1. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    Vào khoảng những năm đầu của thập niên 1960, đài phát thanh Sài Gòn trong chương trình cổ nhạc buổi trưa, thỉnh thoảng người ta vẫn nghe bài vọng cổ “Người đánh đàn trên bắc Mỹ Thuận” của soạn giả Viễn Châu, với làn hơi ca của danh ca Thanh Nhàn.

    Bài ca đã khiến cho thính giả khắp nơi, đặc biệt là những người ở các tỉnh miền đồng bằng sông Cửu Long, đã liên tưởng đến người đánh đàn ăn xin, với cây độc huyền cầm đã dạo lên điệu đàn thâm trầm, ai oán, như than thân trách phận hẩm hiu của con người bạc phước trong cái xã hội đầy nhộn nhịp của dòng người qua lại nơi bến bắc Mỹ Thuận.

    Ðó là hình ảnh rất quen thuộc đối với những ai gốc ở miền Tây lên Sài Gòn lập nghiệp, mà mỗi lần về thăm quê hương đã nhìn thấy, hoặc là khách viễn phương mỗi khi có dịp viếng miền Lục Tỉnh đều phải qua bắc Mỹ Thuận. Vậy bài ca vọng cổ trên có liên quan gì đến người đánh đàn ăn xin ở bến phà Mỹ Thuận? Và ai là người đã sáng tác bài ca thu hút giới mộ điệu lúc bấy giờ?




    NS-Viễn Châu



    Số là nếu như tiếng đàn kia đã làm động lòng những kẻ bỏ ít tiền lẻ vào chiếc nón lá rách của người đánh đàn, thì tiếng đàn ấy cũng làm cho những người nhạc sĩ đương thời lưu tâm, chậm bước để nghe, mà trong số đó người ta phải kể đến soạn giả Viễn Châu. Thời điểm ấy thiên hạ và người trong giới chỉ biết Viễn Châu qua cái tên nhạc sĩ Bảy Bá đờn tranh, bởi ông mới chỉ soạn vài bài ca 6 câu vọng cổ thuần túy. (Lúc bấy giờ chưa có bài ca tân cổ giao duyên).

    Vốn có thiên khiếu về sáng tác bài ca vọng cổ, nên hình ảnh người đánh đàn bên sông Mỹ Thuận đã được nhạc sĩ Bảy Bá lưu tâm nhiều, đồng thời cũng có ý định viết thành bài ca nếu như nắm vững được cuộc đời của anh ta.

    Thế nhưng, thời gian vài năm sau Bảy Bá về thăm quê ở Trà Vinh, đi ngang Mỹ Thuận thì vắng bóng người đánh đàn năm nọ. Nghe nói Bảy Bá có hỏi thăm thì được thiên hạ cho biết một cách mơ hồ, rằng người đánh đàn sau thời gian ăn xin được nhiều tiền, khá rồi nên đi nơi khác làm ăn rồi biến dạng luôn không thấy xuất hiện ở đâu hết. Cũng có người nói rằng một đêm nọ buồn cho số phận đầy gian khổ nên anh ta tự vận bằng cách gieo mình xuống dòng sông Mỹ Thuận, xác được ông lão nào đó, chôn ở đâu đó vậy.

    Rồi cũng có người nói rằng một thiếu phụ giàu có ở Sài Gòn, chết chồng từ lâu, trong dịp về quê ở miền Tây, trong lúc xe chờ xuống phà thì tiếng đàn của người ăn xin dạo lên. Âm điệu tiếng đàn đã lôi cuốn bà ta khiến cho ăn ngủ không yên, nên đợi lúc chiều tối không ai chú ý đã dừng chiếc xe nhà lại mời người đánh đàn lên xe rồi mang lên Sài Gòn nuôi nấng đàng hoàng, tử tế. Thiên hạ còn nói thỉnh thoảng có người thấy anh ta ngồi xe hơi nhà với bà nọ về ngang bắc Mỹ Thuận nhưng không hề xuống xe. Rồi thì bao nhiều huyền thoại bao quanh người đánh đàn được tung ra, đồng thời cũng có nhiều giả thuyết khác nữa đề cập đến vấn đề, nhưng chẳng có giả thuyết nào chính xác cả.

    Tóm lại mỗi người nói một cách, thành thử ra soạn giả Viễn Châu không biết cái nào là đúng, do đó mà khi đặt bài ca ông đã đổi cây độc huyền một dây thành cây lục huyền cầm, tức cây đờn guitar phím lõm. Cây đờn độc huyền của người “nhạc sĩ Mỹ Thuận” này rất đơn giản, chỉ vài miếng ván gỗ ghép lại, hình dáng tương tợ cái máng heo ăn để nằm úp.

    Sáng tác xong bài vọng cổ 6 câu đặt tựa đề “Người đánh đàn trên bắc Mỹ Thuận,” soạn giả Viễn Châu được hãng dĩa hát mua bản quyền, mời danh ca Thanh Nhàn ca thu thanh dĩa hát phát hành rộng rãi. Thế là Viễn Châu vừa có tiếng lại vừa có tiền, đã làm động lực cho ông tiếp tục cho ra đời hàng loạt bài ca vọng cổ để rồi lừng danh luôn cho đến bây giờ.

    Trên đây là những gì mà tôi thu thập được, chớ còn sự thật ra sao thì chỉ có soạn giả Viễn Châu mới có câu trả lời xác đáng. Hiện nay soạn giả Viễn Châu tuổi hạc đã cao, mong rằng những ngày còn lại ở thế gian này, ông lên tiếng về những gì liên quan đến việc sáng tác bài ca vọng cổ nói trên, để cho thế hệ sau rõ biết lịch sử bài ca bất hủ nổi tiếng một thời.

    Còn riêng nghệ sĩ Thanh Nhàn thì đã về với Tổ nghiệp cải lương, ông qua đời năm 1993 tại xã Tân Thới Hiệp, Hóc Môn.

    Ngành Mai

    Nguồn tin: NV
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 4 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    Giang Tiên (25-06-2012), huongle (24-06-2012), MEM (24-06-2012), Thanh Hậu (24-06-2012)

  3. MEM
    Avatar của MEM
    Mời cả nhà cùng nghe lại giọng hát trầm ấm của Thanh Nhàn qua bài hát này.


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 4 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Giang Tiên (25-06-2012), huongle (24-06-2012), Phong_Vũ (25-06-2012), Thanh Hậu (24-06-2012)

ANH EM CHANNEL