NSƯT Mỹ Châu: Ly Hương Hoài Niệm
Giờ này 11h đêm ngày 21 tháng 2 năm 2011. Sau những ngày tháng ở Việt Nam thăm gia đình và đặc biệt thực hiện tất cả tâm huyết để đáp lại, tri ân lại khán giả thân thương qua hàng loạt chủ đề ca cổ (Nỗi Nhớ), cải lương (Sân Khấu Về Khuya), loạt audio tri âm...nhận được rất nhiều lời khen ngợi, yêu thương của khán giả...Hôm nay NS Mỹ Châu và chồng là NS Đức Minh lại quay về Mỹ...Cảm giác một cái gì đó lạ lẫm của lần chia tay này. Mong sao đó chỉ là nhất thời, rồi Cô sẽ lại quay về...
Ly hương hòai niệm:
Hơn nửa triệu trong tổng số hơn 3 triệu người VN xa xứ đã nhộn nhịp hồi hương đón tết Tân Mão là minh chứng hùng hồn cho cụm từ “Chim Việt Cành Nam”, “Chi xa rừng thương cây nhớ cội”,…Đó chính là tình yêu quê hương thiêng liêng, tình yêu bản sắc của một dân tộc đã được chắc lọc, thành tựu tự muôn đời của giống nòi Lạc Hồng.
Ít, thậm chí chẳng hề nghe ai đó nói rằng “Tôi về thăm đất nước bởi nghe một làn điệu Pop, Rock…” mà lại lắng đầy tai muôn ngàn câu nói của những con người làm thân viễn xứ tha thiết, tìm nghe một câu vọng cổ, nghe một câu hò, một điệu lý chuyển tải hình ảnh đồng lúa, con đê, lũy tre, dòng sông, con đò, cây đa, đình làng,…
Đó là lẽ thường, sự niếm trãi của kẻ lưu lạc, không lọai trừ người mang nghiệp cầm ca. Một tài danh xa đất nước, sân khấu tổn thất thế nào! Người mộ điệu thiếu vắng dường bao! Người cầm bút cho dù mang chức danh nhà báo, sọan giả, tác giả,…dễ có mối đồng cảm tri âm, thậm chí là fan hâm mộ của nhiều tài năng tuyệt tác.
Trường hợp NSUT Mỹ Châu, kể từ 1995, cô đã dừng lại ở sàn diễn sân khấu; thời gian sau lại thay chốn định cư cách biệt hơn nửa vòng trái đất khiến người đồng hương - tác giả Diệp Vàm Cỏ -trang trải tâm sự trên trang giấy, thay lời muốn nói qua lớp vọng cổ ''''Tri âm cảm khúc'''' gởi về miền nhớ, phương xa. Nhận món quà, người nghệ sĩ bồi hồi xúc động. Cô chuyển bài ca văn học thành tiếng hát gởi tặng tác giả tri âm. Chữ “tặng'''' thực đúng nghĩa cho cả hai phía; người sáng tác không mang tác quyền, người thể hiện chẳng nghĩ đến món thù lao bạc triệu. Bá Nha - Tử Kỳ là đây, có khác gì? Đẹp qúa đi thôi, mối tri âm – tri kỷ!
Được lời như mở tấm lòng, một chuỗi tác phẩm đậm đầy tâm huyết được tạo tác theo chủ đề Thay lời muốn nói (tôi mạo muội nghĩ thế- HQ) như: Tri âm biệt khúc 2, Tri âm dạ khúc, Tri âm cửu khúc, Tri âm viễn khúc, Tri âm nguyện khúc, Tri âm niệm khúc,Tri âm mộng khúc, Tri âm đoản khúc.
Quả là có nhiều điều muốn nói từ hai phía: người ra đi và những người ở lại. Xin nói lời thán phục tảc giả, một chủ đề mà sáng tạo nhiều dạ khúc, hiển thị sự am hiểu sâu xa nghệ thuật bản sắc song hành cùng tình yêu mê đàm dành cho nghiệp Tổ mới dạt dào cảm hứng, mượn bút pháp để tuôn chảy suối nguồn thành tuyệt tác riêng mình. Viễn khúc là nỗi ray rức những nhớ thương dài mãi không vơi của kẻ tha hương. Biệt khúc 2, là lời giả biệt đớn đau qua mấy câu Phụng hoàng, Trường tương tư, Chiêu quân, Vọng cổ. Những ca từ qua các giai đau ưu oán trĩu sáu được Mỹ Châu thâm nhập đắt giá tầm cỡ liên thành. Cửu khúc là nỗi ám ảnh của ly biệt hóa thành lòng mơ ước gặp lại khách tri âm khán giả thân thương qua mấy câu Vọng cổ và lớp Dựng; Văn thiên Tường lớp Dựng, nhạc trở hơi như sự tiếc nuối, hồi tâm, phản tỉnh, rất hợp với nội dung (mơ trở về gặp lại công chúng mến mộ). Lớp dựng rất tuyệt nhờ cách đưa hơi, trở hơi dìu dặt của người thể hiện. Phần vọng cổ, hai câu 5 và 6, hai song lang xề nhịp 32 với ca từ ''''mộng... lành'''', ''''ngọt ... ngào” đều âm trắc (tâm sự) vừa như... lừa mị thính giác người nghe (tưởng chưa đến nhịp, dè đâu giật mình vì tiếng gỏ song lang)!
Miên man nỗi buồn nghiệp nghệ, đương sự nhớ lại cội nguồn khai sáng cải lương
(Nguyện khúc và Niệm khúc); người theo nghề và công chúng sắt son phụng sự và bồi đắp, đưa đến mấy thời hoàng kim; và nhiều đứa con Tổ nghiệp rực rở đỉnh vinh quang qua những vai diễn chói chang hào quang bất tử. Hoài niệm quá sâu đưa con người vào giấc chiêm bao (
Mộng khúc); vẳng nghe tiếng gọi từ quê hương đất mẹ với những trìu mến âu lo thấp thỏm về cội nguồn có được nhớ nhung? Và tình người, tình đời nơi đất khách, và cả nghề nghiệp? Thể hiện Nặng tình xưa hỗ trợ bài Vọng cổ là đáp án đắt địa cho ta biết sự bất biến của người xa quê đối với cội nguồn, khán giả ân nhân.
Nặng tình xưa tuy cao giá, nhưng mường tượng như một ý nghĩ; nếu nói rằng không quên gốc rễ, nghề Tổ thì có thể ai đó chưa đủ tin. Thế nên, Dạ khúc rồi Đoản khúc là trường đoạn tâm sự kẻ nhớ nghệ, nhớ công chúng, nhớ những đồng nghiệp, bạn diễn đến quay quắt. Bản Hướng mã hồi thành (giục ngựa trở về thành) đã cụ thể hóa bằng hành động hồi hương. Người nghệ sĩ chân chính nói sao (Nặng tình xưa) là làm vậy (quay trở về). Mỹ Châu đoản khúc, câu vọng cổ 1 ca đã rất tốt. Thế mà qua câu 5, cô vũ lộng ca từ đua tốc độ với chữ đàn, chiến thắng sát thủ song lang xề nhịp 32 giòn giả.
Con dao để lâu không sử dụng có thể bị sét, mờ. Còn cô, phong độ vẫn như thời đỉnh cao, làn giọng và kỷ thuật ca lại càng già giặn, cảm xúc dạt dào, độ thẩm thấu nhanh, bền. Cũng chẳng lạ gì, khi người ta tận tâm tận lực đầu tư vào niềm đam mê, thành quả tất nhiên bội thu khi gặt hái thu hoạch.
ngocanh-cailuongvietnam
(Theo Hồ Quang - BSK)