Từ Anh - Năm Châu - Tư Út - Phùng Há - Ba Liên ( Khúc Oan Vô Lượng ) Gánh Trần Đắc 1931
Năm 1948, trong đêm diễn Một đêm trăng trong Ngự Uyển (Mộng Hoa Vương). Hai màn đầu háo hứng đi qua, khán giả hồi hộp say mê với cảnh đêm trăng huyền ảo, vườn Ngự Uyển đẹp như thiên thai, nhạc trỗi khúc giao duyên, sóng tình Mộng Hoa Vương xao động. Ngô sứ giả say cảnh đêm trăng, say hương người ngọc, chén quỳnh vơi cạn mấy lần. Trong vai Mộng Hoa Vương, cô Bảy Phùng Há dịu dàng lộng lẫy, Ngô Trung Cảnh – Tư Út lẫm liệt nhưng đa tình. Bất chợt Ngô sứ giả ngây ngươi ngồi sụm xuống. Nghệ sĩ Tư Út gục đầu thiếp đi trong tiếng đàn réo rắc, giọng hát mê ly.
Tư Út tên thật là Phạm Thế Đẩu, sinh quán quận Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Thuở nhỏ, ông được người anh ruột vốn là giáo viên trường tiểu học nuôi dưỡng nhưng vì mê nghiệp ca nên Tư Út sớm từ giã ghế nhà trường. Ông được trưởng toà Trần Quang Cảnh, tức Bảy Cảnh – là người giỏi vĩ cầm, mandoline dạy đàn hát và cho đầu quân vào gánh Tân Phước Nam, sau chuyển qua đoàn Tân Hưng. Năm 1924, ông diễn cho đoàn Tân Thinh. khoảng cuối năm, ông về hát cho đoàn Nam Đồng Ban của ông Hai Cu, đứng chung sân khấu cùng với NS Hai Giỏi (con trưởng của ông bầu Hai Cu) và cô Năm Phỉ. Tại sân khấu Nam Đồng Ban, Tư Út đã thành danh trong tuồng Hoa rơi cửa Phật (Lan và Điệp) hát chung với cô Nam Phỉ. Năm 1925, nghệ sĩ Hai Giỏi qua đời, ông Hai Cu buồn nên cho rã gánh và lui về Mỹ Tho.
Năm 1962 Tư Út hát cho đoàn Trần Đắc diễn tuồng Tây cùng với các NS Năm Châu, Tư Chơi, Từ Anh, cô Bảy Phùng Há, cô Tư Sạng, cô Năm Kim Thoa, cô Ba Liên...NS Tư Út đã thành công trong vai Phạm Hoằng Khai của tuồng Khúc Oan Vô Lượng.
Khi ông bầu Hai Cu tái lập gánh Tái Đồng Ban, qui tụ nhiều đào kép thượng nặng. Bên Đào có: Cô Bảy Phùng Há, Cô Ba Nhàn, Cô Ba Liên (vợ Kép Từ Anh), Cô Ba Điều...Bên kép có: Tám Mẹo, Năm Châu, Ba Du, Tư Út, Từ Anh, Hai Ngời, Hai Bông, Hề Ty, Sáu Chánh. Soạn giả có ông Nguyễn Công Mạnh, ông Nguyễn Thành Châu (Năm Châu), ông Huỳnh Thủ Trung (Tư Chơi).
Tư Út cũng đã đứng trên các SK như Nam Phi, Phi Phụng Con Tằm đến năm 1945, khi cô Bảy Phùng Há lập gánh Phụng Hảo thì Tư Út là kép chánh và là bạn đồng diễn của cô Bảy Phùng Há. Trong vở Tái Sanh Duyên, cô Bảy phùng Há đóng vai Tô Ánh Nguyệt, Năm Châu vai Lưu Khuê Bích, Tư Út vai Hoàng Phủ Thiếu Hoa và Ba Du vai con nhà họ Sử. Tại rạp Palicao, trong tuồng Trảm Trịnh Ân, Nhữ Nam Vương – Tư Út đã xuất thần làm cho khán giả khóc cả rạp.
Đoàn Phụng Hảo lên Vang Nam lưu diễn và trụ ở rạp Kim Phụng. Năm 1948, trong đêm diễn Một đêm trăng trong Ngự Uyển (Mộng Hoa Vương). Hai màn đầu háo hứng đi qua, khán giả hồi hộp say mê với cảnh đêm trăng huyền ảo, vườn Ngự Uyển đẹp như thiên thai, nhạc trỗi khúc giao duyên, sóng tình Mộng Hoa Vương xao động. Ngô sứ giả say cảnh đêm trăng, say hương người ngọc, chén quỳnh vơi cạn mấy lần. Trong vai Mộng Hoa Vương, cô Bảy Phùng Há dịu dàng lộng lẫy, Ngô Trung Cảnh – Tư Út lẫm liệt nhưng đa tình. Bất chợt Ngô sứ giả ngây ngươi ngồi sụm xuống. Nghệ sĩ Tư Út gục đầu thiếp đi trong tiếng đàn réo rắc, giọng hát mê ly. Bức màn nhung được buông xuống cấp tốc, bác sĩ Nguyễn văn Minh từ hàng ghế khán giả nhảy lên săn sóc cho ông. Rạp hát hỗn loạn, tiếng bàn tán vang lên trước tai nạn bất ngờ của gánh hát, khán giả ngồi lại xem cho qua đêm diễn chớ thật ra trong lòng cũng nghĩ đến sinh mạng của Tư Út - người NS tài danh đã làm cho họ say mê bao lâu nay. 6 ngày trong cơn bạo bệnh, lúc tỉnh lúc mê. NS tài danh Tư Út đã trút hơi thở cuối cùng trong ngôi miếu mới cất tại Nam Vang. Tiếng khóc tỉ tê của người vợ goá và anh em NS đã nổi lên trong cảnh tối bao trùm, màn đêm buông xuống âm thầm như hầu hết những đêm huyền bí Kim Biên.
Sáng hôm sau, trời quang đãng. Một đoàn người đông không thể tưởng, đã đến đưa Tư Út về nơi an nghĩ cuối cùng. Xe tang đi trong nắng, đường về nghĩa địa lê thê...Ai cũng buồn trước cảnh sanh ly tử biệt. Mọi người ai cũng muốn hình dung lại những kỷ niệm vui buồn từng chia xẻ với người NS tài danh yểu số phải chôn thân nơi xứ người.