Chủ đề: Cô Năm CẦN THƠ

  1. Tuyetmai
    Avatar của Tuyetmai


    Cô Năm Cần Thơ (ảnh) – một trong những nghệ sĩ đầu tiên của sân khấu cải lương miền Nam (cùng thời với các nghệ sĩ Phùng Há, Cô Năm Sa Đéc, Cô Ba Bến Tre, Út Trà Ôn, Ngọc Nữ, Bạch Huệ, Tư Bé…)


    Cô Năm Cần Thơ tên thật là Trương Thị Trắc, sinh năm 1916 tại Cần Thơ.

    Trong suốt quá trình hoạt động nghệ thuật, Cô Năm Cần Thơ được nhiều thế hệ khán giả biết đến với những bài ca cổ, vở tuồng cải lương: Hiếu tình chung nghĩa, Thoại Ba công chúa; Đắc Kỷ thọ hình… Đặc biệt bài vọng cổ Chim hoạ mi (của soạn giả, NSƯT Viễn Châu) đã thật sự làm tên tuổi, giọng ca của Cô Năm Cần Thơ nổi tiếng.

    Thời hoàng kim của nghiệp cầm ca, Cô Năm Cần Thơ được mệnh danh là Nữ hoàng Xàng Xê, người luôn mang tâm thái phóng khoáng của một hiệp sĩ. Cô Năm Cần Thơ là người lao động nghệ thuật không mệt mỏi, lúc nào cũng sẵn sàng đi hát dù ở tuổi 70 hay 80!

    Cô đã từ trần ngày 24/01/ 2007.

    (sưu tầm )
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 2 Users Say Thank You to Tuyetmai For This Useful Post:

    romeo (11-04-2013)

  3. romeo
    Avatar của romeo
    Cảm ơn cô Mai nhiều nhé!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to romeo For This Useful Post:


  5. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    NS Năm Cần Thơ có một người cháu ngoại cũng đi theo nghề hát là nữ ca sĩ Hà My.
    Hà My cũng có hát cải lương, tham gia đóng một số tuồng trên sân khấu rạp Hưng Đạo năm 2007 như Lan và Điệp, Đi biển một mình ..... với NSƯT Tấn Giao.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to DOHOANG For This Useful Post:

    romeo (11-04-2013)

  7. minhle
    Avatar của minhle
    cô Hà My hát tuồng đi biển một mình còn CLB anh em diễn tuồng Đi biển có đôi do Romeo và Quốc Nghi thủ vai chính.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 2 Users Say Thank You to minhle For This Useful Post:

    romeo (11-04-2013)

  9. rongcon
    Avatar của rongcon
    Nhớ có lần cô năm Cần thơ có hát trên VTCN.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 2 Users Say Thank You to rongcon For This Useful Post:

    romeo (11-04-2013)

  11. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Mấy năm sau này cô Năm Cần Thơ tham gia đóng rất nhiều phim Việt Nam nữa.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to DOHOANG For This Useful Post:

    romeo (11-04-2013)

  13. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG

    Tiếng chuông điện thoại viễn liên réo liên hồi: "Ba ơi, cô Năm Cần Thơ đã mất rồi! Ba có nghe rõ không? Cô Năm Cần Thơ đã mất! Cô Năm mất vào lúc 6 giờ chiều ngày 24.1.2007 tại TP.HCM”.

    Nữ nghệ sĩ Tú Trinh từ Việt Nam gọi điện thoại báo cho tôi biết cô Năm Cần Thơ, người được giới nhạc sĩ, nghệ sĩ và người mộ điệu cải lương mến tặng danh hiệu "Chim Họa Mi" không còn nữa! Tôi bàng hoàng rất lâu trước cái tin mất mát này dù biết rằng việc cô Năm Cần Thơ vĩnh viễn ra đi là điều tất yếu khi mà cô đã già yếu và bị bệnh nặng lâu rồi.

    Tôi muốn viết vài dòng tưởng niệm cô Năm Cần Thơ, nhưng tôi không biết tên thật của cô là gì! Chỉ biết cô có biệt danh Chim Họa Mi và trong các đĩa hát đá ngày xưa còn lưu lại tên cô Năm Cần Thơ, tên gọi người nữ danh ca của miền sông nước Cần Thơ. Thật là giản dị mà thắm đượm tình ưu ái của giới mộ điệu cổ nhạc ngày xưa.

    Hồi tưởng lại thời huy hoàng của những giọng ca vàng cổ nhạc trong thập niên 1940, 1950...

    Hồi đó, người ta gọi tên của các nữ danh ca: cô Năm Cần Thơ, cô Ba Bến Tre, cô Ba Trà Vinh, cô Năm Sa Đéc, cô Ba Vĩnh Long... bằng cái tên chỉ gợi lại ý niệm nơi xuất xứ của danh ca đó mà không ai biết rõ “tên tộc” của cha sanh mẹ đẻ của danh ca đó là gì. Phải chăng vô tình hay cố ý, người thưởng ngoạn đã đánh giá danh ca đó là "người của công chúng", "giọng ca vàng tiêu biểu của một địa phương", và người ta mặc nhiên quên đi cái tên tuổi riêng của đấng sinh thành đã đặt cho và chắt chiu cái biệt danh thân thương Năm Cần Thơ, Ba Bến Tre, Ba Trà Vinh...

    Trước những năm 1945, thời kỳ Pháp thuộc, giới thưởng ngoạn đến nhà hàng ca nhạc Đức Thành Hưng bên hông chợ Bến Thành không thể không biết đến nữ danh ca cổ nhạc: Cô Năm Cần Thơ, một lối ca điêu luyện với chất giọng hơi đồng, mạnh khỏe và cao vút.

    Đài phát thanh Pháp Á, Đài phát thanh Sài Gòn, những chiều thứ tư và chiều thứ bảy hằng tuần đều có gửi đến giới thưởng ngoạn giọng hát tuyệt vời của cô Năm Cần Thơ và các nghệ sĩ Tư Sạng, Ba Bến Tre, Tư Bé, Tám Thưa, Ba Giáo, Năm Phồi, Tư Xe, Ba Vân, Minh Chí, Quang Phục qua các bài vọng cổ độc chiếc và các bộ đĩa tuồng Mổ tim Tỷ Can, Tô Ánh Nguyệt, Đường về Tổ quốc, Máu nhuộm Phụng Hoàng cung, Đêm dài vô tận...

    Biệt danh Chim Họa Mi của cô Năm Cần Thơ có là khi cô ca bài vọng cổ Chim Họa Mi 20 câu của soạn giả Viễn Châu đặc biệt sáng tác cho cô ca trong quán Lệ Liễu ở khu giải trí trường trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn.


    Tôi được chiêm ngưỡng giọng ca của cô Năm Cần Thơ khi tôi đi theo soạn giả Nguyễn Huỳnh đến thưởng thức những giọng ca bậc thầy trong quán ca nhạc Chim Họa Mi của cô Năm Cần Thơ ở trong khu giải trí trường Đại Thế Giới, Chợ Lớn. Cô Năm là chủ quán, dàn cổ nhạc có nhạc sĩ Sáu Tửng, Ba Khuê, Hai Thơm, Mười Lương (chồng của cô Năm Cần Thơ).

    Cô Năm chỉ ca tài tử trong các quán cổ nhạc chớ không hát trên sân khấu cải lương. Cô có hai người em gái là diễn viên tài danh của sân khấu cải lương: cô Kim Chừng và cô Kim Nên, một thời sáng chói trên các gánh hát cải lương Tân Thiếu Niên, Tiếng Chuông, Kim Khánh... Cô Kim Nên là vợ của danh ca kiêm soạn giả Chiêu Anh của Đài phát thanh Sài Gòn và là mẫu thân của ca sĩ tân nhạc Thái Châu.

    Danh ca Năm Cần Thơ (1916 - 2007) tên thật là Dương Thị Trắc, quê quán tại Cần Thơ.

    Bà sớm nổi danh từ thập niên 30 thế kỷ trước với những bài, vở vọng cổ khó quên: Hiếu tình trung nghĩa, Đắc Kỷ thọ hình, Địch mẫu biệt kim lang, Chim họa mi, Bể hận quyết lấp cho bằng...

    Con gái lớn của cô Năm Cần Thơ là nữ nghệ sĩ Kim Chi, vợ của nghệ sĩ kiêm soạn giả Đào Việt Anh, Kim Chi thừa hưởng chất giọng đồng phong phú của cô Năm Cần Thơ. Nữ nghệ sĩ Kim Chi ca hay, sắc diện đẹp nhưng cô không thể sáng chói được khi trên sân khấu cô phải diễn cạnh những diễn viên ngọc ngà như Thanh Nga, Ngọc Nuôi, Thu Ba...

    Cô Năm Cần Thơ còn có hai người con gái cũng là diễn viên tài sắc trên sân khấu cải lương, đó là nữ nghệ sĩ Kim Hà và Mộng Thu, một thời vang danh trên sân khấu Kim Hoàng Như Mai, Kim Chung...

    Con của cô Kim Hà là nữ diễn viên trẻ của thập niên 1980, cô Hà My, người diễn viên sáng chói trong chương trình Làn điệu Phương Nam trong tháng 12.2006 vừa qua.

    Khi cô Năm Cần Thơ 80 tuổi, cô xuất hiện trong chương trình Vầng trăng cổ nhạc, cô ca bài Kim Vân Kiều, điệu Phú Lục, giọng ca vẫn khỏe, một lối ca bậc thầy, chắc nhịp, điêu luyện, đúng tính chất bài cổ nhạc Phú Lục mà tôi tin là các ca sĩ các thế hệ sau này không ca hay được bằng cô Năm Cần Thơ...

    Để tưởng nhớ cô Năm Cần Thơ, tôi thắp một nén nhang, rót mấy chung trà và cho hát lại bài ca Kim Vân Kiều, điệu Phú Lục của cô Năm Cần Thơ ca khi cô kỷ niệm 80 tuổi trong chương trình Vầng trăng cổ nhạc.

    Cầu xin hương linh cô Năm Cần Thơ được phiêu diêu nơi miền cực lạc.

    Theo Vietbao.vn (26/01/2007)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 2 Users Say Thank You to DOHOANG For This Useful Post:

    romeo (11-04-2013)

  15. romeo
    Avatar của romeo
    Nguyên văn bởi minhle
    cô Hà My hát tuồng đi biển một mình còn CLB anh em diễn tuồng Đi biển có đôi do Romeo và Quốc Nghi thủ vai chính.
    MinhLe ơi, cái này phải đợi đến tết mới diễn được nha!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following User Says Thank You to romeo For This Useful Post:


  17. minhle
    Avatar của minhle
    @ Romeo: Kakakakakkaka
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 2 Users Say Thank You to minhle For This Useful Post:

    romeo (11-04-2013)

  19. Tuyetmai
    Avatar của Tuyetmai


    Chương trình Làn điệu phương Nam lần thứ 22 - Chuyên đề Hà My - Hoàng Nhất: Một chặng được nghệ thuật



    Sau thành công của vở Lan và Điệp trên sân khấu Nhà hát TP.HCM và rạp Thủ Đô, đôi diễn viên trẻ Hà My – Hoàng Nhất đã nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt từ khán giả. Tối 4.12, Công ty Tổ chức Biểu diễn Nghệ thuật TP.HCM sẽ thực hiện chương trình Làn điệu phương Nam lần thứ 22 với chuyên đề “Hà My – Hoàng Nhất - Một chặng đường nghệ thuật”, do đạo diễn - NSƯT Minh Đương dàn dựng.




    Hà My

    Hà My là cháu gái của nữ NS Năm Cần Thơ, con gái của vợ chồng nghệ sĩ Tấn Đạt – Kim Hà. Theo nghề hát từ năm 8 tuổi, vai diễn đầu tiên của cô trên sân khấu là Quách Hải Thọ trong vở Bao Công vô lò gạch. Được nghệ sĩ Kiều My (vợ của nghệ sĩ Minh Cảnh) nhận làm con nuôi, hai người mẹ ghép tên của nhau thành nghệ danh Hà My để đặt cho cô. Năm 15 tuổi Hà My rẽ sang con đường ca hát với dòng nhạc mang âm hưởng dân ca Nam bộ. Đến 2006, cô chính thức gia nhập sân khấu cải lương, có mặt trong nhiều vở tuồng như Lan và Điệp (đóng chung với Vũ Luân), Quê mẹ, Tô Hiến Thành xử án...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 2 Users Say Thank You to Tuyetmai For This Useful Post:

    romeo (11-04-2013)

ANH EM CHANNEL