Đây là bức ảnh tư liệu sân khấu của ký giả Trần Tấn Quốc (đã qua đời tại Cao Lãnh) – người sáng lập ra giải Thanh Tâm (1958 - 1967) cùng với những ký giả họat động nội thành, những ký giả tiến bộ đã tuyển chọn trên 20 diễn viên triển vọng của SKCL miền Nam lúc đó như: Thanh Nga, Lan Chi, Hùng Minh, Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Phượng Liên, Diệp Lang, Thanh Sang,…những ngôi sao SK trong nhiều thập niên qua. Đây cũng là lớp NS vàng của SKCL, may mắn thành danh giữa thời cực thịnh.
NS Năm Châu - Phùng Há. Hình: ngocanh
Bức ảnh sau lưu lại những gương mặt tác giả, NS tham gia ban chấp hành hội NS ái hữu tương tế, giữa thập niên 50…Hội HNSAHTT là một tổ chức công khai họat động nội thành, qua sự hiện diện và vận động chỉ đạo của tác giả Trần Hữu Trang.
Trong bức ảnh của ký giả Trần Tấn Quốc có 11 người, tính từ trái qua phải:
Người đầu tiên: Tác giả Trần Hữu Trang - người đã đổ rất nhiều công sức gầy dựng sân khấu cách mạng trong lòng địch. Ông sinh năm 1906 tại xã Phú Kiết, huyện Chợ gạo, tỉnh Mỹ Tho. Vở tuồng đầu tay của ông là “Lửa đỏ lòng son”(1928), sau đó là “Tô ánh Nguyệt”(1934), “Lan và Điệp”(1936), “Đời cô Lựu”(1937), “Hận chiến trường”(1946),... Trần Hữu Trang gắn liền đời mình với giới Sân khấu, tập hợp, trụi rèn một số hạt nhân, thành lập chi hội trong các đoàn hát giữa lòng thành phố... Khi Mặt trận Giải phóng được thành lập, ông vào khu năm 1960 và được đề cử làm Chủ tịch Hội văn nghệ GP Miền Nam. ông hy sinh trong một trận bom B52 tại suối Cây, vùng Sa Mát năm 1966. Trong thành phố này, tên ông đã được đặt cho tên trường học, tên đường phố, tên một Nhà hát Cải lương và tên của một giải thưởng sân khấu lớn- giải Trần hữu Trang (triển vọng và xuất sắc), do báo Sân khấu khởi xướng, nhằm khuyến khích các tài năng trẻ của Sân khấu Cải lương phấn đấu vươn lên.
SG Trần Hữu Trang - NS Thanh Cao. Hình: ngocanh
Người thứ hai: Tác giả Thanh Cao, tức Tám Cao. ông từng là diễn viên của nhiều đoàn hát, sau mới làm soạn giả. Sau ngày GP, Thanh Cao là cán bộ của Phòng Sân khấu, Sở VHTT TPHCM. Ông từng được phân công làm trưởng đoàn Cải lương Tuồng cổ Minh Tơ, phó đoàn Cải lương Thanh Nga,... Khi về hưu ông tiếp tục hoạt động trong Ban ái Hữu Hội Sân khấu TPHCM. Năm nay ông đã 91 tuổi, hiện ở cư xá làng nướng Phú Lâm và ông vẫn là một thành viên trong Ban Quản trị chùa Nghệ sĩ.
Người thứ ba: Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Thành Châu. Ông là tác giả, đạo diễn, diễn viên bậc thầy của Sân khấu Cải lương, với chủ trương sân khấu “Thật và Đẹp”... Nhiều sáng tác của ông đã tồn tại trên Sân khấu cải lương hơn nửa thế kỷ như: Trường hận, Vợ và Tình, Đêm tháng ngày, Men rượu hương tình, Sân khấu về khuya, Trương Định - Bình Tây Nguyên soái,... ông từng dàn dựng thành công vở kịch thơ “Tây thi gái nước Việt” của soạn giả Hoàng Mai Lưu theo hình thức Ca vũ nhạc kịch, mở ra một hướng mới cho Sân khấu cải lương. NSND Năm Châu mất đi vì chứng cancer (ung thư) ngày 21 tháng 04 năm 1978, bỏ lại rất nhiều hoài bão về nghệ thuật. Ông là một trong những bậc thầy của nghệ thuật Cải lương mà khi đã mất đi không có người thay thế.
NS Năm Châu - NS Duy Lân. Hình: ngocanh
Người thứ tư: Nghệ sĩ tiền phong Duy Lân - một trong những tài năng hiếm có của Sân khấu Cải lương. Ông từng là diễn viên, tác giả , nhà nghiên cứu lý luận sân khấu. Ông đã viết nhiều bài báo nói về quá trình phát triển của Sân khấu Cải lương tử thuở còn phôi thai... Những vở tuồng ông đã viết cho sân khấu Năm Phỉ là: Nữ Thiên Vương, Mộng Vương phi, Đế thiên Đế thích, Người ăn mày trên sông Luông, Máu nhuộm Phụng Hoàng cung, Đoạn tuyệt (hoặc Giai nhân và ác quỷ),... Đoạn tuyệt cũng là vở tuồng đã góp phần đưa tên tuổi nữ nghệ sĩ Kim Cương bật sáng. Nghệ sĩ Duy Lân là nạn nhân trong vụ thảm sát bằng lựu đạn tại rạp Nguyễn Văn Hảo, vào đêm diễn “Lấp Sông Gianh" của đoàn CL Kim Thoa, cuộc thảm sát làm chết và bị thương nhiều người khác nữa. Khi bị mất đi một chân, NS Duy Lân vẫn không rời xa Sân khấu, thậm chí ông còn xuất hiện trên nhiều sân khấu, diễn kịch một mình với cái chân cụt để tố cáo những kẻ ác tâm cố tình sát hại nghệ sĩ và người dân lương thiện. Ông mất trước ngày Giải phóng vì chứng bệnh ung thư.
Người thứ năm: Nghệ sĩ Thanh Tao. Ông là một diễn viên, một ca sĩ cổ nhạc tài năng đã một thời làm say mê lòng người. Về già, Thanh Tao quy y Phật pháp và trụ trì nhiều năm ở chùa Nghệ sĩ. Ông mất đã nhiều năm nay.
NS Thanh Tao - NS Ba Vân. Hình: ngocanh
Người thứ sáu: Nghệ sĩ nhân dân Ba Vân. Ông tên thật là Lê Long Vân - một nghệ sĩ tài năng hiếm có, một danh hài vô tiền khoáng hậu, từng được báo chí và công chúng tặng biệt danh “Quái kiệt Ba Vân”. Ông nổi tiếng qua rất nhiều vở tuồng, nhưng cho đến nay, vai diễn của ông vẫn còn nhiều người nhắc nhớ chính là vai Phê trong vở “Khi người điên biết yêu”, vai Giàu trong vở “Men rượu hương tình”. Sau ngày giải phóng, có lẽ khi đã xem qua một lần thì không ai có thể quên vai Tám khỏe của ông trong vở “Người Ven đô” . NSND Ba Vân mất vào năm 1988 tại TPHCM.
Người thứ bảy: Nghệ sĩ nhân dân út trà Ôn. Ông từng nổi danh qua bản “Tôn Tẩn giả điên”, "Tình anh bán chiêú” từ trước ngày GP.
NS Út Trà Ôn. Hình: ngocanh
Cho mãi tới ngày đã cao tuổi, gặp ông trong bất kỳ trong cuộc vui nào người ta vẫn yêu cầu ông ca lại những bài ca cổ ấy. Ông có lối ca ngọt, mùi và sắp văn chẻ nhịp độc đáo khó ai sánh kịp, nên người ta tôn vinh ông là “Vua Vọng cổ”. Ông từng trải lắm thăng trẩm cùng Sân khấu Cải lương, qua khá nhiều đoàn hát và nổi danh với nhiều loại vai khó thể nào thống kê hết. Trước ngày GP, ông được công chúng mến mộ không chỉ qua giọng ca mà còn qua nhiều vai diễn trong tác phẩm của Hà Triều-Hoa Phượng. Sau này, ông còn nhiều vai diễn hay trong các vở “Người ven đô”, “Bình Tây đại Nguyên soái”. Khi đã ngoài 70 tuổi, NSND út Trà Ôn vẫn không rời xa sân khấu. Ông thường có mặt cùng NSUT út Bạch Lan đi diễn chung qua cách tổ chức từ thiện hoặc ở các chùa. Ông mới mất cách đây mấy năm.
Người thứ tám: Ông Lưu Văn Trình - bầu gánh Nam Hồng- Ông là một người sống rất tình nghĩa với nghệ sĩ. Ông mất đã nhiều năm rồi.
Người thứ chín: Nghệ sĩ ưu tú Chín Châu - Ông hoạt động nội thành, ra chiến khu năm 1962 rồi ra Bắc. Sau ngày GP ông làm việc ờ Hội Sân khấu và đã mất cách nay hơn 20 năm.
Người thứ 10: Nghệ sĩ hát bội Bảy Khải. Ông nổi danh trong giới tuồng cổ, trải nhiều thăng trầm cùng nhiều đoàn hát và ông có nhiều vai diễn ấn tượng. Ông mất trước ngày GP khi đang theo hát cho đoàn Chánh Thành - Kim Mai (về sau này là đoàn CL Tuồng cổ Huỳnh Long).
Người cuối cùng: Tác giả Hoàng Kinh. Ông vừa là diễn viên, vừa là soạn giả. Vở tuồng đã gây tiếng vang một thời ông viết chung với soạn giả Mai Quân, đó là vở “Nhụy hoa lan”, phóng tác theo vở Bạch Mao nữ của Trung Quốc. Khi đoàn CL Phước Chung công diễn vở “Nhụy hoa lan”giữa Sai gon đã tạo nên một cuộc bút chiến sôi nổi giữa những ký giả thân Cộng với những ký giả chống Cộng trên nhiều tờ báo thời ấy.
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua... 11 vị trong Ban chấp hành của Hội nghệ sĩ ái hữu Tương tế giữa thập niên 50 (thế kỷ 20) chỉ còn lại một người duy nhất - tác giả Thanh Cao, 10 người còn lại đều đã ra người thiên cổ.
SG Thanh Cao hiện đã bị lẩn, CLVN viếng thăm vào tháng 7/2011.
Nhiều trang sử sân khấu đã lật qua, nhưng công lao của những tác giả, đạo diễn, diễn viên, bầu gánh,... đối với nền nghệ thuật nước nhà vẫn là những trang sử đẹp. Thế hệ tiếp nối nhất định không thể nào quên.
(bài viết có sử dụng tư liệu của ký giả Dương Hoài Dung)
Soạn giả Mai Quân - nguyên Trưởng ban ái Hữu Hội Sân khấu TPHCM, người nắm chức vụ Trưởng Ban ái hữu lâu nhất - từ 1986 đến 2010. Theo dòng nhớ, ông kể: Hội ái Hữu Tương tế Nam Việt (tên chính xác trên bằng khoán) được thành lập từ năm 1948, luật sư trần Văn Phát (có thể là Hội trướng đầu tiên) là người ký tên trên bằng khoán mua trụ sở (133 Cô Bắc bây giờ). Lúc đó giới nghệ sĩ nói chung gồm nhiều lĩnh vực khác, chứ không chỉ tập trung khu vực NS Hát bội, Cải lương, Kịch nói. Thực tế tổ chức Cách Mạng đứng sau lưng Hội ái hữu, cụ thể là hai Đảng viên - tác giả Trần Hữu Trang (Tư Trang) và soạn giả, nghệ sĩ Nguyễn Thành Châu (Năm Châu) chỉ đạo hoạt động Hội ái hữu tương tế.
Theo tôi được biết và còn nhớ, sau Cách mạng tháng 8/1945 một số khá đông Đảng viên vào khu kháng chiến, riêng hai anh Tư Trang và Năm Châu là hai đảng viên được tổ chức đề nghị “cấy”lại để xây dựng mạng lưới hoạt động nội thành. Đó là vào năm 1954 hai anh vô khu chỗ tập kết ở Cà Mau, chính nơi đây ông Phạm Hùng đã trao trách nhiệm cho hai anh. Khi đó, Tư Trang và Năm Châu có lợi thế lớn là nắm được giới nghệ sĩ, đặc biệt là thành phần “ngôi sao”mà rất tiến bộ như: Năm Phỉ, Phùng Há, Duy Lân, Bảy Nam, Ba Vân, út Trà Ôn,...
Do đó việc lập nên Hội ái hữu Tương tế (AHTT) rất thuận lợi, nhằm qui tụ anh em hoạt động nội thành và các nghệ sĩyêu nước để hoạt động Cách mạng. Qua Hội AHTT, các anh tiếp tục lập nên một số Ban, Hội khác như: Nghiệp đoàn công nhân sân khấu - đây là một tổ chức hoạt động mạnh về chính trị, văn hóa, có tổ chức đấu tranh xuống đường biểu tình đòi hỏi quyền lợi cho công nhân sân khấu,... Hoặc một tổ chức khác là Phân bộ soạn giả, nhằm vận động anh em cầm bút viết những vở diễn có nội dung chống xâm lược, chống Phong kiến, đấu tranh bảo vệ Văn hóa dârl tộc, v.v... tổ chức này hoạt động đối trọng lại địch lúc đó đang có chủ trương hô hào cổ súy viết tuồng phải có “chiến đấu tính”với chiêu bài “Muốn đất nước thống nhất thì phải đánh thẳng ra Bắc”... Do bị khủng bố, có lúc tổ chức Cách Mạng phải tính toán để đưa những người không chống Cộng và cũng không phải là Việt Cộng giữ chức vụ Hội trướng, để che mắt địch nhằm tiếp tục hoạt động đấu tranh bền bĩ...Thời gian đó, ngoài cô bảy Phùng Há (là nghệ sĩ có uy tín lớn trong giới tiên phong, có thương yêu nước, yêu nghề và đặc biệt quan tâm đến đời sổng của đồng nghiệp) được tái đắc cử chức Hội trưởng nhiều khóa nhất thì chức vụ Hội trưởng Hội ái hữu tương tế từng có các vị: Ông Bầu Cung (tức Trần Khiêm Cung - cha chồng NSND Năm Đồ), Trần Viết Long (bầu Long, chồng NS Kim Chung), Diệp Nam Thắng (ông Bầu Xuân), NS Thành Được,... mỗi người đảm trách trung bình một nhiệm kỳ (một năm).
Khi đất nước thống nhất, tất cả các Hội đoàn đều giải tán. Khi Hội Sân khấu TPHCM được thành lập thì vẫn duy trì công việc giúp đỡ nghệ sĩ, cho tới năm 1986 Hội Sân khấu TP chính thức thành lập Ban ái Hữu nghệ sĩ, thừa hưởng trụ sở Hội AHTT, chùa Nghệ sĩ và nghĩa trang nghệ sĩ...
Kim Thơ thực hiện
ngocanh - cailuongvietnam (Theo Báo sân khấu )