Mỹ Châu vốn con nhà nghèo, lại mồ côi cha từ 5 tuổi nên ký ức đọng lại hầu như rất buồn. Có lẽ cái nét buồn đó đã giúp chị có một giọng ca trầm ấm đến xao xuyến, bồi hồi. Và cái ngày bà má mê cải lương của chị khăng khăng bước vô trường xin phép thầy giáo cho con gái mình nghỉ học để theo gánh hát, thì định mệnh đã sắp đặt sẵn cho chị một kiếp tằm vừa rực rỡ vừa mỏng manh. Rực rỡ bởi 11 tuổi đã vô gánh hát tỉnh nghèo, 14 tuổi nổi danh trên hàng loạt đĩa hát, 15 tuổi về đại bang Kim Chung, 17 tuổi đoạt giải Thanh Tâm, và sau đó là cô đào chánh được mệnh danh là “nữ hoàng kiếm hiệp” với không biết bao nhiêu vở hương xa ăn khách như Kiếp nào có yêu nhau, Bóng hồng sa mạc, Sở Vân cưới vợ, Tiêu Anh Phụng… Hợp đồng mỗi lần ký lên tới bạc triệu, mà hồi đó chỉ cần 300.000 đồng đã mua được một căn nhà khang trang. Gia đình thoát khỏi cơ cực nhờ cô con gái tài năng và hiếu thảo.
Nhưng cũng chính vì được quá nhiều sân khấu và hãng đĩa săn lùng nên cô đào trẻ đã gom hết tuổi xuân của mình vào sàn diễn và phòng thu, đến mức được mệnh danh là “đệ nhất anh hùng lưu diễn”. Mỹ Châu nói: “8 tháng tôi hát ở miền Trung, 2 tháng ở miền Tây, 2 tháng ở Sài Gòn, nhiều năm như thế. Và cả ngày cũng chỉ quanh quẩn trong thế giới sân khấu, cải lương, tới sở thú tôi còn không biết. Cho nên, tôi không có thời gian để tìm hiểu ai, để yêu ai. Có khi một chút cảm tình thoáng qua, rồi không có điều kiện gần gũi, kỷ niệm, nên tất cả trôi đi. Niềm vui duy nhất của tôi lúc đó là lo cho gia đình, sợ má buồn, sợ có chồng xa má”. Ý nghĩ đơn giản đó đã níu chân Mỹ Châu trong cảnh độc thân mãi đến năm 40 tuổi, khi má chị mất, chị mới kết duyên cùng nghệ sĩ Đức Minh.
Người không biết đi xe
Sau giải phóng, Mỹ Châu tiếp tục tỏa sáng qua các vở Khách sạn hào hoa (vai cô Hiếu gián điệp), Tìm lại cuộc đời (vai cô sinh viên Lan), Ánh lửa rừng khuya (vai cô Hiền), và về đoàn Thanh Minh thay vai cho cố nghệ sĩ Thanh Nga trong các vở Tấm lòng của biển, Dương Vân Nga, Tiếng trống Mê Linh, Bên cầu dệt lụa... Mỹ Châu cười: “Tôi thích những vai cá tính, quyết đoán như thế, có lẽ vì tôi là đứa con của vùng đất Vàm Cỏ Tây anh hùng”.
Nhưng cuộc đời thật bên ngoài có khi không giống vai diễn. Mỹ Châu suốt mấy chục năm được mẹ và chị “quản lý”, lo hết thu chi tiền bạc và đưa đón, nên chị đâm ra ngơ ngác khi đối diện với những chuyện đời thường nhỏ nhặt. Chị kể: “Đi đâu cũng có má và chị tôi trả tiền, nên tôi không biết cầm bóp. Có lần cầm bóp rồi bỏ quên trong chợ, thế là không dám đem theo nữa. Sau này khi má và chị đều qua đời, tôi mới tự xoay xở và biết cái khổ của người cầm chìa khóa”. Nhưng đến chuyện chạy xe thì Mỹ Châu chịu thua. Xe đạp biết chạy chút chút nhưng sợ té nên bỏ luôn. Xe gắn máy hoàn toàn không biết chạy. Xe hơi có lần cũng lên thử, nhưng thay vì đạp thắng thì cứ nhấn ga, hoảng vía cũng bỏ luôn. Bây giờ hễ đi đâu thì tài xế lái, hoặc chồng chở, hoặc xe ôm chở, nhẹ người. Chị cũng không nhớ được các con đường, đi lạc hoài. Chị cười: “Từ nhỏ đã dựa vào má và chị Tư nên bộ não tôi hình như chỉ biết ca hát”.
Rất may cho chị, có được người chồng tận tụy, yêu thương, chăm vợ rất chu đáo. 40 tuổi kết hôn, chị không có con được nữa, nhưng mấy đứa con riêng của nghệ sĩ Đức Minh đều quý chị, và những đứa cháu cũng kêu bà nội, bà ngoại “ngon lành”. Chính cậu con trai của Đức Minh đã bảo lãnh chị sang Mỹ sống cùng chồng. Chưa kể, chị còn một bầy cháu ruột kêu bằng dì, bằng cô mà chị nuôi dạy từ nhỏ xíu đến giờ, vẫn quấn quít trong căn nhà ngày xưa, thật đầm ấm.
Căn nhà ấy nằm ở quận Bình Thạnh, chị mua từ năm 1972 cho má và các anh chị, các cháu cùng ở. Dù sau này chị có mua thêm nhiều căn nhà khác, nhưng đã cho người này người kia, còn mình vẫn ở “với má” trong căn nhà kỷ niệm. Ngay cả những đồ vật hay cách trang trí của má ngày xưa chị vẫn giữ nguyên. Tôi từng đến phỏng vấn chị nhiều lần suốt mười mấy năm nay, chứng kiến ngôi nhà “bất di bất dịch” đến ngạc nhiên. Có chăng là thay đổi chút xíu như cửa kính, rèm, chậu hoa, chứ hoàn toàn thiết kế vẫn giản dị và tĩnh lặng. Quá giản dị là đằng khác. Phòng khách chỉ có một bộ salon đối diện với tủ buýp-phê trưng bày hình ảnh kỷ niệm thời đi hát, và bên dưới là tivi, đầu đĩa để xem các chương trình cải lương của mình cùng đồng nghiệp. Chị cười: “Sáu tháng tôi sống ở Mỹ, sáu tháng ở đây, rườm rà làm chi. Mà dù có sống hẳn một nơi tôi cũng không thích chưng dọn. Càng gọn càng khỏe”.
Có lẽ chị chi tiêu thời gian nhiều nhất cho cái tivi, vì chị xem tất cả chương trình thời sự và cải lương. Chị hào hứng theo dõi cuộc thi Trần Hữu Trang, Chuông vàng vọng cổ, hoặc xem lớp trẻ diễn tuồng, không thiếu vở nào. Chị “khoe” mình rất cập nhật và khen lớp trẻ nhiều người ca diễn khá, đừng thành kiến với họ, chỉ tiếc là họ không có đất làm nghề thường xuyên như chị ngày xưa, chẳng hạn diễn một vở đến mấy tháng thì không hay làm sao cho được.
Hỏi chị tại sao còn mê cải lương như vậy mà lại rời sân khấu đến 16 năm. Chị lắc đầu: “Tôi nản vì cách làm không nghiêm túc dạo ấy, nhất là cái thời quay video nhanh như mì ăn liền, góp ý người ta cũng không nghe, thôi mình đành từ giã. Nhưng tôi đâu có bỏ nghề, vẫn cộng tác thường xuyên với Đài truyền hình Cần Thơ và Long An. Tôi quý những nơi này vì làm rất tử tế, công phu, từ đạo diễn cho tới mấy anh công nhân, ánh sáng đều hết lòng với cải lương”. Chị vừa thực hiện hàng loạt chương trình ca cổ như Nỗi nhớ, Sân khấu về khuya, Tạ tình tri âm với chất giọng còn đẹp não nùng. Đặc biệt nghe chị ca tân cổ giao duyên mới thiệt “đã”.
Những giai điệu tân nhạc được chị hát đầy rung cảm, có thể ăn đứt nhiều ca sĩ thời thượng bây giờ. Thảo nào sinh nhật chị khán giả tự mua bánh, mua hoa đến tặng đầy nhà, và điện thoại cứ réo thoải mái hằng ngày. Chị không giấu tuổi 61 của mình, cũng không giấu số điện thoại. Hóa ra Mỹ Châu “dễ chịu” vô cùng!
Hoàng Kim
Mỹ châu ca diền tuồng Khi Rừng Mới Sang Thu trên đài truyền hình Long An, đã khẳng định ngôi vị Nữ Hòang Kiềm Hiệp chưa có nguời ngang tầm và chưa có ai có thể phế truất ngôi trong một tương lai gần. Vờ tuồng này về nội dung thì chằng đặc sắc, nừ chúa tọa mả sơn ngu muội trong tình yêu, ngây thơ, chì sống đa số với đàn ông, thậm chí người hầu củng là đàn ông,nhưng ca từ, văn chương rất là trao chuốt, tươi mát, lối thọai, triết lý gần với cuộc sống.
Trong nhóm tuồng kiếm hiệp có nội dung hơi giống nhau như Truyền thuyết về tình yêu, Tơ Vương Sầu ly biệt, Bằng Tuyền Nử Chúa,Khi rừng mới sang thu thì Nữ Chúa tọa mã sơn Ngu muội nhất, nhưng sống hết mình với tình yêu nhất, thề hiện tính độc lập, tự do yêu đuơng, và nhất là nừ chúa có quyền hành, ngai vàng đề hổ trợ tình yêu cùa mình.
Nếu phân tích về lối ca, nét diền, sự duyền dáng, nhạy bén trong vù đạo, chất thơ, chất kịch thì sẽ bị trùng lấp với nhừng gì chúng ta nói từ truờc tới giờ, nhưng ta vần thấy một cái gì đó không trùng lấp trong các nhóm tuồng kiếp hiệp kể trên, một nử tọa mã sơn vô cùng sống động, bùng nổ, nhưng ỳ lại, hiếu thằng, đề rồi rơi vào cái bẩy tình, làm tù khồ lao động khồ sai xây dựng lâu đài cho người mình yêu. Trong nhừng lúc thập từ nhất sinh vần một một hai hai phơi ra cái tình yêu thơ dại của mình, một tình yêu nên dành cho nhửng nguời con gái bình thuờng, mà đôi khi còn nhà tan cửa nát, tình yêu này sẻ chết nếu đâm chồi, nầy lộc trong mội truờng chính trị, đời bao giờ số người như Lý Thông củng áp đảo Thạch Sanh.
Mờ tuồng bằng một màn kịch thoại vô cùng hấp dẩn, áp dụng triết lý " tài, thời, đức" và nhận vật lịch sừ Kinh Kha đời Tần. Lối thoại này gợ nhờ cho tôi câu hỏi vì sao Mỹ Châu thành công vượt bực trong vở xã hội "Sân Khấu về khuya", đó là nhờ năng khiếu kịch, giọng có lừa, đủ dày, đủ ấm, đù cường độ,đôi khì thì thầm, lên xuống theo tâm lý, tâm trạng nhân vật, lúc nhanh lúc chậm tùy theo tình huồng. Nghe có chút gì hồn thiêng sông núi, chạm cái hồn của nghệ thuật dân tộc, và Mỷ Châu thồi vào nhân vật mình đóng bằng nụ cuời khanh khác, tự nhiện, hiếu thắng trong màng đầu của vờ tuồng.
Tôi bị thôi miên ở một điểm nữa là cách hóa trang và dàn dựng cảnh tù lao động khồ sai, đúng là một con tù đây rồi, mệt mỏi, lem luốt, quấn áo giản đơn truớc cành nhửng tên cai tù khắc nghiệt. Mỷ Châu ra chiêu ( kề dao vào cổ Hòang Phi Hải, lào gián điệp) rất là nhan gọn, gợi nhớ động tác phóng long câu trong Tiêu Anh Phụng
Không quên Kim Từ Long trong vai Gù, dường như anh tự nâng anh lên mấy bậc cao hơn trong nghệ thuật ca diền, tôi nghiệp làm sao cho một thằng Gù xấu xí, nhưng không can chịu số phận " gói rơm theo phận gói rơm, có đâu dứơi thấp mà chồm lên cao", nhưng Gù biết gù không thề nào với tới nên Gù chấp nhận sống theo câu " mình hạnh phúc khi ngừơi mình yêu hạnh phúc", nên Gù làm những gì có thề, thậm chí hy sinh đề bảo vệ nữ chúa. Kim Từ Long cùng thành công khi diền một nhân vật mà khi sinh ra đạ bị thiệt thòi, ta thấy cái tự ti, mặc cảm của Gù củng như sự dồn nén, kiềm hãm tình yêu cùa mình truớc mặt mọi người xung quanh và đặc biệt cà với nguời mình yêu mà từng ngày hầu cận.
Khi chưa xem tuồng này, tôi nghỉ Mỷ Châu đừng nên đóng lại vờ tuồng này vì Mỷ Châu đả quá xuất thần trong vờ này trong audio, tôi sợ cô "hạ bậc" chính mình nếu cô đóng lại vì yếu tố thời gian, thời gian không còn là ngừơi bạn đồng hành của cô nữa, nhưng không ngờ vẫn còn đó một giọng ca trầm ấm, liêu trai, không tuới mát nhưng chính chắn hơn một chút, đặc cái nối buồn hơn một chút, phù hợp cho nhửng lớp quá đau khổ.
The Following 5 Users Say Thank You to Scarlet For This Useful Post:
Scarlet
Đọc về cuộc đời cô Mỹ Châu mà thích quá!
Ước gì mình được như cô...chỉ biết hát và hát, diễn và diễn...
Tuy nhiên trong bài báo này mình biết có một thông tin không được chính xác cho lắm, nhưng mình hiểu tại sao lại như vậy nên cũng cảm thấy bình thường và vẫn ngưỡng mộ cô Mỹ Châu.
Mình không phải fan hâm mộ của giọng ca NS Tấn Tài nhưng mình đặc biệt ấn tượng vai Gù do chú ấy thể hiện, cho nên dù NS KTL là thần tượng của mình và anh ấy diễn vai Gù cũng không chê vào đâu được nhưng mà mình vẫn không ấn tượng được...hixhix
Cô Mỹ Châu đóng vai này là số 1, mặc đồ đẹp và phong các sang trọng quá! Giọng ca thì khõi phải bàn...
Người phát hiện ra tài năng của Mỹ Châu chính là mẹ chị.
Chị kể: Thuở bé tôi đi học ở trưởng Thủ Thừa, Long An, tôi thường tham gia ban văn nghệ nhà trường vì có khiếu ca nhạc, đóng kịch, rồi tôi học ca vọng cổ với nhạc sĩ Anh Vân. Mẹ tôi rất mê xem hát cải lương, nên trong lúc tôi chỉ hát vọng cổ cho vui thì bà âm thầm theo dõi giọng ca của tôi và muốn hướng tôi trở thành nghệ sĩ.
Trong một buổi biểu diễn trên sân khấu văn nghệ nhà trường, giọng ca của tôi lọt vào tai ông bầu Cang của đoàn cải lương Tiếng Chuông. Ông liền tìm gặp mẹ tôi để xin cho tôi theo đoàn hát. Năm đó tôi mới 11 tuổi, đang chuẩn bị vào lớp đệ nhất (lớp 6). Vì đúng ngay lòng mong muốn của bà, nên mẹ tôi ưng thuận ngay. Tôi còn nhớ hôm đó đang ngồi làm toán với các bạn trong lớp thì mẹ tôi vào. Bà xin phép cô giáo cho tôi ra về khiến tôi hết sức ngạc nhiên. Bao năm qua rồi tôi vẫn không quên cái ngày mẹ tôi quyết tâm chọn nghiệp cầm ca cho con gái. Hai mẹ con rời trường học, một tay nắm lấy tay tôi, một tay mẹ ôm bọc hành trang, quần áo, đi thẳng tới đoàn hát. Từ đó, tôi bắt đầu cuộc đời cầm ca, trôi nổi theo các đoàn hát, nhưng luôn có mẹ bên cạnh. Con bỏ học, mẹ bỏ cả làm ăn, quyết chí theo tổ nghiệp cải lương, dường như linh tính của mẹ đã thấy trước sự thành công của tôi trên đường nghệ thuật.
17 TUỔI ĐOẠT HUY CHƯƠNG VÀNG GIẢI THANH TÂM
Tuy còn bé nhưng có giọng ca hay nên Mỹ Châu được đoàn Tiếng Chuông cho đóng vai đào con để khai thác giọng ca hấp dẫn khán giả. Một năm sau cũng nhờ giọng ca, Mỹ Châu được đưa về đoàn của cặp nghệ sĩ Út Bạch Lan-Thành Được.
Nghệ sĩ Út Bạch Lan rèn luyện, Mỹ Châu tiến bộ rất nhanh từ giọng ca đến nét diễn, năm 1965, khi Mỹ Châu mới 15 tuổi, sắc vóng sáng sân khấu thì đã là đích ngắm của các đoàn cải lương Kim Chung, Thủ Đô. Đóng vai nữ chính Thuỳ Dương trong vở "Hai Lần Thu Hẹn", Mỹ Châu đã nổi tiếng ở đoàn Thủ Đô, và được mời về đoàn Kim Chung để tiếp tục hấp dẫn khán giả qua các vở "Trinh Nữ Lầu Xanh" (vai Mai Thảo), "Gió Giao Mùa" (vai Hoa Lệ Tuyền), "Kiếm Sĩ Dơi" (vai Bảo Trân)... đã có giọng ca hay, Mỹ Châu còn được nghệ sĩ Minh Cảnh luyện thêm nét diễn, cô càng nổi bật khi gặp bạn diễn rất ăn ý là nghệ sĩ Minh Phụng. Hai người từng thu hút rất đông khán giả qua các vở "Băng Tuyền Nữ Chúa", "Gió Giao Mùa", "Bình Rượu Nhiệm Mầu".
Ngoài giọng ca hấp dẫn, thời gian ấy gương mặt, vóc dáng và diễn xuất của Mỹ Châu trẻ trung, sôi động, được dân chúng đặt danh hiệu: "Lolita"- một nhân vật hấp dẫn trong bộ phim cùng tên của Pháp, do Brigitte Bardot đóng. Đến năm 1967, khi Mỹ Châu 17 tuổi đã đoạt HCV giải Thanh Tâm, một giải nghệ thuật giá trị mà người được trao HCV đầu tiên là nghệ sĩ Thanh Nga. Vinh quang trong nghề đã đến rất sớm với Mỹ Châu giữa cái tuổi trẻ trung đầy tài năng sung mãn.
ĐƯỢC VINH DỰ ĐẶT TÊN CHO MỘT "DÂY" ĐÀN CỔ NHẠC
Thành công rực sáng nhất của Mỹ Châu trong đời nghệ thật chính là giọng ca. Chị có chất giọng nữ trầm (alto), cải lương gọi là giọng thổ, âm điệu buồn. Các nhạc sĩ nhận xét rằng giọng ca của Mỹ Châu rất lạ, mới nghe thấy khàn đục chất thổ, nghe kỹ lại thấy trong ấm chất kim. Chị có giọng ca thích hợp với vai sầu thương, nội tâm đầy trắc ẩn.
Và Mỹ Châu đã vinh dự được đặt tên cho một dây đàn cổ nhạc. Đó là do sự phân tích của các nhạc sĩ. Trong đàn cổ nhạc của cải lương có 7 dây chính (game). Những dây kia đều có tên như "Hồ Nam", "Xê Nữ"... còn dây thứ 7 các nhạc sĩ cải lương kêu là dây "Mỹ Châu" tương đương với Gam đô trưởng+thứ.
Suốt nhiều năm các hãng đĩa hát đua nhau mời Mỹ Châu thu âm, số lượng sản xuất nhiều mà tiêu thụ cũng rất nhanh, bởi giọng ca của chị được khán giả khắp nơi ái mộ nồng nhiệt. Nhạc sĩ Bảy Bá (cũng là soạn giả Viễn Châu) còn sáng tác thể loại "tân cổ giao duyên" cho Mỹ Châu ca, vì ông biết Mỹ Châu có khả năng ca tân nhạc tốt. Mỹ Châu còn nhớ bài tân cổ giao duyên đầu tiên chị thu vào đĩa hát là tác phẩm của Viễn Châu kết hợp với bản nhạc "Duyên Kiếp" của Lam Phương được các hãng đĩa hát Asia, Việt Hải, Tân Thanh, Continental liên tục mời thu, cuối cùng vào thời điểm căng nhất, cô sáu Liên đã ký hợp đồng độc quyền để giữ giọng ca Mỹ Châu cho hãng đĩa "Việt Nam", một cơ sở sản xuất nổi tiếng thời ấy. Cho đến nay qua những bài vọng cổ và tân cổ giao duyên do Sài Gòn Audio và các hãng khác sản xuất vẫn được đông người ái mộ.
Trên sân khấu nhà hát Trần Hữu Trang hôm nay, nghệ sĩ Mỹ Châu rực rỡ với nét diễn hấp dẫn trong vai nữ hoàng Võ Tắc Thiên, cùng với nghệ sĩ Linh Châu và các tài năng trẻ Thoại Mỹ, Vũ Luân. Chị còn là người dàn dựng và ca diễn nhiều vở cải lương video, cải lương truyền hình để luôn gặp gỡ khán giả ái mộ.
Cuộc sống riêng tư hạnh phúc với nghệ sĩ Đức Minh đã giúp nghệ sĩ Mỹ Châu theo đuổi con đường nghệ thuật thoải mái, giọng ca trầm buồn và sâu lắng của chị vẫn đang cuốn hút khán giả khắp nơi.
PHI SƠN
(Báo Thế giới Nghệ sĩ, số 2-2003). Bài viết do thành viên Conon gởi