õ Thành Phê sinh năm 1979, nhưng có hơn 15 năm mưu sinh bằng nghề lái xà lan cho gia đình ở Cần Giuộc - Long An trước khi đoạt CVVC năm 2008.
Ngoài nghề thương hồ, cậu út Võ Thành Phê (trong 10 anh em) còn mê nghề hát. Theo gia đình lênh đênh trên sông nước, "thầy" dạy ca vọng cổ của cậu bé Phê là đài truyền hình, đài phát thanh hay băng cassette, nhờ nghe riết nhập tâm rồi tự ca theo.
Năm 16 tuổi, được mấy anh trong xóm khen có giọng rồi rủ theo gánh hát, nhưng Phê đành gác lại niềm đam mê quá...xa vời, để chọn nghề lái tàu phụ giúp gia đình kiếm sống. Đời thương hồ rày đây mai đó, mỗi lần tàu ghé bến chợ có gánh hát về diễn Phê tìm mọi cách để được đi xem, hoặc lên bờ tìm các quán tài tử để ca cho thoả niềm mơ...mộng.

Thành Phê-Thanh Nhàn
Nghe tin HTV tổ chức cuộc thi CVVC lần đầu tiên năm 2006, Võ Thành Phê ứng thi và chỉ đậu đến vòng...50 người, vì còn non nớt do tự học, nhịp nhàng chưa vững và chưa biết cách chọn bài ca. Năm 2007, Phê đoạt giải nhất cuộc thi "Giọng hát hay trên sóng phát thanh hàng tuần" của Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM.
Sau cuộc thi, Phê được một số nhạc sĩ trong đài dùi dắt trong quá trình thu thanh, nên đã dành chiến thằng thuyết phục trong kỳ CVVC một năm sau đó. Kể từ đó, giọng ca khoẻ, mùi của Võ Thành Phê có cơ hội vang xa: Đài và Trung tâm văn hóa Long An mời thu và hát phục vụ dịp lễ, tết; được ca với NSUT Phượng Hằng cho Đài Bà Rịa - Vũng Tàu, đóng cặp với NSUT Thanh Ngân vở "Dưới rặng dừa xanh" (vai anh bộ đội) cho Đài Bình Dương và hát sô ở Kiên Giang, Sóc Trăng,...
Cuối năm 2008, đầu năm 2009, Võ Thành Phê được NSUT Minh Vương mời hát cho Sân Khấu Vàng. Khỏi phải nói Phê vui sướng cỡ nào khi được tập tuồng, được học nghề từ những nghệ sĩ lớn và nhất là được đứng chung sân khấu với các cô chú, anh chị mà mình ngưỡng mộ, khi được giao vai chính - Dũng (hát màn đầu lúc nhân vật còn trẻ, màn sau do Minh Vương thủ diễn) trong vở "Đoạn Tuyệt" và vai Hà Lâm trong "Rạng Ngọc Côn Sơn".
Phê đã được góp mặt trong nhiều vở Ngân Mãi Chuông Vàng, đóng vai Tô Ngã Giang Châu (vở "Tâm sự loài chim biển"), Trần Giã ( Sự tích cây uyên ương), quan tử tước Sa Phô (Bóng hồng sa mạc), và mới đây là Tấn (Tấm lòng của biển)... Cí lẽ tính tình và gương mặt của Phê chơn chất quá, nên anh toàn được giao vai chính diện, chỉ có vai Tấn là vai phá cách, đa chiều, đằng sau vẻ ngỗ nghịch bất cần là một tấm lòng nhân hậu và hiếu thảo - đầu tiên nặng nhất mà Phê được nhận, vì tâm lý nhân vật có nhiều chuyển biến.
Võ Thành Phê cũng có mặt trong hơn chục vở của HTV, đóng vai chính diện trong các vở: Chiếc áo tàng hình (Chí Thiện - nông dân), Dòng sông thao thức (Dũng - bộ đội), Tiếng hò sông Hậu (dượng Ba Năng), Thủy Chung (Lý Bình - làm nghề chài lưới sau đỗ đạt làm quan), Không là cát bụi (Anh Năm - cựu chiến binh), Ánh sáng phù du (tài xế), Bước vào đời (Phong - sinh viên), Nhiếp chính Ỷ Lan (nông dân)... Và góp mặt trong những kỳ Vầng Trăng Cổ Nhạc, giãi Trần Hữu Trang..., ca với các "chuông" Ngọc Đợi, Thu Vân, Hồ Ngọc Trinh... Trong tháng năm vừa qua, Võ Thành Phê và Thu Vân đã được phòng trà Tiếng Xưa, TP.HCM mời diễn trích đoạn "Sự Tích Cây Uyên Ương"...
Trong bốn năm qua, Võ Thành Phê đã có những bước tiến khá dài, nghề nghiệp có nhiều tiến bộ nhờ được các đạo diễn tên tuổi như: NSND Trần Ngọc Giàu, các NSUT Đòan Bá, Hoa Hạ, Hữu Lộc, NS Kim Phương, Hiền Phương...và nhiều anh chị em nghệ sĩ tận tình dìu dắt. "Công việc lái xà lan em đã...bàn giao cho mấy anh vhị quán xuyến, để tập trung cho nghiệp ca hát. Cuộc sống của em cũng ổn. Ba em đã 75 tuổi, má thì 70. Em sẽ cố gắng nhiều hơn nữa, để được khán giả biết đến và yêu mến nhiều hơn" - Võ Thành Phê thiệt thà bày tỏ.
HỒNG MINH
Nguồn tin: Báo sân khấu