1. Hai Lua
    Avatar của Hai Lua

    Vĩnh biệt giáo sư Trần Văn Giàu


    Giáo sư, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân Trần Văn Giàu, nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến Nam Bộ đã từ trần lúc 17 giờ 20 phút ngày 16.12, tại Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM.

    Nhà cách mạng lão thành, người thầy của nhiều thế hệ người thầy, cây đại thụ của giới khoa học, sử học Việt Nam ra đi ở độ tuổi 100, để lại niềm thương tiếc trong lòng đồng chí, đồng nghiệp, học trò, độc giả và người dân cả nước.

    Cùng với sự nghiệp cách mạng, giáo sư còn có một sự nghiệp đồ sộ và vẻ vang không kém trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu, đặc biệt là về sử học và triết học. Ông từng công tác, giảng dạy tại khoa Lịch sử - Đại học Tổng hợp Hà Nội từ khi thành lập trường năm 1956. Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu, các tác phẩm về lịch sử Việt Nam, lịch sử vùng đất Nam Bộ, Sài Gòn - TP.HCM, lịch sử tư tưởng của Việt Nam trong thế kỷ 19 và 20. Giáo sư cũng là người đã có công đào tạo nhiều nhà nghiên cứu, nhà sử học đầu ngành của Việt Nam.

    Với những cống hiến to lớn cho cách mạng, cho đất nước, giáo sư Trần Văn Giàu đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý: Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng, Huân chương Hồ Chí Minh, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Nhà giáo Nhân dân, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 (1996) và nhiều phần thưởng cao quý khác. Những năm cuối đời, giáo sư Trần Văn Giàu đứng ra sáng lập và tặng 1.000 lượng vàng của mình để làm quỹ ban đầu cho Giải thưởng khoa học Trần Văn Giàu, với từ 150 triệu đến 200 triệu đồng mỗi giải. Đến nay, sau hơn 8 năm hoạt động (kể từ tháng 7.2002), quỹ đã trao được 5 giải, lần trao gần nhất vào đúng ngày mừng thọ giáo sư 100 tuổi vào 6.9 năm nay. Theo tâm nguyện của giáo sư, giải thưởng khoa học này trao hằng năm cho hai lĩnh vực mà cả đời giáo sư nghiên cứu và giảng dạy, đó là lịch sử và lịch sử tư tưởng...

    Mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, lãnh đạo TP.HCM, các giáo sư, bác sĩ và gia đình tận tình chăm sóc, cứu chữa, nhưng do tuổi cao sức yếu, bệnh nặng, giáo sư Trần Văn Giàu đã về cõi vĩnh hằng. Thông tin về việc tổ chức lễ tang sẽ được cơ quan có thẩm quyền thông báo sau.

    Giao Hưởng

    Tiểu sử Giáo sư TRẦN VĂN GIÀU

    Trần Văn Giàu sinh năm 1911 tại xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tân An (nay là tỉnh Long An).
    Năm 1928, sau khi tốt nghiệp Trường trung học Chasseloup Laubat ở Sài Gòn, Trần Văn Giàu được gia đình cho sang Pháp du học tại Đại học Toulouse.
    Tháng 3 năm 1929, Trần Văn Giàu xin gia nhập và trở thành Đảng viên Đảng CS Pháp. Là một người CS yêu nước đầy nhiệt huyết, ông được anh em du học sinh và thợ thuyền Việt Nam ở thành phố Toulouse cử làm đại biểu lên Paris tham dự cuộc biểu tình đòi xóa an tử hình cho 13 thủ lĩnh Quốc dân Đảng bị Pháp bắt trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Do vậy, ông bị cảnh sát bắt giam tại nhà tù Loa Roquillis và sau đó, ông bị Chính phủ Pháp trục xuất về nước.
    Sau khi về nước, Trần Văn Giàu tham gia dạy học tại Trường tư thục Huỳnh Công Phát , đồng thời tham gia hoạt động cách mạng ở Sài Gòn – Chợ Lớn. Cũng trong thời gian này, ông được tổ chức Đảng kết nạp và trở thành đảng viên Đảng CSĐD, đồng thời ông được phân công cùng Hải Triều phụ trách Ban Học sinh và Ban Phản đế của Xứ ủy Nam Kỳ
    Sau cao trào Xô viết Nghệ tĩnh, được tổ chức Đảng đồng ý, Trần Văn Giàu sang Liên Xô học tại Trường Đại học Đông Phương. Năm 1933, khi bảo vệ thành công đề tài tốt nghiệp “Vấn đề ruộng đất ở Đông Dương”, Trần Văn Giàu nhận bằng Đại học Đông Phương rồi rời Matxcơva về nước.
    Trở về Sài Gòn, Trần Văn Giàu tiếp tục hoạt động cách mạng, đặc biệt ông tham gia tổ chức lại Xứ ủy Nam Kỳ, đồng thời tham gia xuất bản tờ báo Cờ đỏ và bộ sách Tùng thư. Là một người yêu nước, uy tín của ông ngày càng tăng trong giới nhân sĩ trí thức Nam Kỳ, chính vì thế , ông bị thực dân Pháp bắt giam nhiều lần, kể cả bị biệt giam tại Côn Đảo, Tà Lài… năm 1941, Trần Văn Giàu lãnh đạo anh em tù chính trị tổ chức vượt ngục Tà Lài (Đồng Nai) thành công. Đến năm 1943, Trần Văn Giàu được cử làm Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ.
    Ngày 25-8-1945, Cách mạng tháng Tám thành công, tại Sài Gòn, Chính quyền cách mạng được thành lập, Trần Văn Giàu được cử làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính Lâm thời nam bộ. Ngày 23-9-1945 , khi tiếng súng kháng chiến ở Nam Bộ bùng nổ , Ủy ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập và Trần Văn Giàu được cử giữ chức Chủ tịch.
    Từ năm 1946 đến năm 1954, Trần Văn Giàu giữ chức Tổng giám đốc Nha Thông tin Nam Bộ và sau đó, ông được điều động ra chiến khu Việt Bắc tham gia xây dựng, phát triển giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp.
    ---
    Theo Trí thức Nam Bộ (1945-1954) NXB Đại học Quốc gia TP.HCM

    Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải tặng hoa Giáo sư Trần Văn Giàu. Ảnh: TTXVN

    + Các bạn đang xem VIDEO trên website Cải Lương Số
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 5 Users Say Thank You to Hai Lua For This Useful Post:


  3. Scarlet
    Avatar của Scarlet
    Thành kính phân ưu!
    Xin chia buồn cùng gia đình Giáo sư Trần Văn Giàu và cầu mong ông mau chóng siêu thoát nơi cõi vĩnh hằng!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Scarlet For This Useful Post:


  5. chobackinh
    Avatar của chobackinh
    Như vậy là bác Trần Văn Giàu đã bước qua tuổi 100 vào ngày 04.09.2010.

    Và ngày 16.12.2010 bác đã mất . Xin chia buồn cùng gia đình bác Trần văn Giàu và chúc cho bác được siêu thoát nơi cõi vĩnh hằng .
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to chobackinh For This Useful Post:


ANH EM CHANNEL