Cuối tuần vừa qua rảnh rổi, tôi ngồi lướt net và nghe các bài ca vọng cổ trên đăng Youtube . Phải nói là tuyệt vời . Nghe nghệ sĩ nầy ca xong, rồi nghe đến nghệ sĩ khác hát tiếp . Tiếng ca của các nghệ sĩ vang lên lồng lộng khi cất cao lên câu vọng cổ . Từ Thanh Tuấn, Chí Tâm hay Minh Vương, Minh Cảnh hoặc là Giang Châu . Rồi đến các cô đào như Thank Kim Huệ, Mỹ Châu, Lệ Thuỷ v.v.. ngay cả các cô đào chưa mấy gì nổi tiếng ngày xưa như Lệ Thu, Bích Hạnh, Kiều Hoa v.v.. và có thể còn nhiều nghệ sĩ khác mà tôi chưa từng có dịp nghe qua .
Các nghệ sĩ kể trên, ai cũng có đươc một giọng ca mượt mà thiên phú . Lời ca khi cất lên rất trầm bổng du dương . Không ai ca giống ai . Lời hát có hồn, diễn đạt từng lời vọng cổ như dẫn dắt người nghe vào câu chuyện được kể bằng các lời ca, làm cho tôi cứ muốn nghe mãi và nghe mãi .
Nhắc đến các nghệ sĩ hát hay, cần phải nói đến các nhà soan giả tài ba như nghệ sĩ Viễn Châu, Kiên Giang, Yên lang, Loan Thảo và các soạn giả khác mà tôi chưa biêt tên. Họ đã viết ra các bài vọng cổ rất hay . Phải công nhận là từ lời văn trong bài, được sáng tác bằng trái tim, khối óc và bằng tâm hồn yêu nghệ thuật mới có thể cho ra bài hát vọng cổ hay như vậy .
Các bài vọng cổ tôi nghe, có tuổi đời hơn 30 năm hoặc lâu hơn nữa,lời văn bình dị và mộc mạc, nhưng diễn tả trọn vẹn tình bạn, tình yêu trai gái, tình quê hương trong câu văn của bài vọng cổ .
Có lúc tôi nghe xong bài vọng cổ vừa chấm dứt , tôi cảm thấy hụt hẩng, tiếc nuối . Tự hỏi thầm mình hết bài hát rồi sao. Tại sao tác giả không viết thêm, viết bài hát dài ra chút nữa , để người nghe được nghe hát lâu hơn, để biết chuyện tình đẹp nầy sẽ như thế nào sau đó . Hoặc là tình yêu dang dở của hai cặp tình nhân họ có tìm được hạnh phúc riêng của mình sau đó hay không v.v...
Tôi không biết hát vọng cổ, cũng không rành nhịp nhàng của bài vọng cổ là phải hát như thế nào mới đúng . Tuy vậy, tôi có đôi tai biết nghe bài ca vọng cổ. Tôi có thể cảm nhận được câu chuyện được lồng trong bản vọng cổ. Tâm trạng tôi có thể vui, có thể buồn . Có thể hình dung ra được khung cảnh trử tình của đôi trai gái nhà nghèo gặp và yêu nhau trên đồng ruộng . Hay sự tang thương , phiền muộn của cặp tình nhân phải xa nhau vì hoàn cảnh bắt buộc đươc soan giả lồng vào trong bản vọng cổ .
Tóm lại các bản vọng cổ tôi đươc nghe qua từ lúc mình còn rất nhỏ và nghe lại lúc hiện tại, vẫn mang cho tôi cảm giác thoả mãn giống nhau. Soạn giả viết bài lời hay, nghệ sĩ hát thật mùi. Chính vì sự mùi mẫn của giọng hát thiên phú đó, đã làm cho tôi cứ tìm nghe lại các bài vọng cổ xa xưa đó được hát bởi các nghệ sĩ trứ danh .
Chỉ có điều duy nhất tôi cảm thầy tiếc nuối là đa số các anh chị nghệ sĩ tôi yêu thích, hiện tại đều đã lớn tuổi , giọng hát của họ đã bị tàn phá theo thời gian. Đến lúc họ cần phải được nghĩ ngơi , vui với niềm vui tuổi già. Nhưng tiếc thay vì yêu nghề và vì cuộc sống hàng ngày, họ vẫn phải gồng mình đứng hát hàng đêm trong các quán ăn, trong các buổi tiệc thay vì đứng hát dưới ánh đèn sân khấu của năm nào
Ủa, MEM tìm thì biết tên này là tên vở cải lương của soạn giả Kiên Giang (1957). Còn bài Con đò Thủ Thiêm là của soạn giả Yên Lang hả Pika? Ai hát vậy Pika?
Bến xưa gió lộng, con đò trôi theo bóng mây
Nâng chung rượu đầy, ông lão lặng buồn
Nhìn trời hiu quạnh bạc màu sương
Chưa chan kỷ niệm theo thời gian con nước trôi
Bèo dạt xa xôi, sóng vổ đôi bờ
Dấu xưa rêu lạnh chỉ còn vương trong giấc mơ
VỌNG CỔ
1/ Ông lão ngày xưa vẫn còn neo đò trên sông vắng, bến củ bơ vơ bèo mây thầm lặng, sóng nước miên man buồn thảm lạnh...đôi...bờ. Ông lão ơi! cách biệt bao năm cháu muốn được sang đò...xóm nhỏ bên kia sông là quê ngoại cháu, đã lâu lắm rồi mới về thăm lại cố hương.
Lão đưa đò đã mấy mươi năm đăng đẳng, cháu là ai mà tìm lại chốn quê xưa.
Cháu ra đi từ độ tuổi còn thơ, giờ tính lại đã chín mùa cây rụng lá.
2/ Có lẽ con đò này còn lớn hơn tuổi cháu, lão đã đưa rước biết bao khách sang ...đò...
Ông lão nhớ không, ngày xưa trong đám học trò.
Ồ! cái lũ quỹ mỗi khi tan giờ học, chúng chen lấn xuống đò như một bầy ong
Ông lão khề khà vừa nhấp chung rượu đế, vừa la rầy lũ quỹ đến khàn hơi
Rồi lũ học trò lớn lên đi tứ xứ, lão với con đò vẫn xuôi ngược bến ngày xưa
LÝ CON SÁO
Trên bến sông, nhìn bóng chiều tàn mênh mông
Lão với con đò cô đơn
Sóng nước lung linh mặt sông đầy
Hồn cãm khái dạt dào
Ông lái buồn ngồi bơ vơ trên bến sông
Ngóng trông ai xót xa nổi chờ mong
Chung rượu đầy hồn lẽ loi tiếc thương
Tiếng chuông xa vẵng đưa buổi chiều sương.
VỌNG CỔ
5/ Lão đã xuôi ngược trên sông đò chở đầy khoan bao kỹ niệm, mặc thế sự đổi thay trò đời dâu biển, vài chung rượu đế một chiếc đò con đưa tiển biết bao... người...
Con bé ngày xưa giờ tuổi đã đôi mươi ...rồi
Bao lượt khách sang sông làm sao nhớ hết, chỉ nhớ đám học trò quậy phá buổi trường tan.
Tóe nước mặt sông lắc lư con đò nhỏ
Lũ quỹ học trò chọc phá điệu vân tiên
Nguyệt nga nay đã theo chồng
Bỏ ông lão lại trên sông một mình
6/ Ông lái đò ơi! đã hơn chín năm dài xa cách, ngàn dặm mù xa trằn trọc nhớ quê hương. Cháu nhớ dòng sông bến nước đôi bờ lạnh, nhớ trống tan trường lay động buổi chiều sương
Xóm nhỏ bên kia sông đã nhiều thay đổi, ngôi đình làng giờ đã rêu phủ khói hương xưa.
Cháu về đây chỉ còn thân quen con đò cũ, kỹ niệm còn vương trong lứa tuổi học trò...
Chín năm dằn dặt ước mơ
Trở về thăm lại con đò ngày xưa
Chiều tàn bến cũ bơ vơ
Ngày mai cháu lại sang đò đi xa.
NS Thành Đạt và Bình Trang ca ngọt hén. Mà bài này chắc sau 75.
Pika không rành MEM ơi . Sau 1975,không biết soan giả Yên lang viết thêm bao nhiêu bài vọng cổ / hay tuồng nào mới không . Nếu có thì Pika rất muốn nghe .
Đang chờ xem coi có bạn nào cho link của bài hát Bến Phà Thủ Thiêm không .
Pika nghe nói Soan Giả Kiên Giang có nhiều bài vọng cổ hay lắm : Ngồi trâu thổi sáo, Ánh đèn soi ếch ... Nhưng không biết có được lưu truyền lại không . Muốn nghe các bài vọng cổ nầy mà không biết tìm ở đâu . MEM giao tiếp rộng, quen nhiều NS, nếu có dịp thì hỏi thăm dùm cho Pika nha .
Cũng có 1 số bài và tuồng khá phổ biến đó Pika.
Vọng cổ MEM có nghe Thầy cũ trường xưa (Minh Vương - Hải Long), Hương nhãn Bạc Liêu..., còn tuồng có Khi rừng thu thay lá (Châu Thanh, Phượng Hằng), Kỷ niệm thời con gái...