1. Thanh Hương
    Avatar của Thanh Hương
    Phương Trúc Bình - Diệu Nga là đôi vợ chồng nghệ sỹ cải lương đã từng nổi danh ở miền Đông và Tây Nam Bộ, giờ cả hai đã ở ngưởng tuổi lục tuần, với gần 40 năm hạnh phúc bên nhau.

    CÂU HỎI CỦA PHÓNG VIÊN MÀ THANH HƯƠNG TÌM ĐƯỢC

    PV : Chị cùng NSUT Minh Vương đoạt giải “Khôi nguyên vọng cồ'' từ năm 1963, nhưng đến hơn ba năm sau chị mới đi hát, vì sao ?

    NS Diệu Nga : Tôi đoạt giãi ''Khôi nguyên vọng cổ'' lúc chưa đầy 14 tuổi. Từ nghiệp dư bước sang chuyên nghiệp không phải là điều dễ dàng. Tôi cần có thời gian để tôi luyện thêm nghề nghiệp bằng cách thu Đài, quay video, nhờ má Bảy Phùng Há chỉ nghề. Đi theo trình tự từ thấp đến cao. Ấy vậy mà khi vào đoàn tôi cũng mất gần hai năm hát từ đào ba, đến đào nhì rồi mới được đóng chánh.

    PV : Còn anh Phương Trúc Bình thuở nhỏ sống ớ Chợ Lớn, trong xóm có nhiều người Hoa. Sao anh có thể trờ thành một nghệ sĩ cải lương được ?

    NS Phương Trúc Bình : Tuy xóm người hoa (ở Quận 6 - Chợ Lớn) nhưng phong trào đờn ca tài tử ở đây do chú Tư Giỏi làm ruộng nhóm thời ấy rất mạnh. Các trẻ em người Việt trong đó có tôi đều được chú chỉ nghề và thường xuyên sinh hoạt trong nhóm sau giờ học văn hóa. Nhờ thế mà tôi có điều kiện tiếp cận với nghề và trở thành kép hát khi học xong trung học.

    PV : Anh hát được tất cả các dạng vai, nhưng theo ghi nhận của khán già thì anh thành công nhất là ở các vai kép võ và độc mùi. . Anh có những kỷ niệm gì khi hát các vai này ?

    Phương Trúc Bình : Hơn 40 năm đi hát tôi đã đóng trên trăm vai khác nhau. Nhưng có bốn vai sau đây tôi ưng ý nhất mà cũng được khán giả đánh giá cao. Đó là vai trung úy Sâm (Hòn Đất), Lê Hoàn (Thiên Phúc hoàng đế), Vô Văn Dũng (Nữ tướng cờ đào), La Hoài (Nghĩa sĩ Châu Hoan). Ba vai sau là vai kép võ, còn Trung úy Sâm là vai phản diện, dạng độc mùi. Nếu như các vai võ tướng tôi thường được nhận nhiều lời khen của khán giả thì ở vai Trung úy Sâm (vở Hòn Đất) mỗi lần tôi nói : ''Đứa nào muốn uống máu con ba Sứ thì theo anh Hai !'' thì ngay sau đó khán giả phản ứng gay gắt, thậm chí có người đòi đập chết tôi, đòi bắn tôi khiến cho đêm diễn thường lộn xộn, mất trật tự buộc lòng đoàn hát phải dùng loa phóng thanh để trấn an. Một lân đoàn diễn ở một huyện của Sóc Trăng, sau đêm diễn hỗn loạn vì khán giả phản ứng quyết liệt với nhân vật trung úy Sâm, sáng ra vị chủ tịch của huyện này kêu tôi lên. Tôi rất hồi hộp không biết lành hay dữ thì vị chủ tịch huyện bảo : ''Xem chú diễn tối hôm qua tôi muốn rút súng bắn chú ghê ! May là tôi còn phân biệt được vai diễn trên sân khấu và con người diễn viên. Hôm nay tôi mời chú lên đi uống cà phê, ăn sáng cho vui''. Lúc này tôi mới hết hồi hộp.

    PV : Chị đang hát và có nhiều vai diễn thành công. Sao chị lại có quyết định giải nghệ đột ngột ?

    Diệu Nga : Năm 1987, lúc hát ở đoàn Thanh Nga, không hiểu sao tôi tự nhiên ''phát tướng''. Hát đào chánh coi sao được ? Tôi cũng tính chuyển qua hát lẳng nhưng xét thấy mình không có năng khiếu nên dù còn rất yêu nghề, tôi buộc lòng phải giả từ sân khấu.

    PV : Giải nghệ rồi, chị làm gì ? Cuộc sống gia đình chị hiện giờ ra sao ?

    Diệu Nga : Từ lúc rời đoàn tôi về Quận 3 (đường Võ Văn Tàn) để mở quán ăn, bán cơm tấm, hủ tíu, cà phê, kiêm luôn nội trợ, trông coi con cái để anh Bình yên tâm hát xướng. Nhờ biết làm ăn và thu vén nên đời sống kinh tế của gia đình tôi cũng tạm ổn. Những lúc rảnh rỗi tôi rất nhớ nghề. Nhiều lúc chịu không nổi tôi mở karaoke ca lại các bài vọng cổ, các trích đoạn cải lương mà mình đã từng hát. Tuy vậy tôi không có dự định trở lại sân khấn vì hình như nợ Tổ nghiệp của tôi đã hết.

    PV : Chắc chị có xem qua ''Ngôi sao vọng cố'' - một giải thưởng giống như ''Khôi nguyên vọng cổ”, năm xưa mà HTV tổ chức trong năm qua. Chị nhận xét gì về các diễn viên truyền hình đã dự thi và đoạt giải ?

    Diệu Nga : Trước hết cái từ ''Ngôi sao vọng cổ'' to tát quá so với cái tuổi mới bước hoặc sắp bước vào nghề của các em. Ngay ở những người đoạt giải ''Khôi nguyên vọng cổ” như thời chúng tôi đâu phải ai sau này cũng thành ''sao'' hết đâu. Chính xác là có mỗi NSUT Minh Vương được lên hàng ''sao'' mà thôi. Tuy vậy trong tình hình mà đài tổ chức được giải thưởng này đề tìm nhân tố mới, tài năng mới cho sân khấu là quá tốt. Nhìn chung các em diễn rất tốt nhưng về ca thì chưa đặc sắc, thiếu nét riêng.

    PV : Xin tò mò một chút. Anh chị có được mấy cháu, cô ai theo nghề không ?

    Phương Trúc Bình : Tôi quen Diệu Nga từ năm 1968 lúc hát ở đoàn ÁNH Sao đêm. Năm 1970, khi về hát ở đoàn Thanh Minh - Thanh Nga 2, chúng tôi mới cưới nhau. Chúng tôi có ba cháu (hai gái, một trai), đều có công ăn việc làm ổn định. Rất tiếc là không có cháu nào theo nghề cả. Cháu trai giữa mới vừa cưới vợ. Còn gái đầu lòng và gái út thì chưa lập gia đình

    PV : Anh đã bước sang tuổi 64 mà vẫn còn ca tốt, hàng đêm vẫn đi diễn ớ các tụ điểm. Anh có dự định làm li ve show hay một chương trình gì đó đề ký niệm hơn 40 năm đi hát của mình không ?

    Phương Trúc Bình : Tôi rất cảm ơn Tồ nghiệp đã cho tôi sức khỏe và còn duyên với sân khấu nên đến giờ này tuổi cao mà vẫn còn diễn được. Tôi nghĩ có show thì cứ làm tới tới thôi chứ chưa có dự tính gì cả.

    PV : Xin cám on anh chị. Chúc anh chị cùng gia đình nhiều hạnh phúc.


    NS Diệu Nga: Đoạt giải Khôi nguyên vọng cổ năm 1963, bắt đầu đi hát ở đoàn Thủ Đô của bầu Ba Bản, với các vai đào nhì. Khi được hát đào chánh chị đóng cùng NS Hoài Thanh. Sau đó Diệu Nga còn công tác cho các đoàn Ánh Sao Đêm, Thanh Minh – Thanh Nga, Song Thanh - Bạch Yến cho đến 1975. Cô có 2 vai diễn rất ấn tượng : Tý (trúng số độc đắc), Cô gái bán gươm (vở diễn cùng tên). Sau 75 Diệu Nga cộng tác cho các đoàn: Hương Dạ Thảo, Đất Mũi, Hậu Giang 1, Đồng Nai, Trùng Dương, Tây Giang, SG 2,…và đã có một số vai diễn thành công như: Phụng Kiều (Phụng Kiều – Lý Đáng), cô ba Sứ (Hòn Đất), Kiều Nguyệt Nga (Lục Vân Tiên), Cúc Hoa (Mái tóc người vợ trẻ), Lan (Tìm lại cuộc đời)…

    Phương Trúc Bình: Bắt đầu đi hát năm 1964 ở đoàn CL Tơ Vương của bầu Ba Cẩn với vai đầu tiên là một lão nông trong vở Đường Rừng. Sau đó anh hát cho các đoàn Minh Luông, Hữu Tâm, Kim Chung, Ánh Sao Đêm, Thanh Minh – Thanh Nga 2,…cho đến năm 1975. Thời gian này Phương Trúc Bình có một số vai diễn được khán giả chú ý như: Kiếm sĩ (nữa quảng đường tình), Kiếm khách (Nắm cơm chan máu), Võ tướng (anh hùng mỹ nữ), Tướng cướp (tướng cướp đầu lâu), Địch Thanh (Lời thề trước mộ)…Sau 75, Phương Trúc Bình cộng tác cho các đoàn Song Vân, Hương Dạ Thảo, Tây Giang, Kiều Mai Lý, Đất Mũi, Hậu Giang, Thanh Nga, Đồng Nai, SG2,…và đã có thêm một số vai diễn thành công như: Lục Vân Tiên (vở diễn cùng tên), Lý Đáng (Phụng Kiều Lý Đáng), công tử (Giấc Mộng Đêm Xuân), Hàn Tín (chén cơm phiến mẫu), trung uý Sâm (Hòn Đất), Võ Văn Dũng (Nữ tướng cờ đào), Huy Bình (Tìm lại cuộc đời)…
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 7 Users Say Thank You to Thanh Hương For This Useful Post:

    nhimlangle (26-04-2013)

  3. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Chị Thanh Hương chú dẫn thêm là đoạn phỏng vấn trên được thực hiện vào thời điểm nào cho dễ theo dõi nha chị. Thanks.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to DOHOANG For This Useful Post:


ANH EM CHANNEL