Bài vọng cổ - mà tiền thân là “Dạ cổ hoài lang” - cũng lắm thăng trầm từ khi nó được các nghệ nhân tài tử chỉnh lý lại. Từ vọng cổ nhịp 8 qua vọng cổ nhịp 16 là một khai phá mới, độc đáo, nó làm cho bài “Dạ cổ hoài lang” xưa trở nên mượt mà hơn. Rồi từ vọng cổ nhịp 16 qua vọng cổ nhịp 32, từ vọng cổ 20 câu đến vọng cổ 6 câu là đỉnh cao của sự biến thiên, chỉnh lý và hoàn thiện bài “dạ cổ hoài lang”.
Nhưng cũng tiếc thay, từ bài ca vọng cổ sáu câu, với “nói lối” mùi mẫn - qua ngòi bút tuyệt vời đầy lãng mạn và sáng tạo của nghệ sĩ Viễn Châu (Bảy Bá) - mà cư dân đồng bằng một thời đã say mê qua giọng ca của các Nghệ sĩ: Út Trà Ôn, Minh Cảnh, Lệ Thuỷ, Thanh Hải…từ từ chỉ còn lại bốn câu! Rồi “Tân - cổ giao duyên”, rồi vọng cổ có thêm các bài bản vắn, dài…và gần đây, các nghệ sĩ trẻ chỉ còn ca bài vọng cổ với…ba câu - thậm chí có lúc chỉ hai câu! – còn lại trong một bài vọng cổ là những bản tân nhạc, những bài bản tài tử khác được “đâm” vào, làm người nghe rất khó chịu! Đó không phải là “sáng tạo” mà là “phá vỡ” tinh túy của bài vọng cổ!. Nên dần dần bài vọng cổ xưa cũng mất đi cái tính độc lập, độc đáo và độc tôn của nó!
Nên chăng, các nhà quản lý sân khấu, các soạn giả, thầy tuồng và những nghệ sĩ còn tâm huyết với “Dạ cổ hoài lang”, với “sáu câu” vọng cổ nên có một cuộc “hội thảo” khoa học, nhằm đưa bài vọng cổ - dạ cổ hoài lang - về đúng vị trí của nó trên sân khấu cải lương và trong các buổi đờn ca tài tử!
The Following 7 Users Say Thank You to romeo For This Useful Post:
lelongho
Mình có vài điểm k đồng ý lắm với bạn:
- Nhưng cũng tiếc thay, từ bài ca vọng cổ sáu câu, với “nói lối” mùi mẫn - qua ngòi bút tuyệt vời đầy lãng mạn và sáng tạo của nghệ sĩ Viễn Châu (Bảy Bá) - mà cư dân đồng bằng một thời đã say mê qua giọng ca của các Nghệ sĩ: Út Trà Ôn, Minh Cảnh, Lệ Thuỷ, Thanh Hải…từ từ chỉ còn lại bốn câu! - Ngày nay, với sự phát triển chung của âm nhạc, và xu thế hiện đại, và gu thưởng thức của giới trẻ, khó lòng có ai, thậm chỉ cả bản thân mình - đủ kiên nhẫn ngồi nghe một bài vọng cổ 6 câu đầy đủ, vì nó quá dài. Nếu như một bài vọng cổ đầy đủ 6 câu thì chắc chắn thời lượng của nó sẽ kéo dài hơn 10p. Nếu là trong một vở tuồng thì không nói, nhưng nếu tách ra làm thành một bài hát riêng biệt, thì mình thấy rằng người ta chỉ có thể tập trung nghe một bài hát với thời lượng chừng dưới 10p, và bài vọng cổ ca bản chỉ còn 4 câu đáp ứng được điều đó (khoảng 7-9p)
- Rồi “Tân - cổ giao duyên”, rồi vọng cổ có thêm các bài bản vắn, dài…và gần đây, các nghệ sĩ trẻ chỉ còn ca bài vọng cổ với…ba câu - thậm chí có lúc chỉ hai câu! – còn lại trong một bài vọng cổ là những bản tân nhạc, những bài bản tài tử khác được “đâm” vào, làm người nghe rất khó chịu! Đó không phải là “sáng tạo” mà là “phá vỡ” tinh túy của bài vọng cổ!. Nên dần dần bài vọng cổ xưa cũng mất đi cái tính độc lập, độc đáo và độc tôn của nó! Hình thức tân cổ giao duyên là một cách thể nghiệm mới có sự kết hợp giữa tân và cổ, xưa và nay để giới trẻ ngày nay có thể dễ dàng tiếp cận hơn với thể loại nhạc truyền thống này. Bạn thử nghĩ xem, giữa một rừng âm nhạc đa sắc ngày nay, từ nhạc trẻ, dance, hip hop, nhạc nước ngoài..., liệu giới trẻ ngày nay có đủ kiên nhẫn và tập trung để nghe một bài vọng cổ đầy đủ 6 câu, thuần túy là vọng cổ không có một giai điệu nào khác xen vào? Trừ một số ít bài hát tân cổ giao duyên mà đưa phần tân nhạc quá hiện đại vào thì nghe hơi chỏi tai, hầu hết những bài hát Tân cổ giao duyên đều có sự chọn lựa kĩ càng tư phần tân nhạc - đa số là nhạc quê hương, nhạc trữ tình, mà giai điêu của nó cũng êm đềm, mượt mà. Hơn nữa, những bài ca cổ được xem thêm những bài bản khác như hò, lý, bản vắn, ba nam sáu bắc sẽ làm cho bài vọng cổ thêm đa sắc, thu hút. Thực sự nếu có dịp trình diễn, bản thân mình cũng sẽ chọn những bài ca cổ có xen thêm các bài bản khác hay phần tân nhạc, sẽ thu hút khán giả hơn rất nhiều nếu hát một bài vọng cổ thuần túy dài sáu câu và nhìn khản giả ngáp vắn ngáp dài bên dưới
- Chút ý kiến riêng tranh luận, chủ topic đừng chém mình nha
The Following 3 Users Say Thank You to lelongho For This Useful Post:
lelongho
Mình có vài điểm k đồng ý lắm với bạn:
- Nhưng cũng tiếc thay, từ bài ca vọng cổ sáu câu, với “nói lối” mùi mẫn - qua ngòi bút tuyệt vời đầy lãng mạn và sáng tạo của nghệ sĩ Viễn Châu (Bảy Bá) - mà cư dân đồng bằng một thời đã say mê qua giọng ca của các Nghệ sĩ: Út Trà Ôn, Minh Cảnh, Lệ Thuỷ, Thanh Hải…từ từ chỉ còn lại bốn câu! - Ngày nay, với sự phát triển chung của âm nhạc, và xu thế hiện đại, và gu thưởng thức của giới trẻ, khó lòng có ai, thậm chỉ cả bản thân mình - đủ kiên nhẫn ngồi nghe một bài vọng cổ 6 câu đầy đủ, vì nó quá dài. Nếu như một bài vọng cổ đầy đủ 6 câu thì chắc chắn thời lượng của nó sẽ kéo dài hơn 10p. Nếu là trong một vở tuồng thì không nói, nhưng nếu tách ra làm thành một bài hát riêng biệt, thì mình thấy rằng người ta chỉ có thể tập trung nghe một bài hát với thời lượng chừng dưới 10p, và bài vọng cổ ca bản chỉ còn 4 câu đáp ứng được điều đó (khoảng 7-9p)
- Rồi “Tân - cổ giao duyên”, rồi vọng cổ có thêm các bài bản vắn, dài…và gần đây, các nghệ sĩ trẻ chỉ còn ca bài vọng cổ với…ba câu - thậm chí có lúc chỉ hai câu! – còn lại trong một bài vọng cổ là những bản tân nhạc, những bài bản tài tử khác được “đâm” vào, làm người nghe rất khó chịu! Đó không phải là “sáng tạo” mà là “phá vỡ” tinh túy của bài vọng cổ!. Nên dần dần bài vọng cổ xưa cũng mất đi cái tính độc lập, độc đáo và độc tôn của nó! Hình thức tân cổ giao duyên là một cách thể nghiệm mới có sự kết hợp giữa tân và cổ, xưa và nay để giới trẻ ngày nay có thể dễ dàng tiếp cận hơn với thể loại nhạc truyền thống này. Bạn thử nghĩ xem, giữa một rừng âm nhạc đa sắc ngày nay, từ nhạc trẻ, dance, hip hop, nhạc nước ngoài..., liệu giới trẻ ngày nay có đủ kiên nhẫn và tập trung để nghe một bài vọng cổ đầy đủ 6 câu, thuần túy là vọng cổ không có một giai điệu nào khác xen vào? Trừ một số ít bài hát tân cổ giao duyên mà đưa phần tân nhạc quá hiện đại vào thì nghe hơi chỏi tai, hầu hết những bài hát Tân cổ giao duyên đều có sự chọn lựa kĩ càng tư phần tân nhạc - đa số là nhạc quê hương, nhạc trữ tình, mà giai điêu của nó cũng êm đềm, mượt mà. Hơn nữa, những bài ca cổ được xem thêm những bài bản khác như hò, lý, bản vắn, ba nam sáu bắc sẽ làm cho bài vọng cổ thêm đa sắc, thu hút. Thực sự nếu có dịp trình diễn, bản thân mình cũng sẽ chọn những bài ca cổ có xen thêm các bài bản khác hay phần tân nhạc, sẽ thu hút khán giả hơn rất nhiều nếu hát một bài vọng cổ thuần túy dài sáu câu và nhìn khản giả ngáp vắn ngáp dài bên dưới
- Chút ý kiến riêng tranh luận, chủ topic đừng chém mình nha
The Following 3 Users Say Thank You to lelongho For This Useful Post:
10Cuong
lelongho nói cũng có lý . ngày xưa bài vọng cổ nói lói và 6 câu . nếu so với ngày xưa thì rất hay . 1 bài vọng cổ đầy ý nghĩa như bài . trái gùi bến cát vvvvvv
bi giờ thì có khác . ca tân cổ giao duyên . hoặc bài vọng cổ xen vào 1/ 2 bản vắng cũng dể nghe .
vọng cổ chỉ còn 2 câu thì quả là mất đi bản chất của vọng cổ .
The Following 2 Users Say Thank You to 10Cuong For This Useful Post:
Hồng Phượng
Có ai có bài Quán trọ về khuya hông ta ? Hồi nhỏ nghe bà chị hát hoài mà ko biết tựa, bữa hỗm đi show mới nghe mộ ông khách ca bài đó nên hỏi được cái tựa , vậy ai có cho xin với ! Triều Tôn có hông ta ?