Đọc 2 bài của 2 người bạn đã gửi lên chương trinh THAY LỜI MUỐN NÓI tháng 1/2012 này mà tôi cảm động....
Đúng là tết thì vui đấy nhưng sẽ có mãi vui được không khi mà thời gian vẫn cứ trôi, hạnh phúc lại từng ngày xa....
Tôi đã từng cười và khóc cùng chương trình nhưng chưa bao giờ nghĩ rằng một ngày nào đó mình cũng muốn chia sẻ niềm vui hay mất mát của mình với chương trình. Năm nay là một năm biến cố với gia đình tôi: bố tôi vừa mất. Nhưng không phải vì vậy mà tôi và gia đình mình ủ dột nhớ về bố mà trái lại chúng tôi luôn động viên nhau để sống tốt vì bố. Dù không còn được gặp lại bố nữa nhưng những kỷ niệm chúng tôi đã có với bố sẽ luôn còn mãi với chị em chúng tôi, nhất là giờ đây khi một cái Tết nữa lại sắp đến. Với tôi, Tết với những chiếc bánh chưng xanh do chính tay bố gói luôn là một điều thật đặc biệt mà trong cuộc sống bận rộn hiện nay không phải ai cũng có. Vì vậy, tôi xin gửi đến chương trình một kỷ niệm với màu xanh của tôi với hy vọng trước hết được chia sẻ với mẹ tôi, các em tôi, các con và cháu của tôi và sau nữa là với khán giả của chương trình "Thay lời muốn nói". Một niềm vui được chia sẻ sẽ nhân lên gấp bội, một nỗi buồn được sẻ chia sẽ nhẹ nhõm vạn lần.
Chúc cho "Thay lời muốn nói" luôn thành công. Chúc các anh/chị trong ban biên tập sức khỏe và một năm mới nhiều niềm vui!
Bố thương nhớ!
Thế là năm 2011 sắp qua và 2012 sắp tới. Sao một năm trôi qua nhanh thế không biết! Mới hôm nào con vẫn còn ngồi say sưa xem bố gói bánh chưng để chuẩn bị Tết 2011 thế mà chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết 2012 rồi. Nhìn đôi bàn tay khéo léo của bố nhanh thoăn thoắt cầm những tấm lá dong xanh mướt, cắt, tỉa, cho vào khuôn, rồi đổ gạo, bẻ đỗ, gắp thịt và gói ra những chiếc bánh vuông vức con thấy thật ngưỡng mộ. Ngày còn bé con luôn háo hức ngồi cạnh xem bố gói bánh nhất là khi bố gói ba cái bánh nhỏ giành riêng cho con, em Thảo và em Linh. Khi chúng con khôn lớn, lập gia đình và có các cháu, niềm háo hức đó được chuyển lại cho các cháu của bố, đứa nào cũng hân hoan khi ông vớt bánh và chỉ cái này của Cún, cái này của Boong, cái này của Chuột, cái này của Gấu, cả cháu Bibop bé tẹo cũngđược ông gói riêng cho một cái – chắc chỉ có mẹ nó ăn thôi chứ răng đâu mà ăn ông nhỉ …. Thấy bố mẹ vất vả nào rửa lá, nào vo gạo, nào đãi đỗ, rồi gói bánh, luộc bánh, vớt bánh và ép bánh trong cái rét ngọt của những ngày cuối đông, con cứ càu nhàu “Sao bố mẹ không mua bánh mà gói làm chi cho vất vả? Giờ có mấy ai ăn nhiều như hồi xưa đâu?”. Bố thủng thẳng nói “Vất vả tí nhưng mà có không khí Tết con ạ. Giờ cái gì cũng sẵn, cũng mua là được nên trẻ con nó không cảm nhận được hương vị Tết như xưa. Bố gói bánh cho các cháu nó thích.” Đúng là cáu cháu nó thích thật bố ạ. Con còn nhớ những ngày gần Tết năm ngoái, khi con đưa Gấu đi học, cu cậu đã rất tự hào kể với bạn ở lớp mẫu giáo rằng “Tớ sướn (sướng – nói ngọng mà) cực nhé. Ông ngoại tớ gói cho tớ một cái bánh chưn (chưng – lại ngọng nữa) bé tẹo, đẹp lắm. Thế cậu có bánh chưn bé không?”.
Năm nay, bố đi xa rồi chắc mẹ con hoặc em Liên sẽ thay ông gói bánh và chắc mỗi cháu cũng sẽ có cho riêng mình một chiếc bánh nhỏ xinh xinh, nhưng với chúng con những chiếc bánh chưng xanh mướt bố đã gói cho tuổi thơ chúng con sẽ luôn theo chúng con trong hành trình cuộc sống của mỗi đứa. Chúng con nhớ bố!
Đinh Kiều Nhung
Mai Động, Hà Nội
*****
Nếu hỏi tôi mùa xuân có màu gì…thì không bao giờ tôi có thể đưa ra một câu trả lời chuẩn xác. Trong tiềm thức của mình, tôi miên man nghĩ đến màu xanh của bánh chưng mẹ gói, màu đỏ thẫm của dưa hấu, màu xanh úa của nồi canh khổ qua dồn thịt, màu nâu của thịt kho hột vịt, màu trắng của củ kiệu ngâm chua và còn hàng trăm màu – sắc khác nhau của đủ loại mứt Tết mà bạn có thể nghĩ đến. Chắc TLMN sẽ cười tôi vì sao tôi không nhớ đến đầu tiên cái màu vàng rực của hoa mai, màu hồng thắm của hoa đào, màu đỏ rực của những phong bao lì xì, hay màu xanh mơn mởn của lộc non đầu năm v.v….mà chỉ kể toàn thức ăn trong mùa Tết. Nhưng TLMN phải công nhận là ẩm thực Tết của Việt Nam mình thật phong phú và đầy màu sắc phải không? Đi học xa, mỗi năm Tết về là những người con xa xứ như tôi đều sẽ cảm thấy 1 chút tủi thân và thèm đủ thứ món cho xem. Hồi còn ở nhà, năm nào giao thừa tôi cũng được vinh dự giữa chức vụ bếp phụ, còn bếp chính thì không ai khác chính là mẹ tôi rồi. Tôi chỉ phải bày trí mâm ngũ quả và lo mấy việc linh tinh thôi, sướng nhất là lúc được nếm thử món ăn mẹ nấu. Mẹ thì: “Vừa ăn chưa con? Có thiếu gì không con?” Trong khi tôi thì: “Để con nếm thử lần nữa rồi mới có ý kiến chính xác được mẹ ơi…” TLMN biết không, lúc đó tôi nói như vậy là chỉ để được thử thêm thôi chứ món nào mẹ nấu mà không ngon, không vừa miệng. Đến lúc đi học xa nhà, không được ai cho mình nếm thử nữa mà phải thui thủi một mình trong bếp ăn của kí túc xá, tự nấu rồi tự thử nồi thịt kho trứng mới thấy buồn, thấy nhớ nhà lắm TLMN ơi. Ẩm thực ngày Tết của người Việt mình độc đáo đến nỗi đứa con đất Việt đã xa nhà 6 năm và không được trải qua 6 mùa giao thừa thiêng liêng của đất Sài thành vẫn còn nhớ như in từng hương vị, từng màu sắc lung linh của món ngon quê nhà. Nhớ để rồi thấy lòng mình chùng xuống, để rồi nhấc ngay chiếc điện thoại lên để gọi cho mẹ, để được nghe mẹ kể rằng mẹ đang nấu món gì, làm mứt gì… Năm nay tôi thấy mình thật vui vì được ăn Tết ở nhà rồi. Tôi đang mường tượng ra thêm bao nhiêu là màu sắc tươi vui khác từ quần áo mới của bà con họ hàng đang ngồi quây quần quanh mâm cơm gia đình trong ngày mùng một. Làn khói thơm dịu tỏa ra từ những nén nhang trầm dâng lên cúng ông bà tạo ra một không gian huyền ảo. Những sắc màu của mùa xuân sẽ hòa quyện và thêm phần lung linh phải không TLMN.
The Following 6 Users Say Thank You to cubi35 For This Useful Post:
Scarlet
Đang vừa buồn, vừa ức, vừa tức, không biết chia sẻ với ai hết nên vô nhà, tìm chỗ để tâm sự và Scarlet chọn mục này vì thấy để tiêu đề khá phù hợp.
Thật sự Scarlet luôn nóng mặt khi 2 từ "cải lương" bị lạm dụng để người ta sài sễ chê sến này sến nọ.
Chỉ vì Scarlet thích cải lương mà có 1 bà đồng nghiệp trong công ty bả xem thường mình luôn. Xin lỗi, chị ấy cũng là người học thức, cũng bác sĩ, cũng đi nước ngoài du học nói chung là có trình độ mà không hiểu sao thiếu hiểu biết và hời hợt đến như thế...Tối ngày nói mình cải lương, mơ mộng này nọ. Thậm chí avatar của mình trong facebook cũng bị chê xấu và gỡ xuống chỉ vì mình mặc đồ cải lương. Mình chả có làm gì chị ấy ghét thế mà chỉ vì mình thích cải lương mà chị ấy thay đổi thái độ với mình luôn. Thật bực bội vô cùng khi ngày nào đi làm vô cũng bảo mình ăn mặc thế này thế nọ, sao càng ngày càng cải lương. Xin lỗi, tui cải lương từ lúc tui còn trong bụng mẹ kìa. Tại sao hồi chưa biết gì về tui thì không nói tui cải lương mà khi biết tui có niềm đam mê cải lương thì lại để ý xăm soi như thế.
Tui không trách những ai không biết thưởng thức cải lương hay không thích bộ môn nghệ thuật này vì mỗi người có một sở thích khác nhau. Nhưng tui sẽ khinh những ai vì không hiểu biết gì về cải lương mà miệt thị cải lương như vậy. Tui lại càng bất mãn khi đó là những người được xem là có trình độ cao và sự hiểu biết. Xin lỗi, người sâu sắc và hiểu biết thì không bao giờ có thái độ như vậy với những bộ môn nghệ thuật mang tính chất tâm hồn. Tui cũng có rất nhiều bạn không thích cải lương và chưa bao giờ nghe cải lương, nhưng khi họ nghe tui ca, họ cũng biết phân biệt thế nào là hay là dở, hoặc giả họ cũng không có thái độ như vậy.
Tôi thật sự bất mãn khi nhiều người luôn cho là mình thuộc giới trí thức và hiểu biết thì cải lương là một bộ môn nghệ thuật tầm thường không xứng tầm để mình xem là món ăn tinh thần giải trí.
Xin lỗi, không phải cứ quý vị thích nghe nhạc Jazz, xem phim Mỹ, nghe giao hưởng, v.v...thì quý vị mới là người tri thức và sang trọng.
Bản thân tui cũng biết nghe Jazz, nhảy đầm, nghe giao hưởng, xem phim Mỹ, nhưng thật lòng mà nói chưa có bộ môn nghệ thuật nào khuấy động cảm xúc, nuôi dưỡng tâm hồn và cả tinh thần, sự hiểu biết của tôi như cải lương vì đó là những giai điệu quê hương nồng nàn nhất, tình người nhất và đậm hồn dân tộc nhất !
Tôi đồng ý là cải lương sau này không có nhiều kịch bản hay, sân khấu xuống cấp không được đầu tư, nghệ sĩ diễn xuất đôi lúc màu mè, không có chiều sâu tạo nên những cái nhìn phản cảm đối với cải lương...nhưng đó là đâu phải là lỗi của cải lương. Tôi không trách khi người ta không biết, không hiểu, nhưng tui trách vì người ta quy chụp và thành kiến...
Bức xúc quá, nên chia sẻ với những anh chị em, những người bạn đồng điệu của tôi. Thôi làm việc tiếp...Còn nhiều tâm sự nữa Scarlet sẽ chia sẻ sau nhé !
The Following 13 Users Say Thank You to Scarlet For This Useful Post:
10Cuong
kon hảy trả lời với bà ấy rằng xin lỗi chị . tôi mê cailuong tôi thích cailuong chỉ vì ngày xưa cha mẹ tôi sanh ra tôi là người VIETNAM Lúc nhỏ tôi không được uống sửa mỹ sửa tây tui chỉ uống nước cơm thôi . và khi lớn lên tui không dược như chị được uống bia uống rượu tây nước khoán . tui chỉ uống nước giếng nước phong tên . tui mê cái nôi truyền thống chính tông của người VN . chị à những người đã bỏ nước ra đi từ dạo trước khi ra nước ngoái sống họ vẩn tự hào họ là người VN mà chị .
The Following 11 Users Say Thank You to 10Cuong For This Useful Post:
Giang Tiên
Hihihi, bỏ qua đi chị. Trình độ trí thức, trình độ học vấn... chưa chắc giúp cho trình độ văn hóa của người đó cao hơn đâu chị.
Từ sâu thẳm lòng em, em xem thường những ai chỉ biết một chiều chạy theo cái dòng nhạc nước ngoài mà không nhận ra rằng họ đang phát triển văn hóa của họ, còn mình lại chẳng biết giữ vững và phát triển nên nghệ thuật nước mình như họ. Em đi từ nhạc trẻ, nhạc rock ra... không có nghĩa, em xem thường cải lương. Dân rock tụi em rất tự hào khi chứng tỏ mình vẫn có thể ca cải lương đó.
The Following 10 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:
Scarlet
Nguyên văn bởi 10Cuong
kon hảy trả lời với bà ấy rằng xin lỗi chị . tôi mê cailuong tôi thích cailuong chỉ vì ngày xưa cha mẹ tôi sanh ra tôi là người VIETNAM Lúc nhỏ tôi không được uống sửa mỹ sửa tây tui chỉ uống nước cơm thôi . và khi lớn lên tui không dược như chị được uống bia uống rượu tây nước khoán . tui chỉ uống nước giếng nước phong tên . tui mê cái nôi truyền thống chính tông của người VN . chị à những người đã bỏ nước ra đi từ dạo trước khi ra nước ngoái sống họ vẩn tự hào họ là người VN mà chị .
Tía con có khác, biết rõ tuổi thơ của con gái là chỉ toàn được uống nước cơm thôi...hihi
The Following 8 Users Say Thank You to Scarlet For This Useful Post:
yeuvongco
em cũng có chuyện buồn vì muốn theo nghiệp cải lương. em có thể kể ra tâm sự của mình được k anh chị? hichic
có thể anh chị như người thân em vậy, nên em muốn tâm sự cho đỡ buồn.
The Following 6 Users Say Thank You to yeuvongco For This Useful Post:
phannhan
Nguyên văn bởi Scarlet
Đang vừa buồn, vừa ức, vừa tức, không biết chia sẻ với ai hết nên vô nhà, tìm chỗ để tâm sự và Scarlet chọn mục này vì thấy để tiêu đề khá phù hợp.
Thật sự Scarlet luôn nóng mặt khi 2 từ "cải lương" bị lạm dụng để người ta sài sễ chê sến này sến nọ.
Chỉ vì Scarlet thích cải lương mà có 1 bà đồng nghiệp trong công ty bả xem thường mình luôn. Xin lỗi, chị ấy cũng là người học thức, cũng bác sĩ, cũng đi nước ngoài du học nói chung là có trình độ mà không hiểu sao thiếu hiểu biết và hời hợt đến như thế...Tối ngày nói mình cải lương, mơ mộng này nọ. Thậm chí avatar của mình trong facebook cũng bị chê xấu và gỡ xuống chỉ vì mình mặc đồ cải lương. Mình chả có làm gì chị ấy ghét thế mà chỉ vì mình thích cải lương mà chị ấy thay đổi thái độ với mình luôn. Thật bực bội vô cùng khi ngày nào đi làm vô cũng bảo mình ăn mặc thế này thế nọ, sao càng ngày càng cải lương. Xin lỗi, tui cải lương từ lúc tui còn trong bụng mẹ kìa. Tại sao hồi chưa biết gì về tui thì không nói tui cải lương mà khi biết tui có niềm đam mê cải lương thì lại để ý xăm soi như thế.
Tui không trách những ai không biết thưởng thức cải lương hay không thích bộ môn nghệ thuật này vì mỗi người có một sở thích khác nhau. Nhưng tui sẽ khinh những ai vì không hiểu biết gì về cải lương mà miệt thị cải lương như vậy. Tui lại càng bất mãn khi đó là những người được xem là có trình độ cao và sự hiểu biết. Xin lỗi, người sâu sắc và hiểu biết thì không bao giờ có thái độ như vậy với những bộ môn nghệ thuật mang tính chất tâm hồn. Tui cũng có rất nhiều bạn không thích cải lương và chưa bao giờ nghe cải lương, nhưng khi họ nghe tui ca, họ cũng biết phân biệt thế nào là hay là dở, hoặc giả họ cũng không có thái độ như vậy.
Tôi thật sự bất mãn khi nhiều người luôn cho là mình thuộc giới trí thức và hiểu biết thì cải lương là một bộ môn nghệ thuật tầm thường không xứng tầm để mình xem là món ăn tinh thần giải trí.
Xin lỗi, không phải cứ quý vị thích nghe nhạc Jazz, xem phim Mỹ, nghe giao hưởng, v.v...thì quý vị mới là người tri thức và sang trọng.
Bản thân tui cũng biết nghe Jazz, nhảy đầm, nghe giao hưởng, xem phim Mỹ, nhưng thật lòng mà nói chưa có bộ môn nghệ thuật nào khuấy động cảm xúc, nuôi dưỡng tâm hồn và cả tinh thần, sự hiểu biết của tôi như cải lương vì đó là những giai điệu quê hương nồng nàn nhất, tình người nhất và đậm hồn dân tộc nhất !
Tôi đồng ý là cải lương sau này không có nhiều kịch bản hay, sân khấu xuống cấp không được đầu tư, nghệ sĩ diễn xuất đôi lúc màu mè, không có chiều sâu tạo nên những cái nhìn phản cảm đối với cải lương...nhưng đó là đâu phải là lỗi của cải lương. Tôi không trách khi người ta không biết, không hiểu, nhưng tui trách vì người ta quy chụp và thành kiến...
Bức xúc quá, nên chia sẻ với những anh chị em, những người bạn đồng điệu của tôi. Thôi làm việc tiếp...Còn nhiều tâm sự nữa Scarlet sẽ chia sẻ sau nhé !
Em gái ơi! bận tâm chi những lời nói mang tính áp đặt. Những lời nói mà ngay cả người nói ra, họ đang tự sỉ vả vào mình. Chỉ đơn giản như thế này thôi, chị ấy là bác sĩ (là một nhóm người đang đang vỗ ngực xưng tên là Trí thức). Đối với nhóm người này, họ luôn luôn vỗ ngực xưng tên, nhưng tầm hiểu biểt của họ chỉ dừng lại ở chuyên môn mà thôi. Trí thức khác rất nhiều với hai chữ Tri thức. Tri thức là sự bao hàm của kiến thức về chuyên môn, hiểu biết về xã hội, văn hóa, về cách xư xử, ứng xử với rất môi trường xung quanh. Nhân cách sống của một con người với ông bà, cha mẹ, bạn bè, đồng nhiệp, trẻ nhỏ, cách người ta tôn trọng nhau...đó mới là Tri thức mà ai cũng cần vun đắp trong cả đời người của mình.
Trở lại chuyện chị đồng nghiệp là bác sĩ của em. Anh thật không biết chị ý giỏi giang đến đâu, giàu có đến đâu, quý phái đến nhường nào...Song, cách chị ý biểu lộ cảm xúc (hành động, lời nói)..như thế, ắt hẳn cũng hình dung được chị ý là người sống có tâm hồn hay không thôi. Điều quan trọng là những gì không xuất phát từ tâm hôn, cảm thông...không bao giờ là ngườic ó nhân cách đẹp cả. Thế thì, hà cớ gì mong vị bác sĩ ấy hiểu em...Mất thời gian lắm em!
Đừng buồn và lăn tăn nữa nhé. Nghệ sĩ của CLB Vị bác sĩ đó, anh bảo đảm bả khám tư thì bệnh nhân từ bệnh nhẹ chuyển sang nặng, từ nặng chuyển sang trầm trọng, từ bại chuyển thành sụi...chứ chẳng chơi....
Cuối cùng, ANh em nhà mình có gì cũng né vị ấy ra dùm...cho lành!
The Following 8 Users Say Thank You to phannhan For This Useful Post:
leekienvan
Nguyên văn bởi phannhan
Em gái ơi! bận tâm chi những lời nói mang tính áp đặt. Những lời nói mà ngay cả người nói ra, họ đang tự sỉ vả vào mình. Chỉ đơn giản như thế này thôi, chị ấy là bác sĩ (là một nhóm người đang đang vỗ ngực xưng tên là Trí thức. Đối với nhóm người này, họ luôn luôn vỗ ngực xưng tên, nhưng tầm hiểu biểt của họ chỉ dừng lại ở chuyên môn mà thôi. Trí thức khác rất nhiều với hai chữ Tri thức. Tri thức là sự bao hàm của kiến thức về chuyên môn, hiểu biết về xã hội, văn hóa, về cách xư xử, ứng xử với rất môi trường xung quanh. Nhân cách sống của một con người với ông bà, cha mẹ, bạn bè, đồng nhiệp, trẻ nhỏ, cách người ta tôn trọng nhau...đó mới là Tri thức mà ai cũng cần vun đắp trong cả đời người của mình.
Tony đồng ý với quan điểm của anh Phannhan nhưng anh không nên nói ..."....là bác sĩ (là một nhóm người đang đang vỗ ngực xưng tên là Trí thức. Đối với nhóm người này, họ luôn luôn vỗ ngực xưng tên, nhưng tầm hiểu biểt của họ chỉ dừng lại ở chuyên môn mà thôi"..... nói vậy, vô tình anh đã gom chung Tony vào rồi.
Tony cũng là một bác sĩ. Trong dòng máu Tony đang mang trong người chỉ có 25% dòng máu Việt. Nhưng Tony đã xem Việt Nam là quê hưong thứ hai của mình từ lâu rồi. Chính con người Việt Nam, âm nhạc truyền thống Việt Nam - cụ thể là bộ môn Cailuong đã giúp cho Tony nhận ra đâu là tình đất, tình người và tổ tiên nguồn cội. Những âm hưởng da diết sâu lắng của từng câu ca vọng cổ đã góp phần tô đẹp thêm cho nền văn hóa Việt Nam. Từ ngày quen biết với người Việt Nam, Tony đã cố gắng học tập, rèn luyện loại ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới này để được đến gần với các bạn hơn. Hy vọng một ngày không xa chúng ta sẽ gặp nhau và khi ấy chúng ta sẽ hiểu nhau hơn bởi không còn rào cản ngôn ngữ nữa.
Scarlet, hôm qua anh đã xem những dòng tâm sự của em, anh rất đồng cảm với em, anh cũng đã comment nhưng vì anh quên đăng nhập nên những dòng anh gửi cho em đã ...biến mất....
Cũng như anh Phannhan đã nói, em không nên bận tâm làm gì những lời nói của người có Trí thức nhưng không có Tri thức (sorry, anh phải copy lời của anh Phannhan ). Anh nhớ người VN có câu nói ngạn ngữ : "mặc chó sủa, đường ta ta cứ đi"...
Chúc em vui va sẽ hát ngày càng hay hơn nữa nhé, em gái.
The Following 7 Users Say Thank You to leekienvan For This Useful Post:
MEM
Hihi, anh Phannhan chắc chỉ có ý nói chị ấy thôi chứ ko phải nói hết những ai làm bác sĩ đâu Tony ơi. Có thể hiểu ý đó như sau: chị ấy là bác sĩ - nghề mà chị tự cho mình là một TRÍ THỨC - nhưng chị ko biết rằng trình độ học vấn hay chuyên môn ko quyết định con người đó có TRI THỨC hay ko.
Sẵn đây, mạn phép chia sẻ với bà con về vấn đề này bằng những hiểu biết, đồng cảm mà Mem biết và sưu tầm được.
Cách lý giải này có vẻ đời thường nè:
Không ít người dường như đã nhầm lẫn giữa "trí thức" và "tri thức". Sự nhầm lẫn này giống như một thời gian dài mấy chục năm ngành giáo dục đã nhầm lẫn giữa "trình độ học vấn" và "trình độ văn hoá", dùng "trình độ văn hoá" để xác định trình độ học vấn, và ngược lại. Trong khi đó, người có mấy tấm bằng tiến sĩ chưa chắc đã là người có văn hoá, anh xe ôm, xét về trình độ học vấn mới hết cấp 3 hay chỉ mới học xong cấp 1 nhưng lại có văn hoá hơn ông tiến sĩ.... "Tri thức" và "trí thức" cũng tương tự. Có bằng cấp cao, làm ông này bà nọ chưa hẳn là có tri thức, mới chỉ có thể tạm gọi là trí thức. Người học không bằng ai nhưng biết chọn lọc cái để đọc và cái để học đồng thời rút từ đó ra những bài học thực hành giản dị trong cuộc sống làm cho/ giúp cho đời tốt hơn và đẹp hơn thì những hiểu biết sống động và bổ ích đó có thể gọi là Tri Thức!
Cũng đồng quan điểm với nhận định trên đây, cách lý giải sau mang tính triết học hơn:
Người có Trí Thức có thể biết được trình độ của mình vì Trí Thức có thể đo lường được bằng ngôn ngữ. Còn người Tri Thức không tự đo lường mà người khác cũng không đo lường họ được vì họ luôn ở thể Không Tính. Họ không tự cho mình cao hay thấp, hay hay dỡ, biết nhiều hay biết ít. Họ thường ở thể trống không như không biết.
Người Trí Thức dễ nhận ra còn người Tri Thức thì không, vì con người luôn luôn đo lường so sánh nên không nhận diện họ được. Người Trí Thức thuộc về hữu thể, cái ta tràn đầy. Họ chỉ có thể Giúp Đời nhưng không Cứu Đời được.
Người Tri Thức mới có thể Cứu Đời được vì họ Vô Ngã. Người vô ngã mới phục vụ Đại Đồng được vì họ vô ngã nên không có cái tôi thì mới hòa nhập vào số đông. Họ không còn là một phần tử mà họ đã hòa vào Đại Ngã.