Giọng hát Lệ Thủy
I/ Cảm nhận về giọng ca Lệ Thủy
Không biết tự bao giờ tôi đã thích nghe giọng ca Lệ Thủy. Chắc đã từ lâu lắm, qua những chương trình trên đài phát thanh. Mà cũng lạ, trong số vô vàn giọng ca hay của sân khấu cải lương, giọng ca Lệ Thủy lại để lại trong tôi nhiều niềm yêu thích kỳ lạ, thật khó để lý giải vì sao.
"Đó là một giọng ca đậm chất thổ nhưng không bị trì lại nhờ pha chất kim, nên mỗi khi cất lên cao, giọng ca ấy càng trong suốt, sang sảng." (theo Bạch Tuyết) Giọng của cô vào những vai có tính cách vui vẻ, liếng thoắng thì khó ai qua, còn vào vai buồn thì cũng dạt dào cảm xúc, bi nhưng ko lụy. Mem có nhớ có một lần nào đó cô nói rằng, đời người phụ nữ vốn đã chịu nhiều thiệt thòi, cô muốn nhân vật của cô dù đối diện với hoàn cảnh khó khăn nào nhưng qua cách ca nét diễn cũng phải để cho họ có niềm tin vào một tương lai tươi sáng.
Thật vậy, với hàng loạt bài song ca tân cổ về những mối tình quê vui tươi như Bánh Bông Lan, Bánh Phồng Tôm, Bìm Bịp Kêu (với Minh Vương),Duyên Quê (với Minh Cảnh), Cây Trúc Xinh (với Thanh Tuấn), Nắng lên xóm nghèo (với Giang Châu)... cô xứng đáng ko có đối thủ ở mảng này (có chăng có TKH có thể đem ra so sánh). Còn ở những bài tâm trạng hơn như Con gái của mẹ (với Phượng Liên), Lý Chim Quyên, Áo em chưa mặc một lần, Căn nhà màu tím (Minh Vương), Tuyết Lạnh, Mưa trên phố Huế (Minh Cảnh), Lưu Luyến (Tấn Tài), Đêm Kỷ niệm, Mai lỡ hai mình xa nhau, Còn gì nữa đâu (với Minh Phụng), Đường xưa lối cũ (Phương Bình), Dòng sông quê em, Trăng tàn trên hè phố (với Thanh Tuấn), Chuyến tàu hoàng hôn (với Thanh Sang)... thì chúng ta có thể cảm nhận ở một khía cạnh khác của một giọng ca cao, trong nhưng sâu lắng thiết tha, đôi khi có man mác nhưng vẫn không bi thương, sầu lụy.
Những bài như Con gái của mẹ, Bánh Bông Lan, Căn Nhà Màu Tím, Mưa trên phố Huế, Chuyện tình Lan và Điệp và Trầu Cau... thì có nhiều người thử nghiệm nhưng chưa thấy ai vượt qua được cái bóng quá lớn của cô.
Ngày xưa, cứ mỗi lần có gì ko vui, học bài căng thẳng là Mem hay nghe cô hát. Tiếng hát của cô như phương thuốc thần kỳ có thể xua tan mệt mỏi, muộn phiền. Dù ko thể bắt chước nhưng cách ra chân phương, rổn rảng của cô cũng có ảnh hưởng để lối ca của Mem ít nhiều. hihi
Một cái đặc biệt hay nữa là cô có cách cô vào vọng cổ thật là hấp dẫn, không thể không vỗ tay tán thưởng một khi dứt hò. Kim Anh thảng thốt vào vọng cổ khi hiểu ra sự thật thống khổ của mẹ, hay Quế Minh ngậm ngùi nhận xác người yêu trước khi mất... là những câu vọng cổ để lại dấu ấn theo năm tháng mà khó có nghệ sĩ nào thay vai có thể làm tròn.
Giờ cô đã lớn, giọng cô so với các bạn bè đồng trang lứa vẫn thuộc diện xưa nay hiếm, vẫn còn hay, làm mềm lòng bất cứ người mộ điệu nào, dù theo cô tâm sự, giờ lớn đôi khi lực cũng bất tòng tâm. Thông cảm và thương cô nhiều lắm.
Mà đúng thật, nghe lại những bài ngày đầu cô thu lúc chưa tròn 16 tới giờ vẫn thấy không khác nhiều. Mời anh chị em nghe lại tiếng hát chuông ngân Lệ Thủy qua những bài hát đặc sắc từ ngày đầu đi hát cho đến sau này, để thấy thêm yêu cải lương và mong sao cải lương có thêm nhiều giọng ca quý hiếm như vậy.
II/ Một số bài hát tiêu biểu của Lệ Thủy trên diễn đàn
Đơn ca:
- Anh Đi Xa Cách Quê Nghèo
- Bạch Thu Hà
- Cánh Thư Không Gửi
- Cô Bán Đèn Hoa Giấy
- Cô Gái Đồ Long
- Chàng Là Ai (bài TCGD đầu tiên Viễn Châu viết cho bé LT thu)
- Chúc Anh Đài
Song ca với Minh Vương:
Song ca với Minh Cảnh:
Song ca với Minh Phụng:
Song ca với Thanh Tuấn:
Song ca với Tấn Tài:
Song ca với Phương Bình:
Song ca với Thanh Sang:
.....................