Lệ Đá 2
1
Tượng đá kiên trinh...ru con đời đời
Là nét đan thanh...nêu cao tình người
Là ánh chiêu dương... đẩy lùi bóng tối
Tháng năm xa...trùng trùng sóng gối
Ngóng nhìn từ...bát ngát chân mây
2.
Bài hát ca dao...theo tôi vào đời
Và giữ cho tim...tôi xanh nụ cười
Nào biết trong em...còn nhiều trống vắng
Trái yêu đương...chỉ là trái đắng
Gã tật nguyền...buông trôi niềm tin
Điệp khúc
Tình yêu...đã vỗ...cánh rồi
Là hoa...rót mật...cho đời
Chắt chiu...kỷ niệm...dĩ vãng
Em nhớ gì...không em ơi
3.
Tương đá kiên trinh...ôm con đợi chồng
Nhạc lá thu mưa...hay chân ngựa hồng
Lệ đá tuôn rơi...dòng dòng nối tiếp
Ngóng chinh phu...đời đời kiếp kiếp
Suối vọng tìm...trăng xanh đầu non
Cái ma kiếp của một bài ca được yêu chuộng thường yểu tử, và xuống cấp. Nhưng Lệ Đá thì không. Nó may mắn thoát khỏi định số ước lệ ấý. Vào những năm 67,68 Lệ Đá được cất tiếng thường xuyên hầu như ở khắp mọi sinh hoạt văn nghệ/. (Thời kỳ độc chiếm, một cõi của nhạc Trịnh Công Sơn.)
Lệ Đá góp mặt hàng đêm ở các phòng trà, tiệm nhảý. Lệ Đá vào khuê phòng, ra máy nước. Rồi quán cà phê cũng Lệ Đá, phim ảnh cũng Lệ Đá (với tiếng hát Khánh Ly, do Thanh Nga (?), Đoàn Châu Mậu diễn xuất, Bùi Sơn Ruân đạo diễn).
May sao, Lệ Đá vẫn chưa trở thành nhạc sến, nhạc đứng đường. May sao, tôi vẫn được yên thân, bởi vẫn giữ kín cơ duyên nhảy dù vào nghề viết lời nhạc. Để mọi người đều hiểu lầm rằng Trần Trịnh phổ thơ tôí. Khi ấý.
Tôi viết thêm lời 3 cho Lệ Đá vào dịp công tác ở miền Sóc Trang, Cà Mâú. Nơi Rừng Mắm của Bình Nguyên Lộc với muỗi mòng dễ nể/. (Bình Nguyên Lộc dọa, chỉ cần quơ tay 1 cái là đã túm được cả chục con muỗí. Bạn bè hăm, trâu bò còn phải ngủ trong mùng.) Khách sạn tỉnh lẻ. không khá gì hơn mấy quán trọ trong phim Anh Hùng Xạ Điêu, Cô Gái Đồ Long. Thực khách vừa nhâm nhi, vưà quơ chưởng, đuổi muỗí.
Mới chập tối, tôi đã chui vô chiếc mùng thố. Và buồn tình tôi Lệ Đá 3:
Lệ Đá lời 3 (Tháng 9, 1968)
1.
Từ những đam mê... xa trong cuộc đời
Từ những cơn vui... tan theo nụ cười
Từ phút trao đi... cuộc tình thứ nhất
Giá băng khi... tuổi hồng đã mất
Dấu bèo chìm... khuất sóng xa khơi
(Cho đến bây giờ, tôi vẫn còn ghét cái hình tượng ước lệ, cũ mèm là cái "dấu bèo" phải gió nàý. Nhưng thực tế quanh tôi, vẫn là những đám lục bình lãng mạn trôi thanh thản trên mọi miền sông nước miền Tâý. Đành vậy thôí.)
Tôi khi ấy, đặt mình vào tâm cảnh của người bị tình phụ/. Cũng chỉ là vay mượn, thác ý thôi, chứ thuở giờ tôi đã phụ ai đâu mà biết người ta sầu não ra saó?
2
Dòng tóc mây thơ... trên vai rủ mềm
Mười ngón tay em... đan trong tủi phiền
Lời hứa cao bay... cuộc tình cút bắt
Giấc mơ hoa... đầu đời đã tắt
Có gì vừa... trôi qua tầm tay
(Thấy chưa, sông rạch miền Tây còn ám ảnh tôi dài dài ở những cái trôi, cái chìm trong tâm cảnh thớ.) Khi viết điệp khúc của lời ca Lệ Đá 1, tôi phục tôi quá cỡ/. Và ngỡ rằng tôi không thể viết hay hơn: "Tình yêu đã vỗ cánh rồị.." Tôi ngờ rằng mình là người đầu tiên đã viết ra chữ "vỗ cánh" cho hình tượng, ngôn từ đầy cảm khái thay cho 2 tiếng bội phản, sở khanh thế đó/. (Nếu biết rằng, sau này, người ta cũng "vỗ cánh" tùm lum, vỗ vô tội vạ, thì tôi đã cất công đi cầu chứng cho câu này rồí. Và đã không xảy ra cuộc tranh cãi ba láp, ngớ ngẩn, về sau, ở một diễn đàn khác.)
Ở điệp khúc Lệ Đá 3 này cũng là ma ngữ, quỷ điệu bất ngờ/. Không chừng còn bay hơn "vỗ cánh":
Điệp khúc
Người đi... đi mãi... không về
Thời gian... xoá vội... câu thề
Bóng anh... nhạt nhoà... bóng núi
Em với tình... yêu trăng soi
3.
Lạy chúa ngôi... ba nghe con nguyện cầu
Và giúp cho con... quên đi tình sầu
Lời thánh ru êm... giọt đàn thống hối
Chúa trên cao... mỉm cười thứ lỗi
Những giọt đàn... vang trong trời tin
(Ca sĩ chuyên nghiệp hay tài tử thường cố ý hay vô tình hát sai lời cá. "Chúa ngôi ba" của tôi thường được hát là Chúa ba ngôí. Xoải cánh cô đơn bay trong "chiều vàng", được hát là chiều tàn. "Nhạc" lá thu mưa, được hát và chép sai là nhặt lá thu mưạ..) Chuyện nhỏ thôi, cái sai lầm này còn dễ thương hơn nhiềú. So với cái dốt của anh MC , không biết Lệ Đá do HHC viết lờí. Hoặc tệ hại hơn nữa là anh MC này cố tình vờ quên, cho thoả lòng đố kỵ nhỏ nhen. Cũng là chuyện nhỏ thôi, khi Trần Trịnh cúi mặt xuống, ngầm nhận sảng rằng lời ca Lệ Đá cũng là do anh ta "sáng tác", do anh MC thâm hiểm kia mớm hơí.
Sáng hôm sau, chỉ có Chúa ngôi ba mới biết được cơn sợ hãi của tôi đến cỡ nào khi thức giấc. Trong mùng tôi, cả trăm con muỗi đen đủi no căng đu mình say ngủ an bình!!!
Lệ Đá lời 4 (Riêng cho Khánh Liên, tháng 4, 1975)
Chiều 27 tháng 4, 1975 còn là cái hẹn với người tình Khánh Liên ở Thị Nghè/. Tình thế biến chuyển cực nhanh khiến tôi buông rơi ý chí tử thủ/. Tôi chợt thấy là mình phải rời khỏi Sài Gòn, bằng mọi giá/. Tôi không đến được với Khánh Liên, bởi chỉ còn mấy tiếng đồng hồ thôi, tôi phải quýnh quàng lo đủ thứ việc. Vốn là người phóng khoáng, nhưng tôi thường đĩnh đạc trong trách vụ/. Là trưởng phòng Ấn Họa cục Tâm Lý Chiến, tôi lên gặp đại tá Cục Phó để thông báo ngầm là tôi sẽ chuồn sớm. Giao lại vũ khí, tập họp đơn vị (82 nhân viên còn hiện diện đủ) để nói lời từ giã/. Rằng, tôi không thể cho phép các anh em rời khỏi trách vụ, vậy thì mạnh ai nấy lo, hồn ai nấy giữ/.
Tôi ngay thẳng và khờ khạo thế đó trời ạ/ Thế nhưng tôi đã không thể thu xếp để tới chỗ hẹn, nói lời từ giã cùng Khánh Liên. Nỗi buồn đeo cứng lấy tôí. Ở những hơ hải bôn đàó. Ở khi ngồi nín thở dưới hầm tầu Boo Hung. Khi ráng ngoi nhìn mặt sông Lòng Tảo, lần cuốí. Mặt sông cuồn cuộn đau, khi thấp thoáng ngàn dặm chia lìa cùng Sài Gòn, quê hương, người tình Khánh Liên...
Lệ Đá 4, xen vào tâm cảnh mất nước, bôn đào, phụ tình...Khởi viết từ tháng 4, và hoàn chỉnh vào tháng 7, 1975.
Lệ Đá lời 4
1.
Từ nỗi xa đau... như đêm và ngày
Mỏi cánh thư bay... bay trong mùa đầy
Hòn đá đeo trên... cuộc đời héo hắt
Mãi bơi trong... vực sầu nước mắt
Chút tình buồn... lãng đãng men say
2.
Người lỡ chia xa... đôi bên địa cầu
Tình lỡ chia xa... hai bên đỉnh sầu
Người đã xa khơi... cuộc tình tách bến
Chút hương xưa... làm thành vốn liếng
Cũng cùn mòn... theo chân thời gian
Điệp khúc
Muà xanh... đã khép... mắt đời
Hè khô... nức nở... ma cười
Gió thu... liệm vàng... nỗi nhớ
Đông xám... màu tang... nơi nơi 3.
Một nét sao bay... trên khung trời buồn
Ngọn lá me khô... lăn trên mặt đường
Tưởng tiếng chân quen... tìm về lối ngõ
Tiếng chân xưa... chỉ là tiếng gió
Gió thở dài... lung lay hồn trăng
(Không rõ điều gì đã khiến tôi không xa rời được cái giao hưởng của Lệ Đá 1, 2, khiến đôi khi, khúc này hầu như là một phó bản, mô phỏng của khúc trước. Nó dẫn tôi quanh quẩn trong trình tự ấỵ Không rờí.)
Lệ Đá lời 5 (Riêng cho Nguyệt Lãng)
Có lẽ tôi là một kẻ chung tình mang trái tim phản trắc. Ở 1992, tôi đắm hồn vào một tình yêu mớí. (Nguyễn Tà Cúc - Nguyệt Lãng - Ác Bà Bà, là một.) Ba đại ác nhân và mỹ nhân này đã cho tôi hạnh phúc và hành tôi điêu đứng không cùng.
Nguyễn Tà Cúc thì không thể nào không...tà cho được. Nàng đến với tôi như một tiểu muội, thứ thiệt. Rồi tôi đổ đốn đâm ra yêu tiểu muội, qua một phân thân của nàng là Nguyệt Lãng (sóng trăng).
Tháng Một Buồn, 1993, là thi tập ghi dấu tình tôi với nàng. Rồi Nguyệt Lãng lại phân thân, lần nữá. Từ cây bút hoa bướm hiệu đoàn, Ác Bà Bà soi kính chiếu yêu vào đời sống, văn chương. Và chứng tỏ năng khiếu trong lãnh vực phê bình văn học, và đàn hạch tư cách bất chính của nhà văn. (Trong và ngoài văn chương)
Tôi xa nàng từ 1993. Dù cái tình của chúng tôi vẫn là ngàn đời chẳng thể chia xá. Và từ tháng Mười, 1992 đến tháng Chạp, 2002, đã là hơn 10 năm vèo qua trong thân tình, chúng tôi vẫn chưa hề giáp mặt nhau, dù chỉ 1 lần. Dù tôi đến Cali nhiều bận. Rất nhiều bận.
Không gặp, phải chăng là cố gắng phi thường của chúng tôí. Để giữ cho tình mãi đẹp. Cho dù, những năm sau này, tiểu muội của tôi đã trong tình trạng không còn ràng buộc bởi hôn nhân.
(Và những dòng này cho em T. Thằng anh phóng đãng này, vẫn chưa 1 lần có lỗi với em. Cám ơn em đã rộng lượng với tiểu muội và anh, trong tình yêu văn chương.)
Lệ Đá lời 5
Từ lúc yêu trăng...tiêu hoang cuộc đời
Từ phút say hoa...tương tư biển trời
Muội rót cho huynh...ngọt ngào suối biếc
Đắm say trên...từng hàng chữ viết
Cũng muộn phiền...suốt kiếp chưa vơi
2.
Sợi tóc biên cương...xa hơn ngàn trùng
Nguyệt lãng sông chiạ..tang thương chẳng cùng
Là nhánh phong lan...vì người vẫy gió
Lúc trăng vơi...người còn mãi nhớ
Vẫn nồng nàn...thơm hương tịnh yên
Điệp khúc
Tình đau...lấp lánh...cuối trời
Ngàn khuya...gió thở...vai người
Tóc đêm...mượt mà...suối nhớ
Trăng đắm...hồn sị..trăng trôi
3.
Tình lỡ đăng quang...sông vui, dặm phiền
Còn chút dư hương...vương trên cỏ hiền
Để mãi thương nhau...đời này kiếp khác
Những đêm sâu...thảng lời gió hát
Khúc tình hoài...trăm năm, ngàn năm
HHC
Dường như tôi thích Lệ Đá 5 này hơn những lời cũ /. Tình và thơ mượt mà như sóng trăng, suối biếc, cỏ hiền. Không có chỗ cho sáo ngữ, đại ngôn. Lời ca này được chôn giấu nhiều năm trong kho riêng kỷ niệm trăng saó. Và hôm nay, sinh nhật tôi, nàng đã bất ngờ trao lại chìa khoá kho tàng.CUỘC ĐỜI, VŨ TRƯỜNG VÀ ÂM NHẠC Không chỉ là một nhà sáng tác, Trần Trịnh còn là một trong những nhạc sĩ có nhiêu gắn bó nhất với phòng trà và vũ trường của Sài Gòn về đêm trước 75. Nhắc đến Trần Trịnh, không ai quên được nhạc phẩm Lệ Đá (do Hà Huyền Chi viết lời). Ngoài nhạc phẩm điển hình đó, Trần Trịnh còn là tác giả của nhiều nhạc phẩm đặc sắc khác, mà trong số có rất nhiều bài là đồng sáng tác với hai người bạn nghệ sĩ, Nhật Ngân và Lâm Đệ, được ký dưới bút danh Trịnh Lâm Ngân trong những thập niên 60 và 70. Tuy đã bước vào lớp tuổi 70, nhưng Trần Trịnh vẫn còn nhớ rành mạch rất chi tiết khi tâm sự với người viết về quá trình hoạt động âm nhạc cũng như cuộc sống tình cảm của một người nghệ sĩ đã bị ảnh hưởng lớn của nền văn hoá Tây Phương. Với một giọng kể chuyện say mê, Trần Trịnh cho biết âm nhạc đã quyến rũ ông mãnh liệt hồi ông theo học chương trình Pháp tại trường Taberd Sài Gòn suốt 10 năm, từ 1945 cho đến 1955, lúc ông ra trường với mảnh bằng Bacc 2 ( Tú Tài 2 Pháp ). Nhưng niềm đam mê của ông đã gặp một trở ngại lớn, đó là bố mẹ ông đã không đồng ý để ông đi theo ngành âm nhạc. Mặc dù là một nhân viên của tòa đại sứ Pháp theo tây học, nhưng thân phụ ông vẫn không mấy cảm tình với cuộc đời nghệ sĩ. Và mẹ ông, một phụ nữ người Lào - vợ sau của thân phụ ông - cũng chẳng khuyến khích cậu con trai út trong 3 người con của mình. Tuy vậy, cậu học trò Trần Văn Lượng - tên thật của Trần Trịnh - vẫn luôn ấp ủ giấc mơ một ngày nào đó được đến với âm nhạc. Trong những năm học ở Taberd, Trần Trịnh đã rất khâm phục sư huynh Rémi mang họ Trịnh, người phụ trách dạy nhạc, nên ông đã ghép họ của mình với họ của sư huynh Rémi để tạo thành nghệ danh Trần Trịnh cho những tác phẩm đầu tiên của mình. Thật ra Trần Trịnh đã mon men đến với lãnh vực sáng tác từ khi mới 14 tuổi, khi còn theo học những giờ nhạc do sư huynh Rémi hướng dẫn. Sáng tác đầu tiên của ông là: Cung Đàn Muôn Điệu, được viết vào năm 1950, là năm ông được 14 tuổi. Tuy nhiên, mãi đến năm 17 tuổi Cung Đàn Muôn Điệu mới được nhà xuất bản An Phú phổ biến. Rồi ba năm sau, năm 1956, nhạc phẩm này lại được nhà xuất bản Diên Hồng tái bản. Sau đó nó còn được dùng làm nhạc chuyển mục trong một chương trình tân nhạc cùng với bài Chuyến Xe Về Nam, do nhà xuất bản Tinh Hoa ấn hành vào năm 1955. Cũng trong năm1956, Trần Trịnh lại cho ra thêm một nhạc phẩm khác: Viết Trên Đường Nở Hoa. Sau khi đậu bằng Bacc 2 năm 1955, Trần Trịnh được gia đình gửi lên Đà Lạt để vừa học vừa làm tại Nha Kiến Trúc Đà Lạt. Qua năm 1957, ông thi hành nghĩa vụ quân dịch khóa đầu tiên, khóa Ngô Đình Diệm tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Đánh dấu cho dịp này, ông đã viết bài Đôi Mươi, do Anh Ngọc trình bày lần đầu tiên. Trần Trịnh đã phục vụ 2 tháng ở liên đoàn A và 2 tháng ở liên đoàn B, và sau đó vào phục vụ trong ban văn nghệ Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung cho đến khi về. Trong thời gian đó, ông đã phổ nhạc cho bài thơ Hai Sắc Hoa Ti-Gôn. Sau khi trở về nguyên quán vào năm 58, Trần Trịnh thực hiện giấc mơ của mình. Oâng ghi tên theo học với thần tượng âm nhạc của ông là sư huynh Rémi, tiến sĩ âm nhạc ở Rome và cũng là tác giả nhạc hiệu của Institution Taberd. Khi học tại trường, khi học tại cư xá của các sư huynh dòng La San tại Thanh Đa, Trần Trịnh đã được huấn luyện về âm nhạc trong suốt 9 năm trời - từ năm 58 đêán năm 67 - nên đã có được một căn bản vững vàng về nhạc pháp cũng như về nghệ thuật sử dụng piano. Và tuy đã thi hành xong nghĩa vụ quân dịch, nhưng với lòng mê thích âm nhạc, Trần Trịnh vẫn tình nguyện tham gia vào những công tác văn nghệ của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung với mục đích ủy lạo các binh sĩ. Cũng trong ban văn nghệ này, Trần Trịnh đã gặp Nhật Ngân khi nhạc sĩ này thi hành quân dịch ở đây. Vào những năm học nhạc cuối cùng với sư huynh Rémi, Trần Trịnh đã bắt đầu đi tìm việc làm tại các phòng trà trong vai trò nhạc công sử dụng piano. Sở dĩ ông chọn phòng trà là do ảnh hưởng từ khi còn nhỏ đã bị tiêm nhiễm nhạc dancing và thuộc rất nhiều nhạc khiêu vũ trong thời gian gia đình ông cư ngụ gần vũ trường Au Vieux Cambodge bên Khánh Hội. Khởi đầu cuộc đời một nhạc công, Trần Trịnh cộng tác với một phòng trà nhỏ tên Lệ Liễu. Sau đó ông bước chân vào phòng trà Bồng Lai. Và dần dần ông được mời cộng tác với tâát cả những phòng trà và vũ trường khác tại Sài Gòn. Nhận biết được khả năng âm nhạc của Trần Trịnh, đại úy Quốc Hùng, trưởng ban văn nghệ Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung đã vận động xin cho ông một chương trình ca nhạc trên đài truyền hình Việt Nam vào năm 67, sau khi sư huynh Rémi qua đời. Từ đó Trần Trịnh trở thành nhạc trưởng của ban văn nghệ Đống Đa, cùng với ban Vũ Thành và Tiếng Tơ Đồng, là 3 ban văn nghệ truyền hình có giá trị nhất vào giai đoạn đó. Riêng ban Đống Đa của Trần Trịnh đã qui tụ được trên 50 nhạc sĩ và một ban hợp ca trên 100 thành viên. Năm 68, nhạc sĩ Trần Trịnh được một người bạn là một nhạc sĩ sử dụng kèn giới thiệu với thi sĩ Hà Huyền Chi, lúc đó đang phục vụ ở phòng báo chí cục Tâm Lý Chiêán trong giai đoạn cắm trại 100% sau biến cố Mậu Thân. Hai người nói chuyện với nhau suốt sáng. Và trong một lúc, Trần Trịnh đã lục trong số những bản nhạc do ông sáng tác ra một bản nhạc, sau này trở thành nổi tiếng là Lệ Đá do Hà Huyên Chi viêt lời. Được biết Trần Trịnh cũng đã nhập ngũ từ năm 65 và phục vụ tại đài phát thanh Quân Đội thuộc phòng Tâm Lý Chiến. Ông đã không gia nhập khóa sĩ quan để xin được phục vụ tại đây với điều kiện được chơi nhạc tại phòng trà và vũ trường vào buổi tối. Trong một lần tham gia công tác văn nghệ tại Bình Long năm 1964, Trần Trịnh quen với Mai Lệ Huyền, lúc đó là thành viên trong ban văn nghệ của tỉnh do nhạc sĩ Bắc Sơn làm trưởng ban. Thời kỳ này Mai Lệ Huyền theo thân phụ sống ở Bình Long vì gia đình chị sở hữu một số đồn điền ở đây ngoài ngôi nhà ở Sài Gòn. Sau khi trở về, hai người thư từ qua lại với nhau và dần dần có những tình cảm đậm đà. Trần Trịnh sau đó đề nghị Mai Lệ Huyền về Sài Gòn sống để được gần gũi nhau hơn. Mai Lêä Huyền nhận lời. Và chỉ sau một thời gian ngắn hai người nghệ sĩ này đã trở thành vợ chồng, năm 1964. Họ có với nhau một con gái tên Lệ Trinh, sinh năm 1965, hiện là một ca sĩ ở Sài Gòn. Sau khi thành vợ chồng, Trần Trịnh đã giới thiệu Mai Lệ Huyền đi hát ở tất cả những phòng trà và vũ trường ông cộng tác. Cũng khởi đầu tại phòng trà Lệ Liễu, vì nhận thấy giọng hát của Mai Lệ Huyền thích hợp với thể loại nhạc tươi vui nên ông đã cùng với nhạc sĩ Nhật Ngân sáng tác một thể loại nhạc kích động để vợ mình trình bầy cùng với Hùng Cường như Gặp Nhau Trên Phố, Vòng Hoa Yêu Thương, Hai Trái Tim Vàng, v.v... Và chính nhờ ở những nhạc phẩm vừa kể mà cặp song ca Hùng Cường-Mai Lệ Huyền đã gặt hái được những thành công đáng kể, để rồi được mệnh danh là Cặp Sóng Thần, một thời làm mưa làm gió trên các sân khấu đại nhạc hội ở Sài Gòn. Sau hơn 10 năm sống bên nhau, Mai Lệ Huyền đã từ giã chồng con ra đi vào tháng 4 năm 75, trong khi ông không thể đi cùng vì song thân đã cao tuổi. Hai người coi như xa nhau từ đấy. Hai năm sau khi rời khỏi Việt Nam, Mai Lệ Huyền viết thư về cho con gái, đại ý khuyên Trần Trịnh bước thêm một bước nữa trong khi chị cũng đã đi đến quyết định như vậy. Vào năm 1977, Trần Trịnh lập gia đình lần thứ hai. Người vợ sau của ông đã cho ông 3 người con trai. Nhưng không may người con đầu của ông bị thiệt mạng trong một lần đi tắm sông với bạn bè. Người con thứ nhì của ông năm nay 24 tuổi, hiêän đang phục vụ trong binh chủng hải quân Hoa Kỳ, có khả năng sử dụng kèn trumpet. Trong khi người con út, năm nay 22 tuổi, cũng rất thích nhạc nhưng không có khuynh hướng đi theo con đường của bố. Sau biến cố tháng 4 năm 75, Trần Trịnh không còn mấy quan tâm đến công việc sáng tác. Ông chỉ chú trọng đến việc cộng tác với hết đoàn hát này đến đoàn cải lương hay gánh xiệc khác để mưu sinh. Khởi đầu, ông cộng tác với đoàn cải lương Cửu Long cùng với tay trống Phùng Trọng và vài nhạc sĩ khác. Liên tiếp nhiều năm sau, ông đã đàn piano cho rất nhiều đoàn khác trong những chuyến lưu diễn liên miên tại khắp các tỉnh ở Việt Nam. Mãi đến năm 1982, khi các phòng trà được phép hoạt động trở lại, ông mới quay về Sài Gòn làm nhạc trưởng tại phòng trà Đệ Nhất Khách Sạn là nơi ông đã từng giữ vai trò then chốt về chương trình từ khi mới khai trương vào đầu thập niên 70. Có thể coi đây là một ban nhạc có thành phần nhạc sĩ đông đảo nhất, 11 người. Liên tục đóng đô tại phòng trà Đệ Nhất Khách Sạn (sau là vũ trường) suốt gần 10 năm, Trần Trịnh sang cộng tác với vũ trường Maxim's vào năm 1991. Nhưng sau hơn 3 năm, ông đã xin nghỉ vì tai nạn xe cộ khiến ông bị thương nặng ở chân. Do tai nạn đó, đến nay Trần Trịnh vẫn cần phải dùng gậy trong việc đi đứng. Sau khi tĩnh dưỡng 6 tháng, vợ chồng Trần Trịnh cùng 2 con lên đường sang Mỹ theo diện ODP vào tháng 10 năm 1995 dưới sự bảo lãnh của người chị ruột ông, là vợ của cố giáo sư Nguyễn Đình Hoà và được biết đến như là một phụ nữ Việt Nam đầu tiên sinh con trên đất Mỹ năm 1952, từng được báo chí Mỹ thời đó đề cập tới. Nhưng chỉ sau 3 tháng ở với gia đình người chị ở San Francisco, gia đình Trần Trịnh quyết định dời xuống Orange County. Một mặt không muốn là một gánh nặng cho vợ chồng người chị, lúc đó đã lớn tuổi cùng với tình trạng sức khoẻ không được khả quan. Mặt khác, môi trường hoạt động âm nhạc của Trần Trịnh sẽ có cơ hội phát triển hơn ở nơi được coi là thủ đô của ca nhạc Việt Nam hải ngoại. Nhưng thật sự hoạt động của ông chỉ duy trì được một tầm mức trung bình trong thời gian đầu, khi mà ông còn kiếm được lợi nhuận nhờ làm hòa âm cho một số trung tâm nhạc ở nam California. Nhưng chỉ một thời gian sau, khi tình trạng băng đĩa từ Việt Nam càng ngay càng đổ qua ào ạt khiến nhiều trung tâm nhạc cũng như nghệ sĩ độc lập phải chùn bước trước trước sự cạnh tranh đáng ngại này. Bởi vậy, khả năng âm nhạc của ông cũng đã không còn được sử dụng. Bây giờ ông chỉ hoạt động cho ban nhạc The Stars Band, một ban nhạc gồm một số nhạc sĩ lớn tuổi, hợp nhau lại để trình diễn trong những sinh hoạt có tính cách cộng đồng. Ngoài Trần Trịnh, The Stars Band còn có Quang Anh, Thanh Hùng, Phạm Gia Cổn (cũng là một võ sư!), v.v... Không kể trước đó còn có nhạc sĩ Ngọc Bích cùng sự tham gia đặc biệt của nhạc sĩ Nguyễn Hiền, mà nay cả hai đã vĩnh viễn ra đi. Hiện nay, Trần Trịnh chỉ chú tâm vào việc nghiên cứu nhạc để viết cho ban The Stars Band trình diễn. Kết quả là nhạc phẩm mang tên Stars Band của ông đã được một trung tâm nhạc của Mỹ thu thanh trên một CD và đã tung ra thị trường vào tháng 11 năm 2006. Gần đây, một nhạc phẩm hòa tấu do ông soạn cũng đã được trung tâm nhạc HillTop của Hoa Kỳ ở Hollywood thu vào CD và đã được phát hành rộng rãi khắp nơi. Đó là nhạc phẩm Forget Me Not. Cuộc sống hiện nay của Trần Trịnh tương đối vất vả, nhất là vợ ông lại mang một căn bệnh hiểm nghèo, tưởng đã không qua khỏi sau cuộc giải phẫu vào tháng 6 năm 2006. Tuy vậy, Trần Trịnh không tỏ ra bi quan, ngoài việc lo âu những điều không may xẩy ra với ông và gia đình. Tuy không còn nhiều hứng thú trong việc sáng tác, nhưng gần đây Trần Trịnh đã bất chợt tìm lại được nguồn rung cảm khi được thưởng thức lại bài thơ ông từng học thời trung học là La Dernière Feuille của thi sĩ Théophile Gauthier do người con nuôi ông tình cờ tìm thấy. Liền sau đó, ông đã phổ nhạc cho bài thơ bất hủ này. Đối với Trần Trịnh, La Dernière Feuille tức Chiếc Lá Cuối Cùng cũng chính là nhạc phẩm cuối cùng trong cuộc đời sáng tác của ông. Nhưng dòng nhạc của riêng ông cũng như của Trịnh Lâm Ngân vẫn sẽ mãi được coi là một dòng nhạc đã có những đóng góp đáng kể cho nền tân nhạc Việt Nam. Đó là chưa kể ngón đàn dương cầm của ông khó có thể phai mờ trong tâm hồn những khách quen của thời kỳ vàng son ở những vũ trường Sài Gòn cũ ngày nào. (TRƯỜNG KỲ)