Nguyên văn bởi thaydat
NP ơi cho hỏi: Cách đây mấy ngày, Năm Mấy có đàn cho câu lạc bộ huyện Châu Thành thi. Trong đó có tiết mục hòa đàn ca Cổ Bản. Thạc sĩ nhạc sĩ Huỳnh Khải có nói câu vô đầu của cây đàn kìm không đúng (góp ý sau hậu trường). Ông ấy nói vô líu cống tồn xê không đúng. Vậy không đúng không đúng chỗ nào nếu như đàn đúng thì đàn ra sao ở câu vô đầu nầy. Cảm ơn.
Huỳnh Khải góp ý chính xác.
Năm Mấy đờn không đúng về cấu trúc thang âm, do hai chữ
líu cống.
Sau chữ đờn
líu cống thì chữ đờn vô phải là
dấu huyền. Thí dụ
Líu cống xê cống líu XỪ (bản Trung Thu chẳng hạn). Hoặc câu vô Xuân Tình:
1. (-) Tồn (CỐNG) ú líu (-) cống líu (
XỪ).
Bản Cổ Bản vô
XÊ thì phải đờn theo thang âm từ thấp trước. Vô đúng là
Hò XÊ.
Huỳnh Khải chỉ dám góp ý mấy người không có danh thôi. Chứ ông Ba Tu đờn sai thang âm cả đống mà Huỳnh Khải có dám hó hé gì đâu. Bởi ông Ba Tu là NSƯT, là danh cầm. Thí dụ Tứ Đại Oán vô là Tồn
LIU (không dấu) mà ông Ba Tu vô xế xang xư
HÒ / LÌU (dấu huyền).
Đờn, phải biết thang âm, chứ đâu phải miễn bấm ngón tay đúng phím cuối cùng ngay tại chữ vô hoặc chữ dứt nhịp dứt câu là được đâu. Đờn vậy người ta biết mình đờn mò, không có thầy. Chỗ nào dấu huyền phải đờn ra dấu huyền, chỗ nào không dấu phải đờn ra không dấu... có như thế mới hài hòa, hòa quyện với lời ca, nghe không chỏi lỗ tai, không chỏi bảng họng, không chỏi ba sườn...
Chỉ có thể châm chước cho đờn ít dây ít phím như độc huyền, cò, gáo... hay tiêu, sáo... Nhưng người giỏi thì người ta cũng có cách đờn đúng âm thanh (thang âm). Có vậy bản nhạc mới du dương trầm bổng. Chứ nếu cứ đờn lộn mèo, loạn xà ngầu như vậy nghe sao hay được.