Trang 1/2 1 2 CuốiCuối
  1. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    Thời gian gần đây thấy nhà mình có rất nhiều TV thích cầm máy, đam mê nhiếp ảnh, tìm hiểu ảnh nghệ thuật... Tuy kinh nghiệm, kiến thức kg nhiều nhưng DTN cũng muốn mở topic nầy để Anh Em cùng chia sẽ, cùng hiểu thêm về nhiếp ảnh.
    Mời cả nhà cùng tham khảo, bình luận nhé!.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 6 Users Say Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:

    danhmat (18-05-2012), Giang Tiên (18-05-2012), Koala (19-05-2012), MEM (18-05-2012), romeo (21-05-2012), Thanh Hậu (18-05-2012)

  3. danhmat
    Avatar của danhmat
    em muốn học chỉnh sửa ảnh, anh giúp em được hem?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to danhmat For This Useful Post:

    Duongtonhu (18-05-2012), romeo (21-05-2012), Thanh Hậu (18-05-2012)

  5. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    Hihihi...anh biết nhiều về photoshop làm sao chỉ ta! hic...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 3 Users Say Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:

    danhmat (18-05-2012), romeo (21-05-2012), Thanh Hậu (18-05-2012)

  7. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    Làm quen với nghệ thuật nhiếp ảnh

    Khi mới bước vào nghề nhiếp ảnh, bạn nên chọn cho mình một máy DSLR phổ thông, nắm vững các kiến thức sử dụng máy cũng như các thao tác cơ bản khi chụp hình.

    Nhiếp ảnh là một bộ môn nghệ thuật đòi hỏi người chơi phải đầu tư rất nhiều từ tài chính cho đến thời gian. Tuy nhiên, để đến với bộ môn nghệ thuật hấp dẫn này thì không khó. Bạn chỉ cần nắm vững một số kiến thức cơ bản, sở hữu một bộ máy ảnh vừa túi tiền và thường xuyên chụp ảnh để nâng cao tay nghề.
    Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản nhất để giúp bạn đến với nhiếp ảnh một cách dễ dàng và thuận lợi nhất.

    Chọn lựa máy ảnh SLR (máy ảnh ống kính rời)
    Khi đến với con đường nhiếp ảnh, bạn cần phải trang bị cho mình một máy ảnh có ống kính thay đổi được, có thể là một máy SLR (máy phim) hoặc dSLR (máy số). Với nhiều loại ống kính phong phú, bạn có thể sáng tác nhiều thể loại đa dạng.
    Việc kế tiếp, bạn cần phân biệt máy ảnh định mua thuộc dòng phổ thông, bán chuyên hay chuyên nghiệp. Dòng phổ thông sẽ hạn chế về chức năng, một khi bạn “lên tay” thì cảm thấy không thỏa mãn nhu cầu của mình. Dòng bán chuyên đương nhiên sẽ có nhiều thứ hơn hẳn dòng phổ thông, nếu bạn quyết định mình là tay máy nghiệp dư thì sẽ hài lòng với dòng sản phẩm này. Còn với dòng chuyên nghiệp thì khá hoàn hảo, tính năng đa dạng đủ đáp ứng được đòi hỏi khắt khe của những tay máy chuyên nghiệp.

    Chọn ống kính cho máy ảnh
    Ống kính được tính bằng độ dài tiêu cự, được ghi trên thân ống kính. Độ dài tiêu cự 50mm được gọi là ống normal, góc nhìn tương đương với mắt người. Ống kính có tiêu cự lớn hơn 50mm được gọi là ống kính tele, có tính năng chụp được những chủ thể ở xa kéo gần lại. Ống kính có tiêu cực nhỏ hơn 50mm được gọi là ống kính wide, dùng để thu gom cảnh vật cần chụp vào góc nhìn toàn diện.
    Loại ống kính được chia làm 2 loại: fix và zoom. Ống kính fix có một độ dài tiêu cự như: 50mm, 24mm, 105mm, 400mm… Nếu ống kính có tiêu cự thay đổi được gọi là ống kính zoom. Phần lớn ống zoom thường được bán kèm với máy ảnh (được gọi là bộ KIT). Ví dụ: bộ KIT máy ảnh Canon EOS 400D có kèm theo ống kính zoom 18-55mm f3.5-5.6. Nếu khi mua máy không có ống kính đi kèm, bạn có thể chọn cho mình theo 2 tiêu chí sau: tiêu cự zoom gần càng nhỏ càng tốt, đồng thời trị số F càng nhỏ càng tốt.

    Khi đã có máy ảnh rồi thì bạn cần có một cái túi đựng vừa ý. Túi đạt tiêu chuẩn thì làm bằng vật liệu tốt, quai đeo chắc chắn, có thêm vài ngăn để đựng thêm 1-2 ống kính và nếu có đính thêm áo dù tránh mưa càng tốt. Nếu có đi du lịch hoặc “sáng tác” nhiều ngày thì bạn nên sắm thêm pin dự phòng cùng chủng loại máy mà mình sử dụng.Linh kiện


    Trước khi thao tác máy, bạn cần đọc lướt qua sách hướng dẫn và để ý những ghi chú cảnh báo ghi trong sách. Sau đó, bạn đọc kỹ lại phần sử dụng căn bản đơn giản nhất.Bắt tay vào sử dụng

    Thao tác tiếp theo là lắp ống kính vào máy, bạn để ý trên thân máy và ống kính luôn có dấu hiệu định vị để gài vào cho khớp. Khi đặt dấu hiệu định vị trên ống kính vào khớp dấu định vị trên thân máy thì ta vặn vào. Với mỗi thương hiệu máy thì cách vặn khác nhau, với Nikon thì vặn ngược chiều kim đồng hồ, còn Canon thì thuận theo chiều kim đồng hồ. Khi vặn, bạn nên ấn nhẹ vào và vặn nhẹ tay, cẩn thận.


    Xin nhắc thêm cho bạn, những điều khoản cấm trên sách hướng dẫn thì bạn đừng nên thao tác vì sẽ trả giá đắt. Những điều cần bạn nên quan tâm chung như không làm trầy xước màn chập, chấu tiếp điện nơi khớp nối ống kính và thân máy, không làm ướt máy, tránh để nhiệt độ thay đổi đột ngột, không sử dụng pin ngoài qui định, không tự tháo máy…

    Mở máy, thiết lập chế độ chụp tự động Program, thường ký hiệu là P. Khi máy ảnh ở chế độ này sẽ tự động lấy nét AF (Auto Focus) và đo sáng ma trận điểm (Matrix Metering) để đưa ra tốc độ và khẩu độ thích hợp.Vận hành máy

    Cách cầm máy
    Cách cầm máy cũng là một thao tác rất quan trọng mà bạn cần biết khi bước vào con đường nhiếp ảnh. Tùy theo bạn thuận tay nào thì bạn dùng tay ngược lại để đỡ toàn bộ trọng lượng máy.
    Nếu thuận tay phải, thì tay phải bạn cầm thân máy, tay trái có trách nhiệm đỡ toàn bộ trọng lượng máy là cầm và nâng ống kính. Ngón trỏ phải đặt tại vị trí nút chụp ảnh, các ngón tay của tay trái điều chỉnh độ zoom xa gần. Mắt trái hoặc phải đưa vào khung ngắm, phần lớn mọi người thường ngắm mắt phải. Tốt nhất bạn nên để mắt bên tay bấm máy vào khung ngắm vì như thế bạn có thể quan sát được những diễn tiến của khung cảnh.
    Khi bấm chụp, cần phải nín thở một chút và bấm nhẹ nhàng. Lưu ý khi cầm máy đứng thì phải tập thói quen chiều đứng máy phải cố định. Cũng có khi cầm máy đứng mà tay phải ở phía dưới, điều này sẽ tạo cảm giác vướng víu khi bạn ấn nút chụp để lấy nét. Mới tập chụp thì nên chụp máy đứng theo cách đặt tay phải phía trên.

    Nút bấm chụp trên máy luôn ở trạng thái hai nấc. Khi nhấn một nửa kích hoạt hệ thống lấy nét tự động AF. Máy đã lấy nét xong, ta nhấn tiếp thì sẽ chụp ảnh.Luyện tập lấy nét và bố cục ảnh
    Hệ thống lấy nét có 3 chế độ: lấy nét thủ công M (Manual Focus), tự điều chỉnh bằng tay S (Single) và lấy nét tự động (Auto Focus). Máy chỉ thực hiện lấy nét lại khi bạn thả và bấm nhẹ nút chụp lần nữa. Ngoài ra, ở một số máy còn có chế độ lấy nét liên tục C (Continue Auto Focus). Tính năng này cho phép máy sẽ tiếp tục lấy nét khi bạn ấn nhẹ, giữ nút chụp ảnh và dời máy sang vị trí khác.
    Hướng điểm lấy nét vào chỗ cần lấy nét. Lúc này chưa quan tâm đến bố cục. Ấn nhẹ nút chụp, hệ thống lấy nét tự động làm việc. Thường sẽ có đèn báo hiệu lấy nét xong trong viewfinder. Sau khi canh bố cục xong, ấn nút chụp thêm một nấc nữa để chụp. Khi bấm chụp lưu ý nhớ bấm nhẹ nhàng, nín thở để tránh bị rung máy làm giảm độ rõ nét.

    Một số điểm lưu ý khi lấy nét:
    - Chọn điểm lấy nét phải có đường nét, góc cạnh. Nếu không có thì bạn có thể chọn khu vực bên cạnh nhưng phải có cùng khoảng cách tương tự. Máy thường lấy nét chính xác những chi tiết có đường thẳng đứng so với thân máy.
    - Khi gặp các chi tiết có chiều nằm ngang thì để bắt nét chính xác, bạn thử xoay máy đứng lúc lấy nét.
    - Khi đặt máy ở chế độ lấy nét liên tục (AF Continus) thì việc bấm giữ nút chụp để khóa nét sẽ không có tác dụng để giữ nguyên khoảng cách đã lấy nét khi bạn dịch chuyển bố cục. Lúc này phải dùng nút chức năng AF lock để khoá hệ thống lấy nét liên tục.
    - Máy sẽ không lấy nét được trong điều kiện chụp có nguồn sáng quá yếu. Bạn chỉ cần hỗ trợ ánh sáng vào thì việc lấy nét mới thực hiện được.
    - Nếu điểm cần lấy nét ở vị trí nhỏ hơn khoảng cách tiêu cự ống kính thì máy không thể lấy nét được và hệ thống lấy nét sẽ bị vận hành liên tục. Trường hợp như vậy nên tránh.

    Đô nhạy sáng và chất lượng ảnh
    Hình ảnh được ghi nhận trên film hay sensor đều thể hiện độ nhạy sáng bằng đơn vị ISO. Trị số ISO càng cao thì tương ứng độ nhạy càng lớn, hình ảnh với ISO thấp thì có độ mịn hơn, còn hình ảnh với ISO cao thì bị nhiễu hạt hơn.
    Với máy phim, khi lắp phim vào thì bạn cần đặt thông số ISO đúng với độ nhạy sáng của phim, với máy điện tử thì tự động đọc code DX trên vỏ phim để tự động cài đặt ISO. Đối với máy số, trước khi chụp bạn cần xác lập ISO cho đúng ý định chụp ảnh. Thông thường, khi cầm máy chưa quen bạn nên chọn ISO khoảng 400 để máy có được tốc độ cao nhằm tránh hiện tượng rung máy khi chụp.
    Theo: ALANNGUYEN
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 6 Users Say Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:

    danhmat (21-05-2012), DOHOANG (30-05-2012), Giang Tiên (18-05-2012), MEM (19-05-2012), romeo (21-05-2012), Thanh Hậu (18-05-2012)

  9. danhmat
    Avatar của danhmat
    trời..biết nhiều mà hok mau chỉ em út nữa thiệt là tình..!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 2 Users Say Thank You to danhmat For This Useful Post:

    romeo (21-05-2012), Thanh Hậu (18-05-2012)

  11. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    Các bước làm quen với Nhiếp Ảnh


    CAPTURE

    Nhiều người cho rằng cứ máy xịn chụp phát đẹp ngay, sai chắc. Trừ khi có năng khiếu trời sinh hoặc học mỹ thuật lâu năm thì mới được. Nhiếp Ảnh nghĩa là vẽ bằng ánh sáng.

    Nhiếp ảnh (Photography) vốn không có quy tắc, nhưng mà muốn chụp đẹp thì không có tự dưng chụp đẹp được, vậy người ta mới có vài cái gọi là… quy tắc để luyện tập và đánh giá. Chú ý việc đốt giai đoạn qua các quy tắc gợi ý chỉ sẽ tiêu diệt tài năng của chúng ta thôi. (tôi biết nhiều tay máy chụp lâu rồi mà vẫn cứ ăn chân gà suốt):

    Tập cầm máy
    Cơ bản cầm máy cần thong thả, thân thuộc như đeo kính lâu ngày và để chụp bạn cần đủ 3 điểm tựa trên máy to, 2 trên máy nhỏ. Để làm quen thì thế này, hai cùi chỏ tì chặt vào hông tránh run, tay trái đỡ ống kính sát phía thân máy để tránh chạm vào bất cứ bộ phận điều khiển nào và tay phải cầm ngay tay máy, đặt ngón trỏ lên nút chụp. Trán tì vào lỗ ngắm hoặc tì cằm vào grip (nếu có) để tạo điểm tiếp xúc thứ 3.

    Tập tư thế đứng
    Giống mới học võ phải đứng tấn, he he, các bạn cứ chữ đinh chữ bát cho em, đừng có xiêu vẹo, mình cần đứng chân trước sau hoặc ngang bằng vai một cách chắc chắn tránh nghiêng máy, chân trụ rõ ràng để chống run.

    Tập tư thế ngồi
    Quỳ một chân hay xếp bằng để hai cùi chỏ lên hai đầu gối

    BỐ CỤC
    Phần này khó lắm, nó là nội dung chính của Photography, không áp dụng nó hình chụp ra thành hình lưu niệm hết, để gia đình bạn bè xem chơi lúc trà dư tửu hậu. Khoan đã, đừng nản, cơ bản nó không phức tạp tí nào, rất dễ

    Thường thì sau khi đọc một đống lý thuyết về bố cục xong ra chụp các bạn sẽ dễ bị… ngẩn người ra, đâu biết áp dụng sao đâu. Đừng hoang mang và kệ nó đi, từ từ tìm hiểu.

    Theo Pelican.


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 4 Users Say Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:

    danhmat (21-05-2012), Giang Tiên (18-05-2012), MEM (19-05-2012), romeo (21-05-2012)

  13. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    Sự đơn giản
    Càng đơn giản càng tốt, nếu hình có quá nhiều chi tiết thừa và chúng không làm đẹp cho chủ thể, vậy bạn cứ mạnh dạn… xóa chúng đi.

    Sự ngay ngắn
    Thẳng thớm phẳng phiu hoặc cao hơn là fix như đo ni đóng giày luôn là tiêu chuẩn đẹp của khuôn hình, các bạn cố gắng đừng để tấm hình của mình ngả nghiêng xiêu vẹo nhé.

    LƯU TRỮ
    Chụp xong thì về chép vào máy, nên lưu 2-3 chỗ cho an toàn và tổ chức thành thư mục rõ ràng, đừng tùy tiện dễ nhầm lẫn đáng tiếc lắm. (Ví dụ như có 2 thư mục RAW và PSD, 1 lưu hình gốc và 1 lưu hình xử lý chia ra từng sub-folder theo ngày tháng).

    Theo Pelican.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 4 Users Say Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:

    danhmat (21-05-2012), MEM (19-05-2012), romeo (21-05-2012), Thanh Hậu (18-05-2012)

  15. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    Nguyên văn bởi danhmat
    em muốn học chỉnh sửa ảnh, anh giúp em được hem?
    Sao nói vậy em trai! anh kg rành photoshop thiệt mà.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 3 Users Say Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:

    danhmat (21-05-2012), romeo (21-05-2012), Thanh Hậu (18-05-2012)

  17. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    Chụp ảnh phong cảnh - Ai cũng có thể

    Ảnh phong cảnh, ảnh thiên nhiên là đề tài muôn thuở của người thích chụp ảnh và là nguồn cảm hứng bất tận cho những người cầm máy.

    Thử tưởng tượng! trong 1 chuyến du lich, đứng trước một không giang tuyệt đẹp, ta vội vàng bấm máy, thật nhiều cố gắng ghi nhận tất cả những gì mắt ta thấy được, nhưng khi về, trên màn hình vi tính ta chỉ thấy những tấm ảnh "thường thường" và kg giống như thực tế thì quả thất vọng!

    Tuy nhiên kg cần là 1 tay máy Pro nếu chúng ta nắm vững được 1 vài kĩ năng cơ bản thì vẫn chụp ra được những tấm hình phong cảnh đủ để tự hào phóng to và treo trang trọng trong nhà.

    1. Thiết Bị:
    Dĩ nhiên máy ảnh chuyên nghiệp đắc tiền luôn là 1 lựa chọn đúng, nhưng một máy ảnh đang có sẳn trong tay, cộng một tư duy tốt và khả năng thao tác thuần thục máy ảnh đó, vẫn luôn là một lựa chọn tối ưu.

    2. Địa điểm:
    Thường những điểm du lịch là những địa điểm đẹp, tuy nhiên trước khi chụp, ta phải quan sát địa điểm đó thật kỹ như hướng mặt trời lặng, mọc. Tìm và ghi nhận xem địa điểm ta chụp có những gì, chẳng hạn như bãi cỏ, hàng cây, con đường hoặc những tảng đá, ghe thuyền hoặc vật dụng sinh hoạt lao động của dân địa phương...Tất cả những ghi nhận đó giúp ta biết cần thiết đưa những gì vào khung hình hoặc loại bỏ những gì ra khỏi khung hình.

    3. Thời điểm chụp:
    Ảnh phong cảnh thích hợp nhất là chụp trong thởi điểm vàng: vào lúc bình minh đến khoảng 7-8 giờ sáng và từ 4-5 giờ chiều cho đến hoàng hôn. Trong thời gian nầy màu sắc bảo hòa, ánh sáng dịu nhẹ tạo bóng đổ dài, làm tăng chiều sâu của ảnh.

    4. Bố cục và kỹ thuật:
    Đây là điều quan trong nhất trong việc chụp ảnh phong cảnh nói riêng và bộ môn nhiếp ảnh nói chung. Muốn nắm vững kỹ thuật và bố cục một cách bài bản chuyên nghiệp chỉ có thể theo học các lớp dạy nhiếp ảnh chuyên biệt. Tuy nhiên với nhu cầu kg cao ta cần nắm vũng vài nguyên tắc sau:

    a. Kỹ thuật
    - Lấy nét và tối đa hóa độ sâu trong ảnh: Thường ta chọn điểm lấy nét vào một chủ điểm trong ảnh và bấm máy, tuy nhiên ta có thể tối đa hóa đô sâu trường ảnh (DOP) bằng cách khép khẩu độ từ f8 cho đến f16 hoặc hơn nữa, khi lấy nét hơi chúi máy xuống đất chọn điểm lấy nét cách vị trí chụp khoảng từ 4 đến 6m. Với đa số máy ảnh, thao tác nầy cho khoảng rõ nét tối đa từ 2 hoặc 3m cho đến vô cực.

    - Đo sáng: Thường ta sử dụng đo sáng toàn khung hình, nhưng cần chú ý tỷ lệ sự chênh lệch giữa vùng sáng và vùng tối, nếu khung hình tỷ lệ vùng tối nhiều hơn vùng sáng thì kết quả chụp vùng sáng sẽ dư sáng và bị cháy (mất màu và chi tiết). Ngược lại, nếu trong khung hình tỷ lệ vùng sáng nhiều hơn vùng tối thì kết quả chụp vùng tối sẽ bị đen vì thiếu sáng. Do đó ta cần cân đối tỷ lệ vùng sáng và vùng tối trong khung hình cho thật hợp lý. Với những máy có chế độ HDR, việc chụp phong cảnh là thuận lợi nhất. Khi chụp ngược sáng hay chụp mặt trời ta phải đo sáng điểm vào vùng sáng nhất thì mới đạt được hiệu quả tối đa.

    - Ngoài ta chúng ta cần phải chú ý để bị rung máy vì khi khép khẩu độ nhỏ thì tốc độ thường chậm, tốt nhất là sử dụng chân máy hoặc để máy vào 1 vị trí chắc chắn và chọn chế độ chụp hẹn giờ.

    b. Bố cục
    - Trong ảnh phong cảnh ta nên chú ý đường chân trời và bố cục 1/3 nghĩa là đặt đường chân trời ngan song song với cạnh khung ảnh và chia khung ảnh 2 phần với tỷ lệ 1/3.
    Nếu trời có mây đẹp ta đặt đường chân trời vào 1/3 phía dưới để phần bầu trời nhiều hơn phần mặt đất.




    Nếu phần mặt đất có nhiều chi tiết cần mô tả và bầu trời không đẹp thì ta đặt đường chân trời vào 1/3 phía trên để phần mặt đất nhiều hơn bầu trời.





    Khi chụp ảnh phong cảnh, ta cần chọn điểm nhấn hoặc 1 chủ điểm như một chiếc thuyền, một chiếc xe trâu hay những em bé đùa vui...hoặc đơn giản là một gốc cây, tảng đá để hình không bị khô cứng.

    - chọn tiền cảnh và hậu cảnh cho khung hình để tạo cho không giang ảnh có chiều sâu, tuy nhiên tiền cảnh không quá nổi bật làm hỏng chủ đề chính của ảnh.

    - Quan sát và sử dụng hợp lý đường dẫn cũng là một cách làm cho ảnh phong cảnh có chiều sâu.

    - Sử dụng những hình ảnh sinh hoạt hay chuyển động như một đàn chim bay, một chiếc xe đạp đang di chuyển... với một tỷ lệ nhỏ trong khung hình, chắc chắn sẽ làm ảnh phong cảnh có sức sống.

    - Thay đổi góc chụp xuống thấp hoặc lên cao cũng là một cách để tạo ra một bức ảnh đẹp.

    -Và cuối cùng tư duy sáng tạo, cảm xúc và sự kiên nhẫn của người chụp là yếu tố quan trọng nhất để tạo ra một tác phẩm ảnh phong cảnh xuất sắc.

    Bài: Tường Vinh
    Tạp chí Ánh Sáng Đẹp
    Ảnh minh họa là ảnh của DTN chụp dùng tạm đừng chê nha!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 6 Users Say Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:

    danhmat (21-05-2012), Giang Tiên (18-05-2012), MEM (19-05-2012), romeo (21-05-2012), Thanh Hậu (18-05-2012), vinhkhang410 (29-05-2012)

  19. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    Chịu khó wính bài nầy mai mốt chú Điệp chịu khó chi 1 chầu hen!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 3 Users Say Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:

    MEM (19-05-2012), romeo (21-05-2012), Thanh Hậu (19-05-2012)

Trang 1/2 1 2 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL