MIÊN MAN VỚI SÔNG DÀI
Trưa...buồn ngủ mà không ngủ được. Bật máy nghe "Sông dài". Câu chuyện viết từ thời Việt Minh vùng lên, đánh Nhựt Bổn. Câu chuyện tình được viết và lồng ghép trong bối cảnh lộn xộn đó. Khi đồng tiền, có thể xoay chuyển được quyền lực, địa vị...thậm chí mua bán cả thân phận con người.
Một ông chủ hãng phin, mê gái. Cô Lượm - tật nguyền đôi mắt, vì nghèo khó phải đánh đổi 20.000đồng bạc (chứ không 20.000USD), để được nhốt trong phòng riêng. Một anh Niễng - xấu xí - dzụ này giống tui. Nhưng tính tình bộc trực, thẳng như ruột ngựa. Một bà chủ hãng phin Dương Lâm vì sĩ diện đã vứt bỏ đứa con...để giữ gìn gia thế. Đứa con được lệnh mang đi chôn sống, nhưng bà vú tốt bụng đã chấp nhận phiền phức gởi đứa trẻ tội nghiệp đó cho một người đàn ông nghèo đến cùng cực, làm nghề câu cá bên nhánh sông. Xuất thân, vở tuồng này là Vĩnh Trạch (Phải ở Vĩnh Long hong, pà kon. Nếu, phải pó tay luôn. Người Vĩnh Long cũng ác ghê hén).
Đúa bé gái khôn lớn xinh đẹp nhưng nghèo...nghèo đến cùng cực. Cũng vì nghèo nên đánh đổi 20.000 đồng bạc để chuốc lấy cả chuỗi bi kịch về sau này. Ông chủ hãng phim hàng đêm, hàng đêm với gương mặt giả tạo là Niễng dzụ dzỗ. (Nhỏ này khờ ghê, không chịu kiếm thêm mớ tiềng làm vốn). Hai sa - vợ chủ hãng phim, sau này phát hiện đã gán ghép cho Niễng để che đậy những gì nhơ nhuốc nhất của xã hội nữa phong kiến thời đó.
Sau cuộc gả bán đầy thâm độc, Hai Sa mới biết rõ Lượm là con mình. Chuộc lỗi bằng bằng đưa Lượm đi mổ mắt. Và...đánh tiếng gả cho cái thằng kỹ sư cầu cống...vừa vô duyên, vừa khùng. Lươm sáng mắt, vẫn nhớ người đàn ông của mình, nhớ từng mùi rạ mới trên người Niễng, mùi rạ mới trên da thịt, trên cánh tay, bờ ngực vạm vỡ của anh nông dân chất phác tên Niễng (dụ này viết thêm cho hấp dẫn)...Một lần nữa chính Hai Sa đã dựng nên một màn kịch. Niễng chết. Chết một cách tức tưởi bằng mưu mô, bằng sự xảo trá của những kẻ lắm tiền là bà chủ hãng phim Hai Sa.
Lượm tiếp tục rơi vào đau đớn, khi người đàn ông thơm mùi rạ mới cô mong được gặp lại, từ khi từ Nhựt Bổn mổ sáng mắt trở về đã không còn. "Sông dài, cá lội biệt tăm/Phải duyên chồng vợ, ngàn năm đợi chờ". Không ai có thể thay thế người đàn ông thơm mùi rạ trong Lượm. (Mấy anh em mình đi kiếm nước qua mùi rạ đi nhé, biết đâu gặp Lượm). Tình yêu ấy lớn dần trong hy vọng, cho đến khi sự thật được cởi bỏ....
Sông dài với Thanh Nga, Út Trà Ôn. Không phải của Thanh Nga trong "Tiếng Trống Mê Linh", cũng không phải Út Trà Ôn trong trong tuyệt phẩm bất tử "Tình Anh bán chiếu" - Hồi xưa sao bán vàng, hay đô la, mà đi bán chiếu ta...cùng với nhiều tên tuổi khác để "Sông dài" cứ miên man theo từng con nước, từng phận người nghèo khổ vùng đồng bằng sông nước Cửu Long...
PHANNHAN