Nguyên văn bởi
Giang Tiên
Chị Tiên của em ơi,
Tuy Hò và Liu bấm cùng một nấc phím trên cần đàn nhưng thật ra có khác đó chị à. Vì khi viết bản đờn là phải hiểu về qui luật
thang âm, nếu không người chưa biết mà nhìn theo bản đờn dễ bị đờn sai cung bậc âm điệu, và người đặt lời ca càng dễ đặt sai thanh (âm) làm cho ca không được hoặc đâm hơi.
Ngày xưa, các nhạc công (bao gồm nhạc sư nhạc sĩ) trình độ văn hoá khiêm nhường, học đờn theo lối chỉ ngón, không rành nhạc lý, không hiểu thang âm nên khi viết bản đờn lộn xộn không phân biệt sao là hò sao là liu, sao là xừ sao là ú, báo hại người "soạn giả" đặt lời ca cũng bị sai làm người ca trẹo bảng họng.
Tóm lại muốn là một "nhạc sư" phải thông suốt nhạc lý, nhạc sử và nhạc pháp. Biết đờn đủ bài bản chưa hẳn là nhạc sư vì không thông nhạc lý, không phân biệt thang âm và âm vực.
Lấy thí dụ khác nhau giữa Hò và Liu như câu đầu Nam Ai dứt HÒ, nếu viết lời ca không dấu (LIU) thì thử hỏi đúng hay sai, hoặc câu 8 Nam Ai dứt LIU mà viết lời ca dấu huyền (HÒ) thì thử hỏi đúng hay sai.
Thí dụ khác, vô đầu bản Phú Lục là chữ U, nếu viết lời ca có dấu huyền (XỪ) thì thử hỏi đúng hay sai, hoặc vô đầu bản Tú Anh là chữ XỪ mà viết lời ca không dấu (U) thử hỏi đúng hay sai.
Cho nên nếu nói Hò và Liu cũng như nhau, Xừ và U cũng như nhau là chỉ hiểu rằng ngón tay cùng bấm một chỗ trên cần đàn mà thôi, không hiểu gì về thang âm cả.
Thí dụ bản Tứ Đại Oán, nhịp đầu vô Tồn là (Liu), nói là Hò = Liu rồi đặt lời ca vô nhịp đầu dấu huyền (Hò) hỏi có đúng không ?
Hoặc Lớp Dựng (Văn Thiên Tường), dứt Lớp Dựng là chữ LIU, nếu nói Liu = Hò rồi đặt lời ca dấu huyền (HÒ) hỏi đúng hay sai ?