠO 7 LOẠI NHẠC CỤ: PIANO, ORGAN, ĐÀN TRANH, ĐÀN BẦU, ĐÀN KÌM, ĐÀN CÒ, GUITARE PHÍM LÕM; SÁNG TÁC BÀI CA CỔ,

    LÀM PHÁT THANH VIÊN, BIÊN DỊCH TIẾNG HOA, LÀM BÁO, MỞ LỚP DẠY ĐÀN CA TÂN LẪN CỔ; BIÊN SOẠN, DIỄN GIẢ, ĐẠO DIỄN, TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TÁC GIẢ - TÁC PHẨM CỔ NHẠC, LÀM PHÒNG THU… VÀ ĐANG THÀNH CÔNG Ở LÃNH VỰC KINH DOANH LÀ NHỮNG CÔNG VIỆC MÀ NGHỆ SĨ HẢI NGOẠI ĐA TÀI CHÍ TÂM TỪNG TRẢI QUA.



    59 TUỔI ĐỜI, 53 NĂM THEO NGHỀ.
    Cha mẹ nghệ sĩ Chí Tâm là người Việt gốc hoa, ông bà nuôi 11 người con khôn lớn nhờ cửa hàng tạp hóa lớn hiệu Vinh Hưng ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Sống bằng nghề buôn bán nhưng ông Dương Hưng thân phụ của Chí Tâm lại rất đam mê đàn ca tài tử, nên ông đã tạo cho ba người con trai theo nghề hát là Chí Tâm (con trai thứ ba), nổi tiếng nhất với vai diễn để đời – Điệp trong vở ”Lan và Điệp”; Chí Hải (con thứ năm), kép đẹp mùi ở đoàn Sài Gòn 3; và Chí Hà (thứ sáu) – Kép lão độc mùi trước đi đoàn Kiên Giang, hiện mở lớp dạy vẽ, kiêm làm thợ vẽ pa-nô, áp-phích, dàn dựng phong trào cho Trung tâm Văn hóa huyện Trà Ôn , Vĩnh Long.

    Nhà ở gần rạp hát nên từ nhỏ Chí Tâm thường được bà ngoại dẫn đi coi hát. Sẵn có lòng đam mê, nên mới 6 tuổi, cậu bé Chí Tâm đã xin cha mẹ cho đi học đàn ca cổ nhạc. Anh được thọ giáo học đàn và ca với nhiều nhạc sĩ cổ nhạc danh tiếng trong vùng như: Mười Ngoạn, Mười Kiên, Năm Thê, thầy Minh,…

    Năm 13 tuổi, sau khi học xong tiểu học Hoa ngữ, Chí Tâm được gởi lên Sài Gòn học đàn ca với nhạc sĩ Út Châu, tức soạn giả Yên Sơn. Lợi thế của nhạc sĩ Út Châu là ông phụ trách hòng thu của Hãng diả Continental ỡ Chợ Lớn, ông tham gia hợp soạn nhiều vở tuồng hài ngắn, bài ca cổ cho Hãng để thau dĩa , nên những vai phụ thường giao cho các học trò của ông thực tập trong thời gian học nghề. Chí Tâm học ca đầy đủ các loại bài bản cổ nhạc và đàn ghitare phím lõm với thầy Yên Sơn. Khi vào phòng thu nhờ hoàn thành tốt nhiều vai trò, nên Chí Tâm được thầy đánh giá là học trò sáng dạ và có năng khiếu nhất trong số học trò thành danh của ông.

    Năm 1967 Chí Tâm được giới thiệu đi hát ở đoàn đầu tiên là đoàn Tinh Hoa của bà bầu Mười Cơ. Tại đoàn này anh được các nghệ sĩ đàn anh là Hữu Lộc (tức NSUT – Đạo diễn Hữu Lộc bây giờ), Ngọc Thanh và kép Chí Thanh dạy vũ đạo , điệu bộ và kinh nghiệm diễn xuất trên sân khấu.

    Năm 1968 hay tin mẹ bị bệnh, Chí Tâm về quê giúp cha quán xuyến tiệm chạp phô và học thêm tiếng Hoa. Khi mẹ khoẻ lại, anh lên Cần Thơ học nghề chụp ảnh trong tiệm hình nổi tiếng Á Châu. Trong thời gian học chụp rọi ảnh, Chí Tâm tranh thủ thọ giáo đàn bầu với ông Tư Quốc – biệt danh Cò Quốc – một nhạc sư đàn cò nổi tiếng.

    CA HAY, ĐÀN GIỎI.
    Cò Quốc lại là bạn thân của nhạc sĩ Chín Trích (cha của NS Tú Trinh). Không bỏ qua cơ hội học hỏi nghề đàn, hát từ tất cả những nhạc sĩ tài danh, những nghệ sĩ đàn anh, chị tài năng đi trước, nên khi hành nghề trên sân khấu, Chí Tâm có thể đóng tốt vai kép mùi, kép lẳng, mà làm vai lão, hề cũng sâu sắc có duyên. Khi vào dàn đờn, anh có thể chơi thạo đàn cò, tranh, kìm, bầu, hay đàn guitare phím lõm cũng tuyệt hay…

    Năm 1971, Chí Tâm về cộng tác vời Đoàn Dạ Quang Châu, được xem như Đoàn Thanh Minh 2 của bà Bầu Thơ giao cho vợ chồng soạn giả Tám Vân – Nhị Kiều quản lý. Vì tình trạng giới nghiêm ở Sài Gòn và các tỉnh lớn, nên đoàn phải lưu diễn ở vùng sâu vùng xa như tỉnh Hậu Giang, Long Xuyên hay các làng xã như Cái Tàu Hạ, Mỹ Hiệp, Mỹ Hội Đông…

    Năm 1972, đoàn Dạ Quang Châu ngưng rã gánh, Chí Tâm về hát cho đoàn Kim Chung 5, thế vai cho nghệ sĩ Minh Vương vì Minh Vương bị bắt đi quân dịch. Thời gian này đòn Kim Chung 5 chuyên đi lưu diễn miền Tây ở các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc và các vùng xa xôi, hẻo lánh. Anh nổi danh với vai Lữ An Tùng (tuồng ”Nhạn về xóm liễu”) hát với Lệ Thủy , Kiều Tiên và Minh Phụng, vai Thái tử lưng gù (vở ”Băng Tuyền Nữ Chúa”), vở ”Bên cầu vọng thê”(tức ”Giai nhân bên suối bạc”)…

    Sau đó Chí Tâm qua đoàn Kim Chung 2 , thay nghệ sĩ Phương Bình – HCV giải Thanh Tâm 1967 – hát kép chánh với đào Mỹ Châu, được khán giả yêu thích trong những vở hương xa: ”Người phu khiêng kiệu cưới”(vai Lả Chương Bình), ”Kiệu hoa lạc lối về”…và đặc biệt là vở tuồng xã hội thể nghiệm rất thành công ”Vòng tay buông lỏng” của soạn giả Yên Lang, anh hát chánh với đào Thanh Kim Huệ.

    Từ năm 1974, cha con nghệ sĩ Hữu Phước và Hương Lan được mời về cộng tác với đoàn Kim Chung và cùng Chí Tâm có mặt trong tuồng ”Hán Đế biệt Chiêu Quân”, với vai chánh do Chí Tâm và Hương Lan thủ diễn. Sau đó cặp đôi này tiếp tục gặt hái thành công khi đóng chánh trong vở ”Nắng thu về ngõ trúc” cũng của soạn giả Yên Lang.

    Chính thức đi hát ở nhiều sân khấu trong khoảng thời gian chưa tới 9 năm giữa thời buổi đất nước đang có nhiều biến động, tuy được những đoàn đại bang mời về hát chánh, nhưng không có nhiều cơ hội được hát ở sân khấu tráng lệ ở thành phố, mà phải thường lưu diễn ở các tỉnh xa xôi, Chí Tâm may mắn có cơ hội có được vai diễn để đời khi được soạn giả Loan Thảo và Hoàng Việt mời thu âm vai Điệp trong vở ”Lan và Điệp” cho Hãng dĩa Việt Nam vào đầu năm 1973.

    ”Khi thua âm vở ”Lan Và Điệp”, tôi 20 tuổi, còn Thanh Kim Huệ tròn 18 – nghệ sĩ Chí Tâm bồi hồi nhớ lại – Các giọng ca vàng đàn anh đàn chị đều đã được các hãng dĩa lăng-xê, sau một loạt chương trình ngắn, đã đến lúc hãng dĩa đáng giá được tầm mức tên tuổi của cặp đào kép trẻ đang lên tôi và Huệ, nên tập trung lăng-xê mạnh vai Lan và Điệp. Và họ đã không nhìn lầm khi chọn mặt gửi…dĩa. Thời đó soạn giả Loan Thảo kiêm luôn vai trò dàn dựng. Cả ê-kíp từng câu thoại, lời ca với nhau khoảng 5 lần cho soạn giả nghe rồi góp ý, rồi vào phòng thu. Ông nhẹ nhàng: ”chỗ này em phải ca vầy, phải thoại vầy mới hay…”, nhờ soạn giả Loan Thảo cố vấn, mà lớp Lan tiễn Điệp lên đường ra tỉnh học, Lan mới có được câu thoại: ”ăn tiền” ngập ngùng e ấp: ”Chiều nay,…người ta đi hả?”, thay vì ”anh đi hả?”.

    Vờ đó chưa từng được diễn trên sân khấu, và ai cũng lấy đó làm tiếc. Vì nghệ sĩ được tập hợp từ nhiều đoàn, nào là Hùng Minh, Mai Lan, Tú Trinh, Chí Tâm, Thanh Kim Huệ,…nên rất khó tập trung lực lượng để cùng diễn chung trong một xuất hát. Vai Điệp là một trong những kỷ niệm quý giá, là may mắn trong đời đi hát của tôi khi được khán giả nhắc nhở và yêu mến đến tận hôm nay…”

    ÁI MINH
    Kỳ sau: Những năm tháng buôn ba

    Nguồn tin: Báo sân khấu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 4 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    MEM (11-09-2012), nguoiyeuvannghe (30-08-2012), romeo (30-08-2012), Thanh Hậu (30-08-2012)

  3. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Chú Chí Tâm thật là tài quá, chơi được nhiều nhạc cụ ghê, cái hình chú hồi trẻ đẹp trai quá, hihi !
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:

    nguoiyeuvannghe (30-08-2012), Phong_Vũ (30-08-2012), romeo (30-08-2012)

  5. Lục Tỉnh
    Avatar của Lục Tỉnh
    Nghe kể thấy thích ghê.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to Lục Tỉnh For This Useful Post:

    romeo (30-08-2012), Thanh Hậu (30-08-2012)

  7. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    CHUYỆN ĐỜI CHUYỆN NGHỀ: NĂM 1978, Ở TUỔI 25, NGHỆ SĨ CHÍ TÂM SANG PHÁP ĐỊNH CƯ THEO DIỆN BẢO LÃNH. TRONG 34 NĂM BÔN BA Ở XỨ NGƯỜI VỚI HƠN 5 LẦN CHUYỂN CHỖ Ở QUA HAI QUỐC GIA PHÁP VÀ MỸ, TRẢI QUA NHIỀU NGHỀ TAY PHẢI LẪN TAY TRÁI, HIỆN NAY HOẠT DDỘNG NGHỀ NGHIỆP (KINH DOANH VÀ BIỂU DIỄN) LẪN CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH CỦA ANH ĐÃ ỔN ĐỊNH VÀ CÓ PHẦN VIÊN MÃN...


    11 năm ở Pháp
    Kết hôn với nghệ sĩ Hương Lan cuối năm 1975, thì đầu năm 1978 đôi nghệ sĩ này cùng với con trai nhỏ Henri Bảo Nhi vừa tròn 1 tuổi sang Pháp định cư theo diện bảo lãnh - do nghệ sĩ Hữu Phước cha của Hương Lan có quốc tích Pháp. Lúc mới sang Pháp, họ cư ngụ tại Saint Tolomon, ngoại ô thủ đô Paris, sau dọn về Quận 13 - nơi có nhiều kiều bào sinh sống.

    Thời gian đầu ở Paris, Chí Tâm đi học tiếng Pháp và học nghề. Năm 1979, khi con trai thứ hai là Patrick Bảo Cang chào đời, anh xin được việc làm ở hãng điện thoại Alcatel Thompson, do đó hoạt động nghệ thuật chỉ là thứ yếu.

    Sau khi chia tay với Hương Lan vào năm 1982, Chí Tâm thành lập nhóm nghệ sĩ (Assiociation de artistes) mang tên Đoàn hát Năm Châu với thành phần gồm các nghệ sĩ sinh sống tại Pháp như Minh Tâm, Tài Lương, Mỹ Hòa, Ngọc Lựu, Hùng Tiến, nhạc sĩ Micheal Mỹ. Kịch nục gồm các vở: Mạnh Lệ Quân, Tâm Sự Loài Chim Biển, Đường Gươm Nguyên Bá (Chí Tâm đóng vai Đông Sơn thiền sư), Máu Nhuộm Sân Chùa, Tình Cô Gái Huế... của nhóm nghệ sĩ này qua sự điều hành của nghệ sĩ Chí Tâm được khán giả ở Pháp, Thụy Sĩ, Bỉ, Na Uy, Tây Đức, Đan Mạch... ủng hộ khá nồng nhiệt. Nhưng một đòan hát cải lương tồn tại ở xứ người hoàn toàn không phải là điều đơn giản, nên đoàn hát Năm Châu đành tan rã vào năm 1984.

    Một năm sau nghệ sĩ Hương Lan đưa hai con sang sống tại California, Mỹ, còn Chí Tâm tiếp tục sống tại Pháp. Năm 1986, chuyển về sống ở gần Versailles - vùng ngoại ô cách Paris hai mươi cây số khi "sang đò" lần hai cùng một người hoạt động văn nghệ trong cộng đồng người Việt tại Pháp. Nhưng chẳng bao lâu sau cái số lận đận chưa chịu dứt, nên anh lại trở về thời "độc thân vui tính". Và tháng 10 năm 1989, anh quyết định rời nước Pháp đến định cư tại Houston, Mỹ, với hi vọng vùng đất mới này sẽ đem lại nhiều cơ hội hoạt động nghệ thuật cải lương hơn nơi chốn cũ...

    23 NĂM ĐỊNH CƯ Ở MỸ
    Nhờ có vốn liếng tiếng Hoa, tại Houston, nghệ sĩ Chí T6am đã cộng tác với nhà thơ Hoàng Ngọc Ẩn phụ trách trang điện ảnh Hồng Kông cho báo Việt Nam Post, thương mại Việt Nam. Công việc của anh ở tờ báo là dịch bài, biên tập, dàn trang...bên cạnh lời mời anh làm chuyên viên thu thanh cho trung tâm Hạ Quyên. Sáu năm sống ở Houston, tuy có thể kiếm sống dễ dàng, nhưng Chí Tâm vẫn chưa tạo được sự nghiệp văn nghệ đúng như sở thích, nên măm 1996, anh quyết định di cư sang California để thử thời vận...

    Ban đầu nghệ sĩ Chí Tâm được trung tâm ban nhạc Làng Văn mời phụ trách phòng thu ở quận Cam. Sau đó anh lập phònh thu riêng mang tên Chí Tâm Production, rồi mở tiệm bán những sản phẩm băng dĩa do anh sản xuất và phát hành, trong đó các đĩa tân nhạc và cổ nhạc được anh ca chung với nhiều nghệ sĩ khác.

    Trong chương trình Paris By Night của Trung tâm Thúy Nga năm 1997, 1998, có sự góp mặt của nghệ sĩ Chí Tâm trong hai bài vọng cổ: Nấu bánh đêm xuân và Chiếc bánh bông lan. Anh gặp nhiều nghệ sĩ cải lương định cư ở Cali, nên có nhiều bạn diễn, show diễn hơn. Ngoài khả năng ca hát, chơi được nhiều nhạc cụ: piano, organ tân nhạc, đàn guitar phím lõm, tranh, kìm, cò, bầu trong dàn đờn cổ nhạc, Chí Tâm còn sáng tác được bài ca vọng cổ, tiểu phẩm hài...Tự mình đàn cổ nhạc trong phòng thu bằng nhiều cây đàn khác nhau rồi làm thành cổ nhạc, mà nghe qua cứ tưởng như có một bản cổ nhạc cùng hòa tấu với anh.

    Ngoài các shows diễn, nghệ sĩ Chí Tâm còn làm người dẫn chương trình, phát thanh viên trên đài Little Sài Gòn radio, phụ trách đọc tin tức và mục văn nghệ " Âm thanh trìu mến" đọc thơ, truyện ngắn...

    Hơn hai mươi năm nay, đều đặn mỗi tuần một kỳ, đến nay đã thực hiện được trên 130 kỳ, nghệ sĩ Chí Tâm đóng vai trò diễn giả, đàn , ca minh hoạ nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh vừa làm MC, vừa hòa giọng trong chương trình "Cỏ nhạc Việt Nam - Tiếng tơ đồng" trên đài SBTN nhằm mục đích sưu tầm, giới thiệu cho người mộ điệu và nhất là giới trẻ ở hải ngoại biết về nét tinh uý và tính đặc thù các bài bản cổ nhạc, đàn ca tài tử.

    Với mong muốn bào tồn và phát triển bộ môn cải lương truyền thống cho người mộ điệu tri âm và thế hệ tiếp nối, nghệ sĩ Chí Tâm còn tự tay thực hiện DVD tự học đàn guitar phím lõm.

    Được nhiều khán giả kiều bào ở Cali yêu cầu, nên từ nhiều năm qua, NS Chí Tâm còn mở lớp dạy đàn, ca tân và cổ nhạc. Lớp học rộn ràng tiếng đàn ca của anh cùng các học trò toạ lạc trong một căn phòng nơi anh đặt công ty. Học trò thành danh nhất của anh chính là ca sĩ Băng Tâm.

    HẠNH PHÚC ĐÃ MỈM CƯỜI
    Năm 1996, NS Chí Tâm về thăm quê hương và gặp bà xã hiện tại - chị Minh Tuyền - kém anh 13 tuổi - ở Châu Đốc quê chị. Hai gia đình có truyền thống kinh doanh của anh và chị vốn quen biết nhau từ lâu, bản thân chị cũng là người kinh doanh rất giỏi. Chồng mất vì bệnh, chị một nách nuôi hai con gái. Thấy chị đẹp người đẹp nết, lại luôn ủng hộ anh phát triển nghề nghiệp và đeo đuổi đam mê, anh đón hai con của chị sang Mỹ trước để các con du học.

    Ba năm sau anh chị mới kết hôn và năm 2001 thì cả gia đình đoàn tưu tại Cali. Sang Mỹ, chị Minh Tuyền cùng anh kinh doanh rất phát đạt và có với nhau một con gái nhỏ. Hai con gái đã 26, 24 tuổi của chị Minh Tuyền và cô út năm nay lên 9 tuổi - ba chị em rất thương yêu quấn quýt nhau.

    Hai người con trai của nghệ sĩ Chí Tâm đã 35 và 33 tuổi. Con trai lớn làm trong quân đội về kỹ thuật sửa chữa máy bay, đã cho Chí Tâm lên chức ông nội được hai lần. Con trai kế làm nghành ngân hàng. Và cả hai con đều ở cùng bang Cali.

    Sự nghiệp nghệ thuật và kinh doanh đều đang thịnh vượng, sau bảy lần về Việt Nam, nhưng lần này NS Chí Tâm mới xin giấy phép biểu diễn khi tham gia đóng vai Đông Sơn thiền sư trong vở "Đường gươm Nguyên Bá" trong chương trình Ngân mãi chuông Vàng của HTV. Đây cũng là lần tái ngộ chính thức thứ hai với khán giả quê nhà của nghệ sĩ hải ngoại Chí Tâm sau lần tham gia truyền hình trực tiếp chương trình Dấu ấn sân khấu trên đài Trà Vinh vào cuối tháng 7. Trong chương trình này nghệ sĩ Chí Tâm ca tân cổ giao duyên bài "Lan và Điệp" với cô đào trẻ Hồ Ngọc Trinh và ca lẽ bài vọng cổ "Tiếng hát đầu nôi" do chính anh sáng tác.

    Tôi gặp nghệ sĩ Chí Tâm vào buổi sáng hôm sau đêm diễn thành công vở "Đường gươm Nguyên Bá" mà sự xuất hiện còn đầy phong độ của anh được khán giả đón nhận, vỗ tay nồng nhiệt mỗi khi ca xuống hò câu vọng cổ hay ca bài bản xế xảng, phụng hoàng... Với niềm xúc động và hạnh phúc còn đông đầy trong giọng nói nhiệt thành và nụ cười bình dị, cởi mở, anh hồ hỡi thông báo cuối năm nay anh trổ về lại Việt Nam để thành lập một công ty mới mà vợ chồng anh làm đại diện thương mại, chắc chắn sẽ có nhiều dịp tái ngộ khán giả quê nhà, vì đã có nhiều lời mời anh về biểu diễn...

    ÁI MINH
    Kỳ sau: Những tâm tình của ngày trở lại!
    Nguồn tin: Báo sân khấu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 5 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    Duongtonhu (10-09-2012), Giang Tiên (11-09-2012), MEM (11-09-2012), romeo (11-09-2012), Thanh Hậu (11-09-2012)

  9. MEM
    Avatar của MEM
    Những chia sẻ của chú Chí Tâm cho độc giả Cải lương Số sau lần trở về và đứng hát chính thức trên SK quê nhà.

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 4 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Giang Tiên (11-09-2012), Phong_Vũ (12-09-2012), romeo (11-09-2012), Thanh Hậu (11-09-2012)

  11. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    Những tâm tình của ngày trở lại{Kỳ cuối)

    1. Chuyến về thăm quê hương lần thứ bảy của NS Chí Tâm dài 1 tháng rưỡi, anh cùng bà xã Minh Tuyền vế nước ngày 6/7 và trở về Mỹ ngày 23/8, trễ hơn 20 ngày so với dự kiến. Chí Tâm định ngày 3/8 sẽ trở về Mỹ, nhưng nấn ná gia hạn thêm thời gian để ở lại tham gia vở Đừơng gươm Nguyên Bá được HTV trực tiếp đêm 16/8 trong chương trình Ngân mãi chuông vàng lần 11.

    Tính đổi vé để về ngày 19/8, nhưng lại không có chuyến. Đến ngỳa 23/8 mới có chuyến bay, thành thử vợ chồng anh phải ... mua lại vé mới. Tuy có ... "thiệt hại", tốn kém chút đỉnh nhưng được tái ngộ khán giả quê nhà và diễn lại vai Đông Sơn thiền sư nhiều kỷ niệm, Chí Tâm có xá gì khi được đổi lại cả một trời vui.

    2. Vào buổi chiều muộn 1 ngày sau đêm diễn Đườmg gươm Nguyên Bá, Chí Tâm lên tòa soạn rất đúng hẹn với tác phong giản dị, xởi lởi như nhiều người Việt gốc Hoa chăm chỉ làm ăn mà ta thường gặp với nụ cười cởi mở cùng lối trò chuyện đáng mến, nhiều trải nghiệm vừa nhỏ nhẹ nhưng thẳng thắn và lưu loát, vừa thể hiện kiến thức lẫn sự lôi cuốn thu hút...của một phát thanh viên, , thầy giáo dạy đàn ca, MC thứ thiệt vốn là nghề tay trái của anh bên cạnh công việc chính kinh doanh và biểu diễn.

    Cảm xúc của anh sau đêm diễn tái ngộ gần 35 năm xa cách?
    - Tôi thấy lòng lâng lâng thổn thức. Rất vui vì lâu lắm rồi tôi mới hát trọn một vở tuồng phục vụ khán giả quê nhà. Được đứng trên một sân khấu lung linh và hoàng tráng, mọi thứ được tập dợt kỷ lưỡng và chuẩn bị chu đáo, nhìn đông đảo khán giả ăn mặc đẹp, ngồi thưởng thức nghệ thuật bằng thái độ vừa nghiêm túc vừa hồ hỡi dưới khán phòng, trong tiềm thức tôi gợi nhớ đến những ngày xa xưa thưởu vàng son, thời hoàng kim rực rỡ của sân khấu cải lương.

    Tôi nhớ thưởu mới vào nghề thập niên 60, 70 - khán giả đi xem hát đông như trẩy hội. Rồi năm 1976, theo Đòan Văn Công TPHCM lưu diễn ở Hà Nội được khán giả miền Bắc ủng hộ nồng nhiệt, họ rất "mê" tôi làm anh Điệp, khiến tôi rất ngạc nhiên. Trong ba năm 1975 - 1978, tôi đã có những kỷ niệm đẹp khi đóng vai Lê Kim Hùng trong vở Cây sầu riêng trổ bông, rồi Alikhan trong Ngày tàn của bạn chúa...

    Trước khi bước ra sân khấu của nhà Hát truyền hình HTV diễn lại vai cũ nhiều kỷ niệm Đông Sơn thiền sư, anh có hồi hộp băn khoăn về sự tiếp nhận của khán giả với mình sau nhiều năm vắng bóng hay không?

    - Dĩ nhiên tôi hơi lo! Vì lớp khán giả biết đến tên tuổi Chí Tâm thì cũng sắp ... từ giã tuổi trung niên. Còn lớp khán giả trẻ từ U40 trở xuống ngồi xem trực tiếp thì không rõ họ có biết thưởng thức, biết được tầm mức nghệ thuật của mình?
    Nhưng những tràn pháo tay của khán giả mỗi khi tôi ca tốt câu vọng cổ, hay bài bản đã lập tức giúp tôi có câu trả lời. Đó là động lực rất lớn và quý giá với tôi trong lần tái ngộ đáng nhớ này.



    Vai Đông Sơn thiền sư có nhiều kỷ niệm với tôi lắm. 40 năm trước đây là vai đầu tiên tôi "ghi điểm" với khán giả khi được mời thu đĩa (trước cả tuồng Lan và Điệp). Cũng như vai Điệp, tôi chưa từng diễn vai này ở sân khấu trong nước (năm 1986 tôi diễn vở Lan và Điệp với Hương Lan ở Mỹ). Lần này tôi cũng xuống tóc để đóng vai thiền sư như 30 trước tôi dựng vở này và cạo đầu để vào vai ở Pháp. Lần này tuy không cạo sát, mà chỉ húi cua "đầu đinh" sát rạt, nhưng cũng là cách tôi thể hiện tình yêu với nhân vật, và cũng là sự hi sinh vì nghệ thuật để đánh dấu hai cột móc này.

    Tuy nhiên xem lại băng ghi hình tôi hơi buồn, vì mình bị...phát tướng quá. Chuyến này tôi tăng 5 kg, vì "bị" anh em bạn bè đãi đằng nhiều món khoái khẩu quá. Về Mỹ tôi sẽ giảm cân lại.

    Anh vẫn còn giữ được làn hơi phong độ mang đậm dấu ấn riêng của mình. Chắc anh có bí quyềt giữ giọng?

    - Tôi không hút thuốc, uống rượu, thức khuya vì sợ bị phá giọng. Tôi cũng tranh thủ luyện thanh khi dạy học ca tân - cổ nhạc ở "lò" Chí Tâm cũng như khi tham gia thu thanh, thu hình...

    Mãi đến lần về nước thứ bảy này, anh mới quyết định hát trở lại ở Việt Nam. Vì sao?

    - Có lẽ trước đây do tôi bận bịu với công việc buôn bán. Còn hiện tại, tôi tham gia kinh doanh mạng thì không cần mặt bằng, chỉ cần mang laptop, hoặc ipad để làm việc chứ không cần có cơ sở gì cả. Công việc công ty đang hồi thuận buồm xuôi gió, kinh tế gia đình đã tạm ổn, nên đã đến lúc tôi có thể quay lại, dành nhiều thời gian hơn cho nghề hát mà tôi đam mê.

    Thêm nữa nhờ thời gian chương trình Ngân mãi chuông vàng, HTV đã giúp tôi xin được giấy phép biểu diễn, nên chắc chắn trong những lần trở về nước sắp tớ,i tôi sẽ biểu diễn nhiều hơn vì đã nhận được nhiều lời mời. Tôi phải tranh thủ quãng thời gian còn lại để hát phục vụ khán giả chứ...

    Thời gian tập tuồng khá dài và cũng có thể nói là cũng vất vả với dàn diễn viên trẻ xuất thân từ cuộc thi Chuông vàng vong cổ - trong đó có nhiều em là "tay ngang" chưa qua trường lớp - có làm anh thấy "mệt" không?

    - Ngược lại là khác vì trong quá trình mấy tuần miệt mài trên sàn tập, các "chuông" có nhiều tiến bộ, còn tôi có nhiều hứng khời. Đạo diễn Hoa Hạ cũng đánh giá Chí Tâm rất hòa đồng, đã đem hết khả năng, kinh nghiệm của mình để truyền đạt cho các em. Có những chỗ tôi phải thị phạm, như cách thoại sao cho có chiều sâu, xuất phát từ tâm hồn chứ không phải hời hợt bằng cái miệng cố gắng nhái lại những khuôn mẫu đi trước...

    Có lẽ kịch bản tốt hiện nay chưa có, nên chưa thể tạo được chỗ đứng cho những ngôi sao mới, những "chuông vàng" mới. Thành thử phải tạm thời mượn những tuồng tích cũ để tạo lại tên tuổi mới. Qua đó đồng thời cũng nhắc lại những tên tuổi cũ. Điều đó đòi hỏi lớp trẻ phải có khả năng vượt trội hơn lớp cô chú, đàn anh thì mới có thể sáng lên. Nhưng trong tình hình cải lương không còn giữ vị trí độc tôn nữa, bệ phóng tốt không có, thì các em chỉ diễn tròn vai chứ chưa vượt qua đượctầm mức của Minh Vương, Thanh Kim Huệ... ngày xưa. Cho nên ta vẫn nhắc tới tên tuổi của những "tiền bối" cũ, trong đó có...tôi.

    Về nước lần này anh có gặp mặt các đồng nghiệp cũ? Và xem được những vở gì?
    - Tôi gặp nhiều và xem cũng nhiều. Được gặp các anh chị Lệ Tủy, Thanh Sang, Thanh Tuấn, Hữu Lộc... rất vui. Tôi cũng được các đồng nghiệp trẻ như Lê Tứ... dẫn đi thăm thú nhiều nơi. Tôi đã xem các vở kịch: Bí mật vườn Lệ Chi, Ca sĩ ngôi sao ở SK Idecaf, Đời như ý ở SK Thế Giới Trẻ, Áo cho người chết ở kịch Sài Gòn. Tôi được bà bầu Hồng Vân mời đi xem Con nhà nghèo ở SK Phú Nhuận, được NS Mỹ Uyên "rủ rê" xem Đôi bờ ở SK 5B Võ Văn Tần. Mỗi vở đều có nét thú vị riêng.

    Tiếc là chuyến này tôi chưa có..cơ hội xem một vở cải lương nào, ngoài niềm hạnh phúc được tham gia trong vở Đường gươm Nguyên Bá của HTV, và chuơng trình Dấu ấn Sân Khấu vào đêm 28/7 ở Đài Trà Vinh...

    3. Về đến Mỹ vào ngày 24/8, thì 25/8 Chí Tâm đã mail thư vầ tòa soạn : "Hello anh Phú và em Ái Minh. Chí Tâm về đến Mỷ rồi, bình yên hết. Nhớ Việt Nam nhiều lắm. Nhiều kỷ niệm đáng ghi nhớ, nhất là các anh chị em quá nhiệt tình đối với Chí Tâm. Vài hàng thăm các bạn. Chúc các bạn vui khỏe, thành công!"

    Sau đó Chí Tâm thường xuyên gởi bài vọng cổ do anh sáng tác và bài viết giới thiệu một số gương mặt nghệ sĩ tiền bối đang định cư ở Mỹ để toà soạn tuỳ nghi sử dụng. Trong đó, anh "khoe" hoạt động mới nhất anh sắp tham gia là Đêm Văn Chung được nghệ sĩ Tuấn Châu tổ chức - trong chương trình địng kỳ mỗi thứ ba hàng tuần trên Đài truyền hình VHN (Việt Hải Ngoại) - cổ nhạc Phương Nam phát sóng rộng rãi ở 50 tiể bang Hoa Kỳ.

    Từ 17g30 đến 22g30 ngày 18/9 trùng với ngày sinh nhật 85 tuổi của danh hài Văn Chung, nên chương trình sẽ được tổ chức rình rang hơn, trực tiếp thu hình, có khách mời danh dự, và quý Mạnh Thường Quân đến ủng hộ. 120 khán giả sẽ ngồi chật 10 bàn tiệc đãi buffet, xem nghệ sĩ cải lương Phượng Liên, Chí Tâm, Bình Trang, Thành Đạt, soạn giả Yên Lang, các nghệ sĩ hài Bảo Chung, Vân Sơn, Việt Hương - Hoài Tâm, Kiều Oanh - Lê Huỳnh, cùng nhóm nghệ sĩ trẻ biểu diễn (các nghệ sĩ tình nguyện không nhận thù lao). Chí Tâm cùng Phượng Liên sẽ diễn trích đoạn Rạng Ngọc Côn Sơn.

    Nghe tin mẹ đạo diễn - NSUT Hoa Hạ mới từ trần, Chí Tâm cũng gọi điện về chia buồn cùng chị. Và trong thư mới nhất mà Chí Tâm mới mail về, anh viết: "Chí Tâm nhớ các anh chị em bên Việt Nam lắm, nôn nao nghĩ chọn thời gian để về thăm. Vài hàng thăm các anh chị và các bạn".

    Chỉ vài dòng ngắn ngủi nhưng đậm đà ân tình lẫn nỗi mong ngóng nhớ thương mà nghệ sĩ hải ngoại Chí Tâm gởi về toà soạn, cũng là cho đồng nghiệp và khán giả quê nhà, cũng là lời kết giản dị mà đặc sắc mà bài viết này muốn gởi đến quý độc giả. Đồng nghiệp và khán giả quê hương cũng luôn mong ngóng chờ "anh Điệp" hiền lành sớm trở về biểu diễn với tất cả tấm lòng chân thành, nhiệt thành như chính bản tánh người dân nam Bộ trong đó có Chí Tâm - người nghệ sĩ gốc Hoa đa năng.

    ÁI MINH

    Nguồn tin: Báo sân khấu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 3 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    MEM (21-09-2012), romeo (21-09-2012), Thanh Hậu (21-09-2012)

  13. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Hình chí Tâm thời trẻ đẹp quá, thích những tấm hình này ghê !
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 2 Users Say Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:

    Phong_Vũ (21-09-2012), romeo (21-09-2012)

  15. MEM
    Avatar của MEM
    Báo SK số rồi còn thêm một vài tấm lúc trẻ nữa. Để rảnh scan ra up lên cho bà xem. Tiếc là hình hơi nhỏ.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Phong_Vũ (21-09-2012), romeo (21-09-2012), Thanh Hậu (21-09-2012)

  17. Mèo Lớn
    Avatar của Mèo Lớn
    CÂY SẦU RIÊNG TRỔ BÔNG nhớ nhất đoạn vọng cổ. lúc chí tâm(lê kim hùng ) gặp hạnh(lệ thủy) có đoạn như vầy cuối câu 1( nay gặp lại con tôi không giám nhìn lấy con ,gặp lại vợ. tôi chi nhìn trong nước mắt...).lúc đó.CT.hat cho đoàn văn công thành phố trên truyền hình có vở ngày tàn bạo chúa. lúc đó CT vai gí lâu quá nhớ không nổi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 3 Users Say Thank You to Mèo Lớn For This Useful Post:

    MEM (21-09-2012), Phong_Vũ (21-09-2012), Thanh Hậu (21-09-2012)

  19. MEM
    Avatar của MEM
    Nè anh, có hình và vai luôn nè!


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Koala (22-09-2012), Thanh Hậu (23-09-2012)

Trang 1/2 1 2 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL