Tự Bút NIỀM ĐAM MÊ
Chuẩn bị tốt nghiệp 12 – cũng giống như bao bạn bè cùng trang lứa khác. Tôi lo lắng không biết mình nên chọn vào ngành nào cho đúng?. Ba Mẹ Tôi bảo:” con nên thi vào Trường Đại Học Sư Phạm của Tỉnh. Để sau này ra trường sẽ làm cô giáo, giống như chị 3 con vậy?. vừa học vừa dạy ở gần nhà cho tiện. Điều quan trọng là cho Ba Mẹ đỡ nhớ và dễ chăm sóc con hơn”. Là bậc Cha Mẹ thì ai mà chẳng vậy? lúc nào cũng muốn dành hết tình yêu thương cho con. Quan tâm chăm sóc và bảo vệ tốt” chú chim non yêu quí của mình”. Tôi hạnh phúc về điêù đó, Tôi không phủ nhận tình yêu thương của Ba Mẹ đã dành cho Tôi. Nhưng trong đầu Tôi lại có một ý định khác, nó lớn hơn rất nhiều so với những dự định mà Ba Mẹ đã đặt cho Tôi. Bởi nó đã nằm sâu trong trí não, trong tim Tôi từ khi Tôi còn rất bé…..
Có lẽ từ khi mới sinh ra, Tôi đã giống Ba nhiều hơn Mẹ. Từ khuôn mặt, vóc dáng, cách nói chuyện đến cả niềm đam mê.. Ông rất mê nghệ thuật ( nhất là cải lương ). Chắc… là dân Miền Tây nên từ khi còn rất trẻ, các câu hò điệu lý, những làn điệu quê hương, những bài vọng cổ hay những vở cải lương… dường như đã hằn sâu và gắn chặt vào tâm hồn của Ông.
Có một điều rất đặc biệt, tuy mê cải lương nhưng từ nhỏ đến lớn Tôi chưa bao giờ được nghe Ông hát một câu, dù dài hay ngắn, dù hay hay dở hay dù chỉ để dạy cho Tôi biết một it về cải lương chẳng hạn.. Tôi chỉ thấy, mỗi khi rảnh rổi hay vui buồn gì đó? Ông lại vác cây đờn lên dạo mấy phím rồi thả hồn mình vào đó. Tiếng đờn của Ba lúc trầm bổng,nỉ non, lúc tha thiết dồn dập, khi thì lại buồn não nuột ai oán.. Tôi không hiểu: sao chỉ với một cây đờn guitar như thế? mà Ông lại có thể dạo lên được vô vàn những giai điệu khác nhau?. Mẹ Tôi bảo: “Đó là cái tài của một nhạc sỹ, mỗi tiếng tơ của người nhạc sỹ dạo lên là cả một nổi lòng họ lắng đọng vào đó..” woa!thì ra là vậy? Ba là người dạo phím đàn – là nhạc sỹ nhà vườn. Vậy sau này lớn lên, con sẽ làm nghệ sỹ để hát tặng cho đời những bài ca bất diệt, để đưa tiếng nhạc của Ba vút cao lên _ lúc đó Tôi đơn thuần và ngây ngô nghĩ như thế?
Rồi cũng từ đó, Tôi bắt đầu muốn học và khát khao được hát cải lương. Mỗi lần nghe đâu đó ngân nga một câu cải lương là hồn Tôi như chợt bừng tỉnh, Tôi tìm kiếm và tự mình cũng bắt chước theo những giai điệu đó. Mặc dù không biết giai điệu đó là gì?.
Nhiều lần như vậy, Tôi thấy mình có tiến bộ, hất hay hơn một chút, cách luyến láy chữ cũng công phu hơn. Nhưng có điều, Tôi không biết một chữ “NHỊP” là như thế nào?
Riêng Ba Tôi, thì điều đó hằn nhiên Ông rành đến sáu câu. Cái gì co liên quan đến tài từ, nhịp nhàng là Ông biết tất cả….
Rõ ràng Ba Tôi là người rất mâu thuẩn. Biết nhiều về nó nhưng không bao giờ truyền dạy cho con bất cứ điều gì về nó, dù đó là nhỏ nhất. Ông lại càng phản đối quyết liệt khi Tôi có ý định sẽ theo học nghành này sau khi tốt nghiệp phổ thông.
Muốn học nhưng không được dạy, Tôi tức lắm! Tôi đã thầm trách Ba:” sao lại quá khắt khe với mình như vậy?”. Tôi không cam lòng, thế là tôi quyết tâm học tập thật tốt, phấn đấu để thi đậu vào nghành mình yêu thích.
Ngày nộp hồ sơ thi Đại Học Ba Tôi hỏi: “ Con thì vào trương Sư Phạm phải không? Nhớ cố gắng và thi tốt nha con”. Tôi vâng lời Ba thi vào Sư Phạm nhưng bên cạnh đó Tôi vẫn không quên niềm ao ước của mình. Tôi giấu ba và âm thầm thi vào trường Sân Khấu Điện Ảnh TP.HCM
Tội nghiệp Mẹ và Chị gái. Sau khi không được sự đồng ý của Ba, Tôi thố lộ tấm tình của mình với Mẹ và Chị…. Vì thương con Mẹ im lặng giấu kính. Mỗi ngày đi bán Mẹ dành dụm những đồng cắt nhỏ đem vào ống heo cho Tôi. Chi 3 đang học Đại Học _ là sinh viên nghèo,túi tiền eo hẹp.. phải tran trải đủ thứ và làm thêm mỗi đêm. Vậy mà cũng nhín nhút, chịu cực khổ để mỗi ngày có dư một chút đem vào con heo cho Tôi. Để Tôi có đủ tiền mà đi thi…
Thế rồi trời cũng không phụ lòng Tôi. Tôi thi đậu vào trường Sân Khâu_ ngày báo kết quả, Tôi không dám khấp khởi khoe với Ba. Chỉ lẳng lặng chia sẽ niềm vui riêng với Mẹ và Chị… Lòng Tôi trĩu nặng lo âu, không biết rồi đây mình sẽ như thế nào khi Ông biết chuyện? “giấy thì làm sao mà gói được lửa”, cuối cùng chuyện của Tôi cũng lộ ra. Ba Tôi đã biết và giận Tôi rất nhiều…. cả nửa tháng trời, Ông không nói chuyện đến Tôi một câu. Tôi khổ sở và lại thủ thỉ với Mẹ.. “Tôi không biết phải làm sao đây? Tôi nghĩ “chắc mình chỉ có duyên với nó đến đây thôi, không có cơ hội nửa rồi”. Mẹ thấy Tôi buồn rầu đau khổ_ lòng bà cũng xót xa nhưng biết làm sao hơn, vì tất cả quyền quyết định là do Ba cả mà.
Mỗi ngày lặng lẽ trôi qua, đến ngày thứ ba của đợt nhập học Tôi mới biết. Ba cố ý không dạy Tôi cải lương là có lý do riêng của Ông. Ba sợ Tôi là con gái, đi theo nghệ thuật sẽ gặp nhiều khó khăn khổ cực, cuộc sống sẽ lênh đênh không định hướng được tương lai, ngày mai như thế nào?.. vả lại đất Sài Gòn nhiều cạm bẫy, mà Tôi thì không ai thân thuộc trên này. Thân gái một mình ở đất Sài Gòn thì làm sao mà ông yên tâm cho được.”Trong nhà chỉ có 2 đứa là con gái, con 3 thì ổn định rồi!sắp ra trường và làm cô giáo..còn bây!đi học xa như vậy tao với mẹ bây sẽ buồn nhiều lắm!ở nhà.. thà nghèo khổ, đạm bạc mà sống sao cũng được, lên trên đó lạ nước lạ cái rồi bây sống làm sao?. Nói đến đây nước mắt Tôi ràn rụa vì thương Cha Mẹ, đến từng tuổi này còn phải lận đận vì con. Thương nhớ con đã đành rồi, từ đây về sau Ba Mẹ phải làm lụng nhiều hơn nửa để có đủ tiền lo cho Tôi ăn học ở một ngôi trường lớn và xa xôi như vậy?
Nói thì nói vậy, nhưng cuối cùng Ba vẫn để cho Tôi tự quyết định lấy tương lai của mình. Ba đồng ý và sẵn sàng lo cho Tôi ăn học…. ÔI! Tôi không biết nói lời gì để cảm ơn Ba, cảm ơn Mẹ, chị, cảm ơn tất cả mọi người đã chấp thêm cho Tôi đôi cánh để bước đầu đi đến ước mơ của mình
Tôi thu xếp hành trang chuẩn bị đi học. ngày tiễn con đi Ba Mẹ buồn nhiều lắm!tất cả niềm tin và hi vọng Ba Mẹ gửi hết cho con,ráng mà giữ mình con nhé! Lời dặn dò của Ba Mẹ con xin ghi khắc trong tim. Xin Ba Mẹ hãy yên lòng…
Rồi thời gian thắm thoát qua mau, hết năm này Tôi sẽ tốt nghiệp và ra trường. Hôm tháng trước, nhận dịp lễ hỏi của chị 3.. Tôi về ăn đám và thăm nhà! Cả nhà thấy Tôi về - ai cũng mừng ríu rít. Tôi hạnh phúc và cảm giác như mình được sống lại những ngày thơ ấm áp bên gia đình. Gương mặt rạng rỡ của Ba, cho Tôi biết..Ba đang vui một niềm vui khôn tả, nhưng dường như nếp nhăn càng hằn sâu và lộ rõ hơn trên gương mặt Ba và mái tóc hoa râm nay đã sắp là “muối tiêu” rồi!
Mẹ cũng vậy _ Mẹ già hơn nhiều so với trước. Mẹ tất bậc lo lắng cho Tôi, nấu toàn những món Tôi thích, gói gém mấy món ở quê để Tôi mang theo, Mẹ chuẩn bị từng giờ để kịp cho Tôi lên xe , trước khi đi.. Tôi hát tặng Mẹ bài “ Giữa Chiều Mưa Thương Nhớ”, tặng Ba bài “ Nhớ Cha Gìa”.. hát được nửa bài mắt tôi đầy ngấn nước, cổ họng cứ nghèn nghẹn và không hát được thành lời. Lúc đó Tôi chỉ muốn ôm Ông và thốt lên ngàn tiếng “CON YÊU BA..” trong sự ngỡ ngàng của bà con hàng xóm. Tôi cố gắng kìm nén để hát hết bài, rồi lau vội nước mắt, từ biệt mọi người để lên xe về lại Sài Gòn..
Vậy đó, chỉ có những lúc sống xa vòng tay thân yêu của gia đình, phải sống tự lập tự thân nơi quê người đất lạ, phải vượt qua muôn ngàn cám dổ và khó khăn trong cuộc sống thì mới hiểu hết tình Cha Mẹ yêu thương con vô bờ bến như thế nào?
Ba ơi! Con thầm cảm ơn Ba vô cùng vì đã mở ra cho con một cơ hội hướng đến tương lai và thực hiện ước mơ của mình.
Dù bây giờ con vẫn chưa là gì? Kinh nghiệm của con còn non yếu, dù cuộc sống hiện tại của con còn nhiều khó khăn. Nhưng con luôn hứa với lòng sẽ cố gắng vươn lên, phấn đấu học tốt, có việc làm ổn định để giúp đỡ gi đình, phục vụ quê hương và xã hội.
Ngày 17/10/2010
( bài viết nhận giải học bỗng Nguyễn Trường Tộ
Sinh viên: Thúy Loan
Khoa: kịch hát dân tộc)