Trang 1/3 1 2 3 CuốiCuối
  1. Hai Lua
    Avatar của Hai Lua
    Chống hát nhép: Nhà tổ chức biểu diễn vô can?



    PN - Việc xử phạt hành vi hát nhép theo hướng tăng nặng đã được áp dụng từ ngày 1/9 khi NĐ 75/CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa có hiệu lực.

    Theo đó, mức phạt từ ba – sáu triệu đối với hành vi “dùng băng, đĩa hoặc các phương tiện kỹ thuật âm thanh khác đã thu sẵn để thay cho giọng hát thật của người biểu diễn” (mức cũ theo NĐ 56/2006 là từ hai đến năm triệu đồng) nhưng thực tế, cho đến thời điểm này, Sở VH-TT-DL TP.HCM vẫn chưa “bắt tận tay” một vụ hát nhép nào để đưa ra xử phạt… thí điểm.

    Ông Võ Trọng Nam – Trưởng phòng Quản lý nghệ thuật, Sở VH-TT-DL TP.HCM cho rằng, việc xử phạt vẫn chưa triển khai được vì vướng nhiều khó khăn. TP.HCM quá lớn, nạn hát nhép thì xuất hiện ở nhiều lĩnh vực, nhưng lực lượng thanh kiểm tra của Sở lại rất mỏng, trong khi để tiến hành kiểm tra cần áp dụng nhiều biện pháp, trong đó có việc phải kiểm tra tại hiện trường mới phát hiện nghệ sĩ có hát nhép hay không. Cái khó nữa là hiện lực lượng thanh tra của Sở và đoàn thanh tra liên ngành 814 đang thiếu người am hiểu kỹ thuật hát nhép.


    Chống hát nhép hiệu quả: không chỉ xử lý người biểu diễn mà còn phải xử lý
    cả nhà tổ chức biểu diễn - ảnh chỉ mang tính minh họa

    Một khó khăn nữa mà các cơ quan quản lý văn hóa các địa phương “khó nói” lâu nay là việc áp dụng luật xử phạt “hát nhép” không thể “áp” được với các chương trình của đài truyền hình; dù cơ quan này biết rõ, thậm chí cả nhà đài cũng không giấu chuyện có “hát nhép” trong các chương trình, với lý do để bảo đảm chất lượng âm thanh, hình ảnh đồng bộ khi phát.

    Lâu nay đề cập đến đối tượng hát nhép, dư luận thường chỉ đích danh thủ phạm là những ca sĩ, nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu ca nhạc, sô truyền hình, nhưng thực tế, những bầu sô, đạo diễn chương trình và cả các nhạc công - những ông chủ thật sự của các sân khấu, vốn có vai trò rất lớn trong việc chống tệ nạn này lại đứng ngoài cuộc. Ai cũng biết, một ca sĩ, nghệ sĩ sẽ không thể hát nhép trên sân khấu nếu như không có sự làm ngơ, giúp sức, thậm chí chỉ đạo từ nhà tổ chức. Đó là lý do vì sao việc chống hát nhép thời gian qua rơi vào bế tắc. Ngay cả quy định về chế tài xử phạt hiện hành cũng bỏ lọt đối tượng này. Trong chuyến giám sát của đoàn đại biểu của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội về thực trạng hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp tại TP.HCM vừa qua, Sở VH-TT-DL TP cũng đã chỉ ra “lỗ hổng” chế tài xử phạt theo NĐ 75 chỉ mới phạt người biểu diễn chứ chưa phạt nhà tổ chức.

    Cao Hoài An
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 2 Users Say Thank You to Hai Lua For This Useful Post:


  3. Hai Lua
    Avatar của Hai Lua
    Khi cải lương cũng hát nhép…

    (TT&VH) - Giới ca sĩ xưa nay vẫn bị phàn nàn có quá nhiều… “nhép sĩ” tuy nhiên nói về sự đa dạng của “công nghệ nhép” thì chắc chắn phải thuộc về sân khấu cải lương (SKCL). Có thể nói chính việc hát nhép tràn lan là một trong những nguyên nhân khiến SKCL ngày càng tuột dốc.

    Từ truyền hình trực tiếp đến live show, sân khấu tổng hợp và kể cả... nguyên tuồng cải lương, ở đâu cũng có thể bắt gặp hát nhép.

    Nhép đủ thành phần, nhép đủ kiểu

    Đứng đầu “bảng phong thần... nhép” phải kể đến chương trình Vầng trăng cổ nhạc (VTCN), đã 10 năm tuổi, được trực tiếp hàng tháng trên HTV9 của Đài Truyền hình TP.HCM (HTV).

    Có một thời gian VTCN hứng chịu không ít búa rìu dư luận vì dung dưỡng chuyện hát nhép. Trước sự phàn nàn của khán giả (và cũng để “chịu phép” quy định “Cấm dùng giọng hát thu trong băng, đĩa để thay cho giọng hát thật của người biểu diễn” - nói nôm na là “cấm hát nhép” - từ Nghị định 103 của Thủ tướng Chính phủ, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2010), nhạc sĩ Kiều Tấn, Trưởng ban Văn nghệ HTV, đã hứa hẹn từ số 112 (trực tiếp vào ngày 24/3/2010), VTCN sẽ cố gắng nói không với hát nhép. Sau khi công khai quan điểm, tình trạng nhép trên VTCN giảm hẳn, chương trình đã dần lấy lại được cảm tình của người hâm mộ.


    NSƯT Thanh Sang (phải) trong trích đoạn Tiếng trống Mê Linh,
    mặc dù đã tuổi cao sức yếu nhưng luôn hát thật


    Sân khấu sàn diễn càng là mảnh đất màu mỡ để hát nhép phát triển thành... công nghệ tinh vi. Thành phần tham gia đội ngũ “nhép sĩ” này rất phong phú, từ danh ca hàng đầu, tài danh sân khấu, nghệ sĩ ưu tú, ngôi sao nổi tiếng đến tài năng trẻ, “chuông vàng vọng cổ”, mới vào nghề hay có thâm niên, tiếng tăm lừng lẫy hay chẳng ai biết tên... Nếu trước đây chỉ nhép bài nhạc hoặc câu lên vọng cổ là đã... quá lắm rồi thì bây giờ là... không còn giới hạn khi người ta có thể nhép toàn diện cả ca lẫn thoại trọn vẹn bài ca cổ hoặc cả trích đoạn cải lương (điều tưởng như không thể).


    Mật độ nhép cao nhất là ở các chương trình tổng hợp. Trong “mini show” của mình, một nghệ sĩ trẻ ở độ tuổi đôi mươi, được đánh giá là một gương mặt có triển vọng thành “sao”, đã gây thất vọng lớn khi nhép đến quá nửa chương trình. Mặc dù mới ra đời vài tháng nay nhưng chương trình Dạ khúc tri âm được tổ chức hàng tháng tại rạp Công nhân cũng vướng không ít điều tiếng vì nhép. Phải chăng vì đây là chương trình phục vụ miễn phí nên khán giả được cho coi gì thì coi, không có quyền phàn nàn?... Ngay cả trong chương trình mừng giỗ Tổ ngành sân khấu, vốn có vị trí trang trọng, thiêng liêng trong lòng người nghệ sĩ, nhưng Tổ cũng không thể buộc mọi người, trong đó có những nghệ sĩ được Tổ đãi rất hậu hĩ, phải hát thật...

    Khi “chuông vàng” nhép

    Đài Truyền hình thường đưa ra lý do “bảo đảm chất lượng âm thanh” giải thích cho việc hát nhép, tuy nhiên chất lượng âm thanh các chương trình của đài có tệ đến mức phải nhép không?

    Điển hình là chung kết cuộc thi Chuông vàng vọng cổ 2010 diễn ra tại Nhà hát Truyền hình HTV vào cuối tháng 9 vừa qua. Là cuộc thi tìm kiếm người thể hiện bài vọng cổ hay, dĩ nhiên các thí sinh phải hát thật. Dù có mặt ở Nhà hát truyền hình hay theo dõi qua truyền hình trực tiếp đều thấy rõ chất lượng âm thanh trong các đêm thi rất tốt, hỗ trợ nhiều cho chất giọng thí sinh.

    Thế nhưng đến đêm gala Kỷ niệm 5 năm Chuông vàng vọng cổ thì cũng tại sân khấu đó, hệ thống âm thanh đó, những gương mặt đã được vinh danh 2 ngày trước (và cả những “chuông” của các năm trước) lại hát nhép. Dễ dàng nhận ra sự vụng về của những “nghệ sĩ miệt vườn” vốn không quen nhép nên đều nhép không khớp miệng.

    Thách thức dư luận

    Trước Nghị định 103, đã lần lượt có Quyết định 47 (2004) của Bộ Văn hóa - Thông tin, rồi Nghị định 11 (2006) của Thủ tướng Chính phủ đều thể hiện tinh thần cấm hát nhép. Tuy nhiên, cấm thì cứ cấm mà nhép vẫn cứ... nhép, nhất là việc chế tài là không dễ khi đến nay vẫn chưa có trường hợp hát nhép nào bị xử lý. Tình trạng nhép cũng không vì những quy định trên mà có dấu hiệu suy giảm thậm chí còn có xu hướng thách thức dư luận.

    Thời gian gần đây, chủ đề “chống hát nhép” trên các diễn đàn cải lương như www.cailuong.org.vn , www.cailuongvietnam.com... đang nóng lên trước tình trạng hát nhép ngày càng lộ liễu, công khai. Mặc dù chỉ là một bài viết trên blog cá nhân nhưng những quan niệm về nghề của một biên tập viên truyền hình, một tác giả cải lương, đã làm nhiều người bức xúc. Cô cho rằng hát nhép chỉ đáng lên án khi “diễn như con rối, nhép sai lời, đưa micro lên trễ...”, còn nhép mà “diễn y như thật”, không để lại “hạt sạn” nào thì vẫn là lao động nghệ thuật chân chính mà còn là lao động những 2 lần (trong phòng thu và trên sân khấu, chứ không chỉ ra sân khấu ca một lần rồi thôi) (?). (Chả trách đơn vị nơi biên tập viên này công tác thường xuyên bị phàn nàn về chuyện hát nhép!).

    Trên diễn đàn của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, những lời bày tỏ chân thành như thế này là không hiếm: “Xin hỏi, các nghệ sĩ có cần khán giả không? Nếu cần thì: Hãy là chính mình, sức tới đâu thì ca diễn hết mình tới đó. Hãy là “nghệ sĩ” chứ đừng là “nhép sĩ”... Nếu các bạn lừa gạt, tôi khẳng định hát nhép là lừa gạt, thì dù có ngu dốt đến cỡ nào chúng tôi cũng không để bị lừa đến lần thứ hai, sẽ vĩnh viễn không hẹn ngày tái ngộ. Tôi thà đóng cửa ở nhà chứ không thể chấp nhận cái trường phái gọi là Nhép nghệ thuật...” (nick Tiffany Nguyen).

    Nếu nghệ sĩ, những người làm nghề vẫn “ngó lơ” những bức xúc của khán giả thì nguy cơ bị “tẩy chay” sẽ là không thể tránh khỏi.

    NSƯT Hồng Dung, Phó Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM: Đừng nói đến chuyện “nhép”... chân chính.


    “Khi thực hiện dưới góc độ sân khấu, dù là sân khấu truyền hình như VTCN đi nữa thì cũng không cho phép nhép. Trên sân khấu, cái khán giả cần xem là năng lực của người diễn viên, những giọt mồ hôi người nghệ sĩ đổ ra trên sân khấu và họ yêu những giọt mồ hôi đó, họ thấm cái mệt cùng người nghệ sĩ, thương sức lao động mà người nghệ sĩ bỏ ra để làm nên một nhân vật hay. Những cái đó chắc chắn không thể đến từ hát nhép.


    Khán giả có thể bỏ qua việc nghệ sĩ ca rớt nhịp, lên câu vọng cổ sét, hơi ca run... nhưng không bao giờ chấp nhận chuyện hát nhép. Nhép trên sân khấu là đã không được phép rồi chứ đừng nói đến chuyện nhép... chân chính. Người nghệ sĩ trước hết cần thể hiện lòng tự trọng đối với nghề nghiệp và sự tôn trọng đối với khán giả, vậy thì đừng nhép!...”.


    NSƯT Lệ Thủy: Tôi thấy hát thiệt “khỏe hơn” hát nhép nhiều.



    “Nghệ sĩ còn trẻ nên hát thiệt. Có hát nhiều thì giọng mới ngày càng điêu luyện, chững chạc hơn. Chất giọng là thiên phú nhưng phải trau dồi, rèn luyện thì mới bật lên và giữ được chất giọng lâu bền. Cũng có những nghệ sĩ giọng ca không xuất sắc lắm nhưng biết đào sâu, tìm tòi kỹ thuật ca, luyện tập nhiều mà trở nên điêu luyện trong cách ca, gây ấn tượng được với khán giả.


    Còn nếu làm biếng, không chịu rèn luyện mà ỷ vào hát nhép thì không thể tiến bộ và đánh mất sự tự tin khi biểu diễn. Mà tôi thấy hát thiệt khỏe hơn hát nhép nhiều vậy tại sao lại không hát thiệt? Hát thiệt được thoải mái thi thố giọng ca của mình nên khỏe lắm. Còn nhép thì vừa phải canh nhạc, rồi canh sao cho khớp miệng, lại nơm nớp sợ bị phát hiện, áy náy đủ thứ, mệt lắm”.

    Ý kiến của khán giả Anh Ngân, luật sư: Không còn mối quan hệ nghệ sĩ - khách tri âm nữa.


    “Là một khán giả có “thâm niên” coi cải lương gần bằng số tuổi thật của mình, không thể chấp nhận việc hát nhép vì:


    Nhạc cải lương là một loại âm nhạc giàu cảm xúc và tinh tế đến từng cung bậc nhỏ nhất: cùng một bài hát, cùng một phong cách xử lý, và thậm chí là cùng một giọng ca, nhưng ở mỗi lần biểu diễn đều có điểm khác nhau. Chính cái khác nhau đó tạo nên sự thích thú cho người thưởng thức. Hát nhép giết chết cảm xúc người biểu diễn trong câu ca thu sẵn và giết chết cảm xúc người nghe bởi muôn lần như một, họ chỉ nghe một thứ nhạc rập khuôn.


    Một nghệ sĩ hát hay là người bao giờ cũng cố gắng hát lần sau hay hơn lần trước. Nếu chỉ thu âm một lần và mang đi biểu diễn khắp nơi, liệu nghệ sĩ có còn ý thức phải rèn ca hay, giữ giọng đẹp, nâng cao khả năng xử lý âm nhạc tinh tế nữa không? Hay tất cả đã có phòng thu lo liệu? Những NS đi vào lòng công chúng bởi giọng ca tuyệt kĩ xưa nay đều được trui rèn qua những lần biểu diễn sống - hay có, dở có, nhưng tất cả đều giúp ích cho việc rèn nghề của họ.


    Hát nhép bị cấm, thế là nghệ sĩ cố gắng “diễn như thật” để khán giả tin rằng họ đang hát thật. Về bản chất, họ đang bằng mọi cách để lừa người xem tin vào điều không có thật. Như vậy, bao nhiêu người thích bị lừa và sự giả dối có đáng bị lên án hay không? Một khi nghệ sĩ cố gắng lừa dối khán giả, khán giả cố gắng vạch trần sự lừa dối, thì giữa họ không còn mối quan hệ nghệ sĩ - khách tri âm nữa. Cái đẹp của nghệ thuật vì vậy cũng chẳng còn”.

    Ninh Lộc
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Hai Lua For This Useful Post:


  5. romeo
    Avatar của romeo
    Chuyện này nói hoài nói mãi cũng không thể nào cải thiện được, nó trở thành bệnh rồi thầy Hai ơi!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. Hai Lua
    Avatar của Hai Lua
    Kỳ Off này nếu ai hát nhép mình có cho không ta?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  7. The Following 2 Users Say Thank You to Hai Lua For This Useful Post:


  8. trieuton
    Avatar của trieuton
    Rõ chán, dẹp nó qua một bên cho yên vui nhà cửa.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  9. The Following User Says Thank You to trieuton For This Useful Post:


  10. Koala
    Avatar của Koala
    Không, không, và không
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  11. The Following User Says Thank You to Koala For This Useful Post:


  12. Hồng Phượng
    Avatar của Hồng Phượng
    Không không không nhất định là không bao giờ cho ai nhép đâu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  13. The Following User Says Thank You to Hồng Phượng For This Useful Post:


  14. 10Cuong
    Avatar của 10Cuong
    ai thấy nhột thì nhảy vào đính chính đi kìa
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  15. The Following User Says Thank You to 10Cuong For This Useful Post:


  16. Scarlet
    Avatar của Scarlet
    Hát nhép cũng là cả một nghệ thuật đó tía
    Kon thấy hát nhép khó hơn hát thiệt đó chứ !
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  17. Scarlet
    Avatar của Scarlet
    Con cũng muốn thử hát nhép 1 lần coi thế nào đó tía
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

Trang 1/3 1 2 3 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL