XIN MỜI CÁC ANH CHỊ EM TRONG CLB YCN AE XEM LẠI BUỔI LỄ KHAI MẠC FESTIVAL ĐỜN CA TÀI TỬ QUỐC GIA LẦN THỨ 1 BẠC LIÊU 2014
-------------------------------------------------------------------------
Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014 được tổ chức từ ngày 24-29/4/2014
Ban Tổ chức Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014 vừa có Thông báo Thay đổi thời gian và lịch tổ chức các hoạt động trong Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014. Theo đó, Festival được tổ chức từ ngày 24-29/4/2014.
Lễ khai mạc diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 25/4/2014 và Lễ bế mạc lúc 20 giờ ngày 29/4/2014. Lịch tổ chức các hoạt động cụ thể như sau: * NGÀY 24/4/2014 1. Triển lãm Sinh vật cảnh:
- Thời gian: Khai mạc 07 giờ ngày 24/4/2014
- Địa điểm: Tại khu đất dự kiến xây dựng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh (đường Nguyễn Tất Thành, Phường 1, Thành phố Bạc Liêu). 2.Hội chợ Thương mại - Du lịch:
- Thời gian: Từ 24/4 - 29/4/2014, khai mạc lúc 14 giờ ngày 24/4/2014.
- Địa điểm: Trung tâm Hội chợ Triển lãm tỉnh Bạc Liêu (khu địa ốc). 3.Không gian Đờn ca tài tử - Nam Bộ:
- Thời gian: Khai mạc 16 giờ ngày 24/4/2014.
- Địa điểm: Khu du lịch Sinh thái Hồ Nam và một số huyện trong tỉnh. 4. Lễ hội ẩm thực Nam Bộ:
- Thời gian: Từ ngày 24/4 đến 29/4/2014, khai mạc 17 giờ ngày 24/4/2014.
- Địa điểm: Khu Du lịch sinh thái Hồ Nam (diễn ra hàng ngày, từ 8 giờ đến 23 giờ trong thời gian diễn ra Festival). 5. Chương trình nghệ thuật giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu của soạn giả Trọng Nguyễn và soạn giả Yên Lang:
- Thời gian: Khai mạc lúc 20 giờ ngày 24/4/2014; có truyền hình trực tiếp.
- Địa điểm: Nhà Thi đấu đa năng. * NGÀY 25/4/2014 6.Khai mạctriển lãm tranh, ảnh nghệ thuật:
- Thời gian: Từ ngày 25/4 - 29/4/2014, khai mạc 07 giờ ngày 25/4/2014.
- Địa điểm: Quảng trường Hùng Vương. 7. Khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử toàn quốc.
- Thời gian: Từ ngày 25/4/2014 đến 29/4/2014, khai mạc 08 giờ 30 phút ngày25/4/2014.
- Địa điểm:
+ Khai mạc tại Trung tâm tiệc cưới Khu du lịch Hồ Nam.
+ Thi diễn tại rạp Cao Văn Lầu (đường Hai Bà Trưng, phường 3) 8. Triển lãm nhạc cụ dân tộc:
- Thời gian: Từ ngày 25/4 - 29/4/2014; Khai mạc 10 giờ ngày 25/4/2014.
- Địa điểm: Liên hiệp Hội Văn học nghệ thuật tỉnh. 9. Khánh thành Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu:
- Thời gian: 15 giờ, ngày 25/4/2014. 10. Chương trình lễ khai mạc Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014:
- Thời gian: Lúc 20 giờ ngày 25/4/2014, có truyền hình trực tiếp.
- Địa điểm: Sân khấu chính tại Quảng trường Hùng Vương. * NGÀY 26/4/2014 11.Hội thảo Xúc tiến du lịch, Xúc tiến đầu tư và liên kết phát triển du lịch giữa Bạc Liêu với các tỉnh, thành phố
- Thời gian: 08 giờ, ngày 26/4/2014.
- Địa điểm: Tại khu du lịch sinh thái Hồ Nam 12. Họp mặt các Doanh nhân, Nghệ sĩ và ra mắt Quỹ hỗ trợ nghệ sĩ, nghệ nhân Lê Tài Khí, góp phần bảo tồn và phát triển nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ:
- Thời gian: 11 giờ 30 phút ngày 26/4/2014.
- Địa điểm: Khu du lịch sinh thái Hồ Nam. 13. Giao lưu Đoàn Caravan xe cổ:
- Thời gian: 19 giờ ngày 26/4/2014.
- Địa điểm: Tại Quảng trường Hùng Vương. 14. Chương trình Thả diều nghệ thuật:
- Thời gian: ngày 26-27/4/2014.
- Địa điểm: Khu Du lịch Nhà Mát, phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu. 15. Tổ chức thi Vòng II Giải thưởng Trần Hữu Trang.
- Thời gian: Vào lúc 20 giờ, ngày 26/4/2014, có truyền hình trực tiếp.
- Địa điểm: Trung tâm Văn hóa tỉnh (đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu). * NGÀY 27/4/2014 16. Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa phi vật thể đờn ca tài tử Nam Bộ”, chủ đề “Di sản văn hóa - hội nhập và phát triển”:
- Thời gian: 08 giờ, ngày 27/4/ 2014.
- Địa điểm: Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu. 17.Chung kết trao giải thưởng Trần Hữu Trang:
- Thời gian: 20 giờ ngày 27/4/2014. Có truyền hình trực tiếp.
- Địa điểm: Trung tâm Văn hóa tỉnh. * NGÀY 28/4/2014 18. Tổng kết và trao giải cho các cuộc thi: Sáng tác ca khúc, vọng cổ và sáng tác lời mới 20 bản tổ Đờn ca tài tử - Nam Bộ, sáng tác ảnh thời sự nghệ thuật; giải báo chí “Bạc Liêu trên đường phát triển”.
- Thời gian: 08 giờ, ngày 28/4/2014.
- Địa điểm: Tại Trung tâm Văn hóa tỉnh. 19. Lễ đón nhận bằng công nhận thành phố Bạc Liêu trở thành đô thị loại II:
- Thời gian: 20 giờ, ngày 28/4/2014.
- Địa điểm: Nhà thi đấu đa năng tỉnh Bạc Liêu, hoặc Quảng trường Hùng Vương. * NGÀY 29/4/2014 18. Chương trình nghệ thuật bế mạc Festival Đờn ca tài tử và trao giải Liên hoan Đờn ca tài tử toàn quốc:
- Thời gian: Lúc 20 giờ ngày 29/4/2014.
- Địa điểm: Khu Du lịch sinh thái Hồ Nam.
Thông báo này thay thế các Thông báo đã ban hành trước đây có liên quan. N.T
__________________________________________________ ______________
Công bố Logo Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất – Bạc Liêu 2014
Ban Tổ chức Festival Đờn ca tài tử quốc gia – Bạc Liêu 2014 vừa công bố Logo chính thức Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất – Bạc Liêu 2014.
Logo Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất – Bạc Liêu 2014 gồm: Hoa sen – Quốc hoa của Việt Nam, thể hiện yếu tố quốc gia, tính văn hóa nhân văn của một dân tộc; khóa Sol – ký hiệu đặt ở đầu khuông nhạc và Đờn kìm là nhạc cụ quan trọng trong dàn nhạc đờn ca tài tử và cũng chính nhạc cụ này nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã sáng tác Bản Dạ cổ hoài lang.
Bố cục Logo với đường nét, hình khối được tạo hình từ những nét vẽ cách điệu cao, là nét cọ nhấn nhá nhặt khoan như làn điệu Đờn ca tài tử Nam bộ sâu lắng, mượt mà…
Màu sắc tươi sáng của sen hồng, vàng đồng, xanh biển… thể hiện cảnh sắc thiên nhiên, sự mênh mông bát ngát trù phú của vùng đất và tính cách người dân Nam bộ…
Tổng thể Logo Festival là hình ảnh cách điệu của hoa sen, mang bản sắc văn hóa của một quốc gia, kết hợp với khóa Sol một biểu tượng của âm nhạc và Đờn kìm cách điệu, một trong những biểu tượng của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và cũng là biểu tượng văn hóa của tỉnh Bạc Liêu. Hoa sen nở rộ thể hiện sự trường tồn và phát triển của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ. Đó cũng là thông điệp về việc bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ trong hội nhập và phát triển.
Lịch tổ chức các hoạt động trong Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014
Để đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động trong Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014 thuận lợi, khoa học và thành công, được sự thống nhất của Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014 thông báo lịch tổ chức các hoạt động chính như sau: * NGÀY 20/4/2014 1. Triển lãm Sinh vật cảnh:
- Thời gian: Khai mạc 08 giờ ngày 20/4/2014
- Địa điểm: Tại khu đất dự kiến xây dựng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh (đường Nguyễn Tất Thành, Phường 1, Thành phố Bạc Liêu). 2.Hội chợ Thương mại - Du lịch:
- Thời gian: Từ 20/4 - 25/4/2014, khai mạc lúc 15 giờ ngày 20/4/2014.
- Địa điểm: Trung tâm Hội chợ Triển lãm tỉnh Bạc Liêu (khu địa ốc). 3.Khai mạc “Không gian Đờn ca tài tử - Nam Bộ”:
- Thời gian: Khai mạc 14 giờ ngày 20/4/2014.
- Địa điểm: Khu du lịch Sinh thái Hồ Nam và một số huyện trong tỉnh. 4. Lễ hội ẩm thực Nam Bộ:
- Thời gian: Từ ngày 20/4 đến 25/4/2014, khai mạc 17 giờ ngày 20/4/2014.
- Địa điểm: Khu Du lịch sinh thái Hồ Nam (diễn ra hàng ngày, từ 08 giờ - 23 giờ trong thời gian diễn ra Festival) 5. Chương trình nghệ thuật giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu của soạn giả Trọng Nguyễn và soạn giả Yên Lang:
- Thời gian: Khai mạc lúc 20 giờ ngày 20/4/2014; có truyền hình trực tiếp.
- Địa điểm: Nhà Thi đấu đa năng. * NGÀY 21/4/2014 6.Khai mạctriển lãm tranh, ảnh nghệ thuật:
- Thời gian: Từ ngày 21/4 - 25/4/2014, khai mạc 07 giờ ngày 21/4/2014.
- Địa điểm: Quảng trường Hùng Vương. 7. Khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử toàn quốc.
- Thời gian: Từ ngày 21/4/2014 đến 24/4/2014, khai mạc 08 giờ 30 phút ngày 21/4/2014.
- Địa điểm: Rạp hát Cao Văn Lầu. 8. Triển lãm nhạc cụ dân tộc:
- Thời gian: Từ ngày 21/4 - 25/4/2014; Khai mạc 09 giờ 30 phút ngày 21/4/2014.
- Địa điểm: Liên hiệp Hội Văn học nghệ thuật tỉnh. 9.Khánh thànhKhu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu:
- Thời gian: 14 giờ, ngày 21/4/2014. 10. Chương trìnhlễ khai mạc Festival Đờn ca tài tửquốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014:
- Thời gian: Lúc 20 giờ ngày 21/4/2014, có truyền hình trực tiếp.
- Địa điểm: Sân khấu chính tại Quảng trường Hùng Vương. * NGÀY 22/4/2014 11.Hội thảo Xúc tiến du lịch, Xúc tiến đầu tư và lễký liên kết tour, tuyến du lịch:
- Thời gian: 08 giờ, ngày 22/4/2014.
- Địa điểm: Tại khu du lịch sinh thái Hồ Nam 12. Họp mặt các Doanh nhân và Nghệ sĩ :
- Thời gian: 11 giờ ngày 22/4/2014.
- Địa điểm: Khu du lịch sinh thái Hồ Nam. 13. Tổ chức thi Vòng II Giải thưởng Trần Hữu Trang.
- Thời gian: Vào lúc 20 giờ, ngày 22/4/ 2014, có truyền hình trực tiếp.
- Địa điểm: Trung tâm Hội nghị tỉnh. * NGÀY 23/4/2014 14. Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa phi vật thể đờn ca tài tử Nam Bộ”, chủ đề “Di sản văn hóa - hội nhập và phát triển”:
- Thời gian: 08 giờ, ngày 23/4/ 2014.
- Địa điểm: Hội trường Ủy ban nhân dân tỉnh. 15.Chung kết trao giải thưởng Trần Hữu Trang:
- Thời gian: 20 giờ ngày 23/4/ 2014. Có truyền hình trực tiếp.
- Địa điểm: Trung tâm Hội nghị tỉnh. * NGÀY 24/4/2014 16. Tổng kết và trao giải cho các cuộc thi: Sáng tác ca khúc, vọng cổ và sáng tác lời mới 20 bản tổ Đờn ca tài tử - Nam Bộ, sáng tác ảnh thời sự nghệ thuật chủ đề “Đất nước, con người Bạc Liêu” và “Khoảnh khắc Festival Đờn ca tài tử Nam Bộ; giải báo chí “Bạc Liêu trên đường phát triển”.
- Thời gian: 08 giờ, ngày 24/4/2014.
- Địa điểm: Tại khu du lịch sinh thái Hồ Nam. 17. Chương trình biểu diễn nghệ thuật và trao giải Liên hoan Đờn ca tài tử toàn quốc:
- Thời gian: 20 giờ, ngày 24/4/2014; có truyền hình trực tiếp.
- Địa điểm: Khu Du lịch sinh thái Hồ Nam. * NGÀY 25/4/2014 18. Chương trình nghệ thuật bế mạc Festival Đờn ca tài tử và tôn vinh các tập thể, Doanh nghiệp đóng góp qũy “Vì Người nghèo, An sinh xã hội” tỉnh:
- Thời gian: Lúc 20 giờ ngày 25/4/2014.
- Địa điểm: Quảng trường Hùng Vương.
Những điểm đến hấp dẫn trong tuần lễ Festival Đờn ca tài tử lần I
Tỉnh Bạc Liêu sẽ tổ chức Festival Đờn ca tài tử Quốc gia lần thứ I vào tháng 4/2014. Khi đến đây, du khách không chỉ được nghe, xem một lễ hội văn hóa nghệ thuật mà còn là nơi để du khách tham quan những điểm du lịch hấp dẫn.
Festival Đờn ca tài tử Quốc gia lần thứ I – Bạc Liêu 2014, tổ chức từ ngày 20- 25/4/2014 tại tỉnh Bạc Liêu. Với 21 hoạt động chính trong Festival, hứa hẹn sẽ là dịp để du khách đắm mình trong những không gian văn hóa đờn ca đậm đà bản sắc dân tộc.
Và khi đến với tỉnh Bạc Liêu trong ngày hội Đờn ca tài tử, ngoài nghe, xem những hoạt động chính của Festival, du khách không thể bỏ qua những điểm tham quan du lịch hấp dẫn ở tỉnh ven biển này như: Đền thờ Bác Hồ, di tích lịch sử Đồng Nọc Nạng, Tháp cổ Vĩnh Hưng, Quán Âm Phật Đài, Giáo xứ Tắc Sậy, các chùa Phật giáo Khmer… đến những nơi xanh thoáng, cổ kính như Vườn chim, Vườn nhãn, Tháp cổ, Nhà Công tử Bạc Liêu…, tất cả đều có những nét ấn tượng riêng biệt khó quên.
Đền thờ Bác Hồ (xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi) là nơi chính quyền và nhân dân tỉnh Bạc Liêu ghi nhớ công ơn vĩ đại của người cha già kính yêu của dân tộc. Nơi đây, trưng bày rất nhiều hình ảnh, tư liệu quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phật Bà Nam Hải tại Quán Âm Phật Đài (phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu) thu hút hàng ngàn khách thập phương đến cúng bái và tham quan mỗi năm. Hiện tỉnh Bạc Liêu đang cho xây dựng Núi Quan Âm rất hoành tráng ngay ven biển tại khu vực này.
Các ngôi chùa Khmer như chùa Ghositaram (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, ảnh trên), chùa Xiêm Cán (xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu, ảnh dưới) đều có những nét đẹp riêng của văn hóa Khmer luôn gây ấn tượng với du khách.
Tháp cổ Vĩnh Hưng (xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi) hơn 1.000 năm tuổi và được xem là một trong những tháp cổ thuộc dòng văn hóa Óc Eo hiếm có còn tồn tại tới ngày nay.
Di tích lịch sử Đồng Nọc Nạng (xã Phong Thạnh A, huyện Giá Rai) là nơi ghi dấu cuộc chiến của người dân nghèo với bọn cò Tây cướp lúa mà tiêu biểu là gia đình ông Mười Chức. Tại đây ngoài trưng bày những hình ảnh, hiện vật, tư liệu về thời điểm xảy ra cuộc chiến đấu còn có khu mộ của người nông dân yêu nước này.
Cây xoài cổ hơn 300 năm tuổi (xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu) với gốc cây to đến 5 người ôm, hàng chục cành vươn ra phủ bóng mát khoảng đất rộng 300m2 và được xem là cây xoài “cao tuổi” nhất ở ĐBSCL. Tỉnh Bạc Liêu đang làm hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền để được công nhận là cây di sản.
Vườn chim Bạc Liêu (xã Hiệp Thành, TP Bạc Liêu) với hàng chục loài chim và nhiều loài động thực vật quý hiếm khác.
Một số hình ảnh tại ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu:
Rất nhiều người thích thú ghi lại khoảnh khắc tại bộ bàn ghế cổ.
Chiếc tivi cổ kính.
Máy và loa nghe nhạc nhập từ Pháp.
Một chiếc đài nghe nhạc vẫn còn hoạt động.
Bộ trường kỷ được làm từ gỗ quý rất có giá trị được nhiều người ngồi lên ghi lại khoảnh khắc.
Ngoài những địa điểm trên, nhiều điểm khác như chùa Bang (chùa của người Hoa, TP Bạc Liêu), Phủ thờ dòng họ Cao Triều (TP Bạc Liêu) chính là nơi thờ phụng nhân vật lịch sử Cao Triều Phát; Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu (TP Bạc Liêu); Vườn nhãn Bạc Liêu (xã Hiệp Thành, TP Bạc Liêu) với những gốc nhãn cổ thụ cao to rộng hơn 230ha; Khu du lịch Nhà Mát (TP Bạc Liêu) vừa mới mở với công viên nước nhân tạo lớn nhất nhì ĐBSCL… đều là những điểm đến dành cho khách yêu mến du lịch, khám phá.
Giải thưởng Trần Hữu Trang lần thứ 12 - năm 2014: Bạc Liêu tự tin bước vào cuộc chơi lớn
Khoảng 3 tuần nữa, “Giải thưởng Trần Hữu Trang” lần thứ 12 - năm 2014 (do Hội Sân khấu TP. HCM, Đài PT-TH Hậu Giang và BTC Festival Đờn ca tài tử (ĐCTT) quốc gia lần I (gọi tắt là Festival) phối hợp tổ chức) sẽ khai màn. Đây cũng là thời điểm những “gương mặt vàng” của Bạc Liêu đang bước vào giai đoạn tập dượt nước rút để tự tin bước vào cuộc chơi lớn.
Vòng 1 sẽ tổ chức tại 3 địa điểm: TP. HCM (ngày 22 và 23/3), TP. Bạc Liêu - tỉnh Bạc Liêu (26, 27/3), TP. Vị Thanh - tỉnh Hậu Giang (29, 30/3). Vòng 2 diễn ra tại TP. Cần Thơ (18, 19 và 20/4) và TP. Bạc Liêu (22/4). Lễ trao giải Giải thưởng Trần Hữu Trang 2014 tổ chức vào tối 23/4 tại TP. Bạc Liêu.
Tham gia giải thưởng, Bạc Liêu có hai đơn vị dự thi. Đó là Đoàn cải lương Cao Văn Lầu và CLB ĐCTT Dạ cổ hoài lang. Vì là một trong những đơn vị tham gia tổ chức giải thưởng lần này nên Bạc Liêu có sự chuẩn bị chu đáo. Từ những gương mặt đại diện tham gia ứng thí lần này cho đến công tác tập dượt đều được chọn lựa, thực hiện kỹ càng. Phó Đoàn cải lương Cao Văn Lầu - Trần Bảo Hoàng cho biết: “Do giải thưởng nằm trong khuôn khổ Festival, nên lãnh đạo Đoàn và các thí sinh đều hạ quyết tâm đoạt được giải cao để “dâng quà” chào mừng sự kiện văn hóa đặc biệt này”.Đoàn cải lương Cao Văn Lầu “ra quân” với 9 thí sinh được đánh giá là có tiềm năng: Giang Tuấn, Vĩnh Sơn, Anh Chàng, Ngọc Đợi, Ngọc Hoa, Thoại Mỹ, Bùi Mỹ Hạnh, Thúy An và Diễm My. Trong số này, có 3 thí sinh được tuyển thẳng vào vòng bán kết 1 là Vĩnh Sơn, Thúy An và Bùi Mỹ Hạnh; riêng Ngọc Đợi và Giang Tuấn sẽ dự thi ở giải Xuất sắc; các thí sinh còn lại sẽ thi ở giải Triển vọng. Còn CLB ĐCTT Dạ cổ hoài lang thì đã có một trong những ứng cử viên sáng giá là Mỹ Hạnh. Với thành tích đoạt Huy chương vàng Liên hoan Sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2012, Mỹ Hạnh cũng háo hức chờ tham gia giải thưởng lần thứ 12 này.
Vĩnh Sơn và Ngọc Hoa xem kịch bản để tập dượt vai diễn của mình. Ảnh: N.T
Đối với giải Triển vọng, yêu cầu thi diễn trong vòng 15 phút trích đoạn tự chọn (ở cả vòng 1 và 2), còn giải Xuất sắc thì yêu cầu thí sinh sẽ diễn một trích đoạn 20 phút trong vở cải lương đã công diễn ít nhất 10 suất trước khán giả và vòng 2 thì chọn thi một trích đoạn khác. Đa phần thí sinh Bạc Liêu đến với cuộc thi lần này sẽ thi ở giải Triển vọng, nên công tác chọn kịch bản và tập dượt đã bước vào giai đoạn cao điểm. Theo anh Bảo Hoàng thì Đoàn cải lương Cao Văn Lầu chọn từ 1 đến 2 kịch bản để các thí sinh chọn vai phù hợp với khả năng của mình, từ đó sẽ phát huy được hiệu quả.Có được vai diễn phù hợp, Vĩnh Sơn tỏ ra khá tự tin với vai Từ Hải trong trích đoạn Ai giết nàng Kiều của tác giả Lê Duy Hạnh. Vĩnh Sơn bộc bạch: “Mình nhận kịch bản và đang tập thoại. Trước giờ thi mình có khoảng 70% tự tin rồi, còn lại phụ thuộc vào lúc bước ra sân khấu cộng với tâm trạng lúc đó nữa”. Còn Lâm Ngọc Hoa, cô đào trẻ vừa đoạt chuông Bạc tại cuộc thi Chuông vàng vọng cổ vừa qua thì nôn nao tới ngày thi lắm. “Dù chưa biết kết quả ra sao, nhưng mình sẽ cố gắng hết sức cho vai diễn lần này tại sân chơi lớn như vậy”, Ngọc Hoa tâm sự. Do nhiều lần “hụt” với giải thưởng danh giá này, Mỹ Hạnh (CLB ĐCTT Dạ cổ hoài lang) nuôi ý định sẽ vươn lên tầm cao hơn để bổ sung vào bộ thành tích cá nhân của mình. Hạnh đang rất tâm huyết với vai Trưng Trắc trong trích đoạn “Tiếng trống Mê Linh” tại cuộc thi. Tất cả đang bước vào guồng máy chuẩn bị cho một giải thưởng sân khấu danh giá. Tin rằng, khi Festival diễn ra thì thành tích từ giải thưởng Trần Hữu Trang lần thứ 12 sẽ như một điểm nhấn giúp cho sự kiện thành công, đồng thời nâng tầm cho đội ngũ kế thừa sự nghiệp cải lương tỉnh nhà.
Thanh niên TP. Bạc Liêu: Ra quân tuyên truyền Festival Đờn ca tài tử
Hòa cùng khí thế với các cơ quan, đoàn thể trong tỉnh, đoàn viên, thanh niên (ĐV-TN) TP. Bạc Liêu đang ra quân thực hiện nhiều hoạt động tuyên truyền cho sự kiện Festival Đờn ca tài tử (ĐCTT) quốc gia lần I - Bạc Liêu 2014 (gọi tắt là Festival).
ĐV-TN phường 3 ra quân tuyên truyền sự kiện Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần I - Bạc Liêu 2014. Ảnh: H.T
Trên các ngả đường, những ĐV-TN mặc áo xanh tình nguyện đã và đang thực hiện nhiều phần việc tuyên truyền cho Festival. Sinh khí thi đua giữa các đơn vị phường, xã, ban, ngành trên địa bàn thành phố cũng đang được đẩy mạnh. Ngay từ khi được triển khai, ĐV-TN ở các cấp bộ Đoàn đã xây dựng phần việc cụ thể nhằm tuyên truyền, vận động ĐV-TN, hội viên và quần chúng nhân dân tích cực tham gia và ủng hộ Festival.Phó Bí thư Thành đoàn TP. Bạc Liêu - Huỳnh Phương Thanh, cho biết: “BCH Thành đoàn chỉ triển khai tinh thần tuyên truyền Festival đến các cấp bộ Đoàn và cơ sở Đoàn trực thuộc, còn mỗi đơn vị sẽ tự xây dựng chương trình hành động phù hợp với địa bàn mình, ngành mình. Từ đó, công tác tuyên truyền mới hiệu quả. Hầu hết các đơn vị Đoàn trên địa bàn thành phố đều mở lớp tập huấn nhằm trang bị, bồi dưỡng kiến thức ĐCTT cho ĐV-TN. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền sự kiện Festival đến người dân được triển khai sâu rộng bằng nhiều hình thức, như họp dân tại các khóm, ấp… Điển hình như đơn vị Đoàn phường 2 đã tổ chức nhiều hoạt động đưa thông tin về sự kiện Festival đến ĐV-TN đạt hiệu quả khá cao. Đó là tổ chức các buổi giao lưu tuyên truyền, chiếu clip có liên quan đến lễ hội cho học sinh cấp THCS xem và học. Sau phần phổ biến kiến thức, ĐV-TN còn tổ chức một vài trò chơi để kiểm tra kiến thức mà các em được học. Và sau cùng là phần dạy ĐCTT cho các em, trong đó có bản “Dạ cổ hoài lang”. Mỗi đơn vị Đoàn có cách làm khác nhau, khiến cho sinh khí tuyên truyền về ngày hội Festival trở nên rộn ràng hơn. Gần đây, người dân trên địa bàn phường 3 dường như đã quen thuộc với hình ảnh đoàn xe đạp của những ĐV-TN tình nguyện, mang băng cờ, khẩu hiệu hình ảnh tuyên truyền về Festival. Các bạn rong ruổi khắp các ngõ hẻm trên địa bàn phường để tuyên truyền đến người dân về sự kiện Festival. Chia sẻ về chuỗi hoạt động của mình, Bí thư Đoàn phường 3 - Nguyễn Thị Diễm Kiều, nói: “ĐV-TN ra quân 3 lần/tuần và đạp xe tuyên truyền trên địa bàn phường mỗi ngày 2 lần (sáng và chiều tối). Điều vui nhất là các bạn hưởng ứng rất nhiệt tình, số lượng ĐV-TN đăng ký ngày càng tăng. Bên cạnh đó, các bạn còn đóng chốt tại các điểm xe đưa rước khách du lịch để phát tờ rơi tuyên truyền về sự kiện văn hóa trọng đại này”. Mới đây, Thành đoàn TP. Bạc Liêu đã tổ chức cuộc thi trang trí xe loa để các đơn vị Đoàn phường, xã diễu hành và tuyên truyền trực quan cho Festival đạt hiệu quả hơn. Ngoài ra, thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần, ĐV-TN của nhiều đơn vị còn ra quân làm vệ sinh tại nơi cư trú, đặc biệt là các tuyến hẻm và xem đây như một phần việc chào đón Festival. Đồng thời, thông qua các cuộc họp tổ dân phố hay sinh hoạt chi đoàn, các bạn còn phát động nhiều cuộc vận động hướng tới chào mừng sự kiện Festival bằng những công trình, phần việc cụ thể như: bảo vệ môi trường, thu gom rác thải, làm sạch các tuyến đường, lòng sông, ao hồ; trồng cây xanh, hoa kiểng; sửa sang nhà cửa; chỉnh trang đô thị; mua bán đúng nơi quy định, không lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè; đậu xe đúng vạch quy định; lái xe đảm bảo trật tự an toàn giao thông; thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh đô thị…