1. mylehang
    Avatar của mylehang
    Nhạc sĩ Phạm Đình Chương (PĐC) xuất thân từ một gia đình có thể nói là “royal family” của tân nhạc VN.
    Thân phụ của ông là cụ Phạm Đình Phụng. Người vợ đầu của cụ sinh được 2 người con trai: Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm.

    Phạm Đình Sỹ là một công chức, thỉnh thoảng lên sân khấu để đóng kịch tài tử cho vui nhưng vợ của ông là một nữ kịch sĩ tài hoa chuyên nghiệp: bà Kiều Hạnh. Bà còn nổi tiếng qua một tác phẩm khác của bà: nhóm Tuổi Xanh, từng đào tạo nhiều ca sĩ thiếu nhi thành những ca sĩ chuyên nghiệp cho miền Nam. Con của ông bà là ca sĩ Mai Hương hiện sống tại Mỹ.

    Phạm Đình Viêm chính là ca sĩ Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long, một ban nhạc khởi sự hoạt động từ thời kháng chiến chống Pháp ở Liên Khu IV ngoài Bắc. Tháng 6 năm 1951, ban hợp ca Thăng Long đến với “nắng đẹp miền Nam” và kể từ đó họ làm mưa làm gió trên sân khấu văn nghệ miền Nam qua lối trình diễn có một không hai của họ.

    Hoài Trung có tài bắt chước tiếng cầm thú. Khi nghe ban hợp ca Thăng Long trình bày những bài hát như “Ngựa Phi Đường Xa”, (Lê Yên), “Sáng Rừng” (Phạm Đình Chương), nếu thỉnh thoảng bạn nghe tiếng ngựa hí, chim kêu thì đó là “tiếng kêu” của Hoài Trung dấy.
    Dòng vợ sau của cụ Phạm Đình Phụng có 3 người con: trưởng nữ là Phạm thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy, người con gái út là Phạm thị Băng Thanh, tức ca sĩ Thái Thanh một thời là vợ của đệ nhất nam minh tinh điện ảnh Lê Quỳnh (cha của ca sĩ Ý Lan, Quỳnh Hương). Còn người con trai giữa chính là nhạc sĩ Phạm Đình Chương.

    PĐC còn là ca sĩ Hoài Bắc, linh hồn của ban hợp ca Thăng Long. Những thành viên khác của ban hợp ca như: NS Phạm Duy, Thái Hằng, Thái Thanh, Hoài Trung, Khánh Ngọc (vợ PĐC) có thể vắng mặt hẳn hoặc thay thế nhưng ca sĩ Hoài Bắc thì không thể thay thế được.

    PĐC sinh năm 1929 (có tài liệu ghi năm 1930). Ông được nhiều người chỉ dẫn nhạc lý nhưng phần lớn vẫn là tự học. Ngoài tài ca hát, PĐC còn được xem là một nhạc sĩ tài ba đồng thế hệ với Phạm Duy, Hoàng Trọng, Hoàng Thi Thơ, Văn Phụng, Ngọc Bích, Nguyễn Hiền v.v…

    Như bao nhiêu chàng trai yêu nước khác, ông theo kháng chiến chống Pháp ngay từ lúc ban đầu. Bốn anh em Phạm Đình Viêm, Phạm thị Quang Thái, Phạm Đình Chương và Phạm thị Băng Thanh đều gia nhập ban văn nghệ Quân đội ở Liên Khu IV.

    PĐC bắt đầu sáng tác trong thời gian theo kháng chiến. Lúc ấy ông chỉ mới 18 tuổi. Những bài ca ra đời trong giai đoạn này là loại nhạc hùng tráng như “Ra Đi Khi Trời Vừa Sáng”, “Hò Leo Núi”, v.v….

    Khi thấy Việt Minh bắt đầu lộ bộ mặt CS, ông “dinh tê” về thành rồi theo anh em vào Nam giữa 1951. Những sáng tác của ông trong giai đoạn này là những bài mang âm hưởng dân ca miền Bắc ca tụng cái đẹp của thôn quê như “Khúc Giao Duyên”, “Thằng Cuội”, “Được Mùa”, “Tiếng Dân Chài” như muốn nói lên tâm trạng hoài cố quận của mình.

    Cuối thập niên 50, qua ban hợp ca Thăng Long, giới yêu nhạc miền Nam được biết và yêu thích những sáng tác của ông như ”Xóm Đêm”, “Đợi Chờ”, “Ly Rượu Mừng”, “Đón Xuân”, v.v…

    Sau khi cuộc hôn nhân với ca sĩ Khánh Ngọc tan vỡ, ông bắt đầu sáng tác tình ca. Ông đem tâm trạng đau thương vào những bài nhạc tình da diết, đau nhức, buốt giá tâm can như “Đêm Cuối Cùng”, “Thuở Ban Đầu”.

    Nhạc tình của ông là những tình khúc tuyệt vời dù không là những bài ca hạnh phúc. Nhiều nhạc sĩ sáng tác để nói về “tình” nhưng PĐC để “tình” nói hộ trong những tình khúc đau thương của mình.


    “Đêm nay đêm cuối cùng gần nhau.
    Lệ buồn rưng rưng, lời hát thương đau.
    Nhịp bước bâng khuâng ngoài phố lạnh.
    Giọt sầu rơi rớt hồn phiêu linh.
    Nắm tay không rời
    Cố hé run run môi cười.
    Lúc chia tay bên trời tiếc thương.
    Em ơi đêm cuối cùng gần nhau.
    Hẹn rằng một ngày mai nối mộng ban đầu.
    Em ơi đừng khóc sầu chia ly.
    Vì lệ tuôn rơi làm héo xuân thì.
    Dù đêm sâu như hồn chúng mình
    Dù quan san cách trở mong manh.
    Hãy tin một niềm
    Nỗi nhớ nhung xưa ven tuyền.
    Sẽ cho ngày về thắm duyên.
    Em ơi đêm cuối cùng gần nhau.
    Sợ rằng một ngày mai giấc mộng không thành"


    (Đêm Cuối Cùng)

    Phải nói là ông có biệt tài phổ thơ thành nhạc. Ngoài bài “Mộng Dưới Hoa” nói trên, ông đã đưa nét nhạc bi thiết vào những bài thơ như “Màu Kỷ Niệm” (thơ Nguyên Sa), “Nửa Hồn Thương Đau” (thơ Thanh Tâm Tuyền), “Người Đi Qua Đời Tôi” (thơ Trần Dạ Từ), “Đôi Mắt Người Sơn Tây” (thơ Quang Dũng), “Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội” (thơ Hoàng Anh Tuấn), “Đêm Màu Hồng” (thơ Thanh Tâm Tuyền), để trở thành những tình khúc bất tử.

    Đây là những bài hát có nhiều chuyển cung rất hay lạ và Thái Thanh đã làm cho khách phòng trà phải nín thở mỗi khi nghe cô hát. Thuở ấy, Thái Thanh và ban hợp ca Thăng Long thường trình diễn tại phòng trà “Đêm Màu Hồng” (tên bài thơ của TTT) ở đường Nguyễn Huệ, Saigon. Ca sĩ Hoài Bắc thỉnh thoảng vẫn đơn ca tại đây.

    Ông có giọng trầm và dội, nhừa nhựa như phảng phất men rượu và khói thuốc nên càng thêm gợi cảm. Nếu bạn có dịp nghe ông hát trong một quán rượu về khuya, tay cầm ly rượu và điếu thuốc nghi ngút khói, hát một mình bằng một giọng hát ngỡ như khét lẹt vì khói thuốc nhưng lại được dập tắt bởi rượu và ngoài kia tiếng súng xa vọng về, lúc đó bạn mới cảm được cái hay độc đáo của giọng hát Hoài Bắc.

    Tuy thế, khán giả vẫn thích nghe ông hát chung với ban hợp ca Thăng Long hay song ca với Hoài Trung hơn, nhất là bài ”Hàm Xôi Phá Xa” dí dỏm:

    “Ối lạc rang
    Mới mua nóng giòn
    ...
    ...
    ...
    Lạc rang... lạc rang
    Ai mua lạc rang
    Nóng ngon thêm giòn"


    Có lẽ đóng góp lớn nhất của ông cho nền tân nhạc Việt Nam là trường ca “Hội Trùng Dương” sáng tác trong thập niên 60 gồm ba ca khúc “Tiếng Sông Hồng”, “Tiếng Sông Hương” và “Tiếng Sông Cửu Long”.

    Ta có thể kể hàng trăm bài hát ngợi ca tình yêu quê hương, thương mến đất nước trong gia tài nhạc Việt nhưng không gì hùng vĩ, hoành tráng và ý nghĩa bằng trường ca “Hòn Vọng Phu” của Lê Thương, “Con Đường Cái Quan” của Phạm Duy và “Hội Trùng Dương” của Phạm Đình Chương.

    Ông mất năm 1993 tại California, Mỹ. Sự ra đi của nhạc sĩ Phạm Đình Chương là một mất mát lớn cho nền âm nhạc Việt Nam.
    ...

    Con tằm đã nhả tơ cho đến sợi tơ cuối cùng. Và... những sợi tơ ấy giờ vẫn còn sáng ngời lắm, rực rỡ lắm, lấp lánh lắm.

    Thắp nén hương lòng này kính dâng hương hồn nhạc sĩ

    (SUU TAM)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 2 Users Say Thank You to mylehang For This Useful Post:


  3. Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Winnie the Pooh For This Useful Post:


  5. mylehang
    Avatar của mylehang
    Cám ơn POOH. Bài này nhiều tâm trạng.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. Winnie the Pooh
    Avatar của Winnie the Pooh
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  7. The Following User Says Thank You to Winnie the Pooh For This Useful Post:


  8. mylehang
    Avatar của mylehang

    Ãnh của Nhạc sĩ Phạm Đình Chương


    Ban hợp ca Thăng Long


    Phạm Dình Chương và Thái thanh
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

ANH EM CHANNEL