2-xê líu cống xế xàng/ xế líu cống xế xang xư Liu. Liu liu xư xang xế líu CỐNG.
Xế líu xư xê XANG xê líu cống xế xang xê líu cống xế xư XÊ u liu oan xê oan liu U
Xế xang xư xê oan LIU
3-(xư u xư u liu oan cống Xê (liu xư) liu oan xê hò xê liu oan LIU ) xang xư xê liu cống liu XÊ . liu oan xê hò xê oan LIU liu hò LIU xế xang xư xê oan LIU xang xế cống xế
xang xang xư liu oan XÀNG.
4-xê liu cống xê XÀNG xê liu cống xê xàng hò xừ HÒ tồn hò xừ xàng xê oan liu CỐNG xê liu xừ hò XàNG xê oan liu xư U xế xang xư liu xư XÊ liu oan xừ xư liu oan XÊ oan liu xư xê(oan)liu oan xàng xư LIU.
5-(líu cống xế xang xư XÊ xàng xừ xư uliu oan xê LIU) liu hò xế xang xư XÊ xê xang xư xê liu oan xê LIU liu oan xê oan LIU xế xang xư xê oan LIU liu xư xang xế cống XẾ cống xế xang xư liu oan XÊ
6-xê xàng XÊ lìu oan xê xừ xê oan LIU xế xang xư liu oan XỪ xàng xề liu oan cống XÊ liu oan xừ xàng XÊ hò liu xư liu cống XÊ liu oan hò xừ xàng XÊ liu oan xề hò xê xàng XƯ
7-(*)cống xê xàng XỪ xê liu xê xàng xừ HÒ xê liu xê xàng xừ HÒ xừ xàng xê liu oan XÊ hò xừ xàng XÊ liu xư xang xế cống XẾ xang xế cống líu XẾ liu xế xế xang XƯ
8-xư xang XƯ liu xư xang xế cống líu XẾ líu xang xư xê xế xang xư xê LIU (xư u liu xê oan liu) liu liu cống xê xàng XỪ hò xừ xàng XÊ xê oan liu xư liu oan XÊ xàng xừ xề tồn xề HÒ .
9-(xang xư u liu oan liu XÊ u xang u liu oan liu xê oan liu) xế xang xư liu oan XÊ xế xang xư xê u liu oan xê LIU liu liu oan XÀNG xàng xê xê (#) xê liu cống xê xàng hò xừ HÒhò xừ xê XANG.
10-hò xừ xê liu XÀNG = 2 11+12 =3+4
đối chiếu với bản của NS Trọng Khanh có những Chữ đàn ở các nhịp chính không giống bạn giúp điều chỉnh và phân nhịp rõ lại dùm.Cám ơn nhiều
Thưa anh thaydat,
Em đọc thấy tiêu đề anh viết là Phụng Hoàng cải lương.
Bản Phụng Hoàng của nhạc sĩ Trọng Khanh trong diễn đàn cải lương số là Phụng Hoàng tài tử.
Ý anh muốn hỏi về Phụng Hoàng cải lương hay Phụng Hoàng tài tử ?
Lòng bản Phụng Hoàng mà anh post lên trong thread này do ai viết mà không mạch lạc, không phân nhịp rõ ràng, nếu tính theo chữ đàn in hoa thì câu nào cũng thiếu nhịp (trường canh), không tính theo chữ đàn in hoa thì em xin chịu thua, không biết đường nào mà lần.
Ngày xưa không có hệ thống truyền thông như ngày nay nên nhiều bài bản tài tử co tính cách địa phương, không thống nhất lòng bản. Những thầy đàn tài tử ngày xưa, nói xin lỗi, vì hạn chế về trình độ văn hoá, hơn nữa cổ nhạc tài tử lại không có trường lớp chính quy, cho nên từ lòng bản, mỗi thầy đàn tiết tấu có nhiều chỗ không giống nhau. Lại nữa cách viết bản đàn (dùng chữ nhạc) cũng không được thống nhất. Nhiều thầy đàn khi viết bản đàn không dùng chữ đàn căn bản trong ngũ âm mà dùng chữ đàn nhấn, chữ đàn gió, chữ đàn điếc. Ví dụ như XẢNG, TÍCH, TỊCH, TỒN, TANG v.v... đặt vào ngay nhịp trường canh.
Lấy ví dụ điển hình là bản Phụng Hoàng (tài tử), chữ đàn dứt câu 1 (và những câu trùng với câu này) đúng là chữ XÀNG (dấu huyền), mà nhiều thầy đàn (đàn kìm, ngày xưa lúc chưa có đàn guitar phìm lõm) vì đàn chữ XÀNG nhấn nhá cho mùi thành ra âm XẢNG (dấu hỏi - giống như chữ XANG cũng nhấn thành XẢNG vậy). Nhưng căn bản nó vẫn là chữ XÀNG. Khi viết bản đàn phải viết là XÀNG mới đúng. Mất thầy đàn nhấn XẢNG ôồi viết bản đàn cho học trò cũng viết XẢNG. Từ đó lưu truyền thành ra có hai dòng nhạc khác nhau. Các soạn giả (không biết đàn) đặt bài ca căn cứ vào chữ đàn nên lời ca theo căn bản thì đặt dấu huyền (XÀNG), nhưng vì không biết đàn nên đặt bài ca theo bản đàn của ông thầy đàn nhấn XẢNG thành ra lời ca đặt thành dấu sắc, hỏi, ngã.
Do đó ngày nay Phụng Hoàng tài tử, trong các câu đề cập ở trên có nơi thì đàn XÀNG với lời ca dấu huyền, có nơi đàn XẢNG với lời ca dấu sắc, hỏi, ngã. Hai dòng nhạc Phụng Hoàng tài tử vừa nói hiện nay vẫn tồn tại song song. Các anh chị thử search trên mạng tìm nghe thì sẽ nhận thấy rõ ràng như vậy.
Những bài ca xưa có rất nhiều bài bản được đặt lời ca kiểu như vậy. Ví dụ điển hình là bài ca Nam Ai Tô Huệ Chức Cẩnm Hồi Văn.
Do những lý do nêu trên mà cho tới hiện nay, nhưng bản oán tổ không thông dụng vì có quá nhiều dị bản. Cho nên ở đâu (địa phương nào) chơi theo đó cho chắc ăn. Lấy bài ca này ca theo bản đàn kia thì coi như out of order !
Từ chỗ đó, sân khấu cải lương chỉ chơi có 2 lớp của 2 bản oán. Đó là Lớp Đầu Tứ Đại Oán và Lớp Đầu Phụng Hoàng.
Lớp Đầu Tứ Đại Oán (6 câu) thì vẫn giữ đúng lòng bản gốc, nhưng theo cải lương nên thay vì đàn dây oán là dây hò nhì thì lại đàn dây hò tư là dây cải lương.
Lớp đầu Phụng Hoàng (12 câu) thì có sửa đổi không theo bản gốc, lại dùng bản nhấn chữ đàn XẢNG (dấu hỏi) cho nên dứt câu 1 (và những câu trùng với câu này) lời ca đặt dấu sắc, hỏi, ngã.
Chữ XẢNG do đàn kìm nhấn chữ XANG mà ra, đàn guitar phím lõm không nhấn như vậy được nên phải đàn chữ XỂ (mà trong bản do anh thaydat post lên viết là CỐNG).
Không có lòng bản của phụng hoàng cải lương nên khó hình dung.Rất mong bạn sắp xếp thời gian đưa nó lên để đối chiếu với lòng bản phụng hoàng tài tử của NS Trọng Khanh để dễ hình dung. Bạn Ngọc Kha có viết" Đàn Kìm bài Oán nhịp 8 trường canh hoãn điệu mà ít chữ đờn quá nghe không hay" Nguyenphuc có thể chia sẻ về ý kiến này như thế nào? có nhịp tới 14;16 Chử đàn "liu liu xứ xề liu cộng xề xề liu tồn xang xự xảng xang xề (LIU) " Hoặc " xứ cồng liu cộng xề xề tồn hò xang xự xảng xang xừ (XANG)"
Đàn Kìm bài Oán nhịp 8 trường canh hoãn điệu mà ít chữ đờn quá nghe không hay" Nguyenphuc có thể chia sẻ về ý kiến này như thế nào? có nhịp tới 14;16 Chử đàn "liu liu xứ xề liu cộng xề xề liu tồn xang xự xảng xang xề (LIU) " Hoặc " xứ cồng liu cộng xề xề tồn hò xang xự xảng xang xừ (XANG)"
Không có lòng bản của Phụng Hoàng cải lương nên khó hình dung. Rất mong bạn sắp xếp thời gian đưa nó lên để đối chiếu với lòng bản Phụng Hoàng tài tử của NS Trọng Khanh để dễ hình dung.
Hai bản Phụng Hoàng cải lương và Phụng Hoàng tài tử khác nhau nên không thể đối chiếu được.
Phụng Hoàng, câu đầu (đúng ra là nhịp đầu) vô LIU, nhưng cải lương bắt chước theo bản vọng cổ xưa thường vô XÊ (nhất là vọng cổ nhịp 16) nên cải lương cũng chế ra Phụng Hoàng vô XÊ luôn như chúng ta thường nghe. Cũng có một ít tuồng cải lương có Phụng Hoàng vô LIU, nhưng rất ít, ít lắm.
Cảm ơn Nguyenphuc. Hôm trước bạn nói là bản kí âm của nhạc sư Trọng Khanh là phụng hoàng tài tử nhưng tiêu đề là phụng hoàng cải lương mà. Bạn đưa kí âm đàn kìm thì tốt. bởi lòng bản của cây đàn kìm là gốc mà. cũng từ đây anh em sẽ nghiên cứu khi biến tấu qua cây đàn guitar (phím lõm)sẽ như thế nào? cũng có người thắc mắc anh đàn kìm sao giống đàn guitar (phím lõm) và ngược lại, Nhân đây bạn có thể chỉ ra sự khác nhau giữa đàn kìm và guita phím lõm không? bởi lẽ có một số anh em đàn cây đàn guita rồi lấy chữ đàn đó đàn cho cây đàn kìm! như vậy có được không?