Nghệ sĩ TẤN TÀI , Thầy giáo làng mê đào hát trở thành ngôi sao sân khấu
Trong hai thập niên 60, 70, nam nghệ sĩ Tấn Tài được báo chí kịch trường tặng cho danh hiệu “Hoàng đế dĩa nhựa” khi anh thực hiện trên 100 đĩa vọng cổ và tuồng cải lương được thính giả ưa thích. Nam nghệ sĩ Tấn Tài là một trong sáu nam nữ nghệ sĩ đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm năm 1963 (đó là các nghệ sĩ Tấn Tài, Diệp Lang, Thanh Tú, Bạch Tuyết, Kim Loan tức Mộng Tuyền và Trương Ánh Loan.)
Nghệ sĩ Tấn Tài tên thật là Lê Tấn Tài, sanh năm 1940, quê ở xã Vĩnh Trạch, huyện Núi Sập, tỉnh Long Xuyên. Cha là ông Lê Thành Tâm, Mẹ là bà Nguyễn Thị Đang, hành nghề thương mãi. Trong gia đình không có người nào theo nghiệp cầm ca.
Tấn Tài thi đậu Trung Học đệ nhất cấp ở Long Xuyên, anh làm giáo chức dạy học ở trường Thoại Ngọc Hầu, tỉnh An Giang. Phong trào đờn ca tài tử ở miền Hậu Giang rất là rầm rộ, thấy giáo làng Tấn Tài bị cuốn hút theo phong trào, anh đi học ca vọng cổ và cổ nhạc với hai nhạc sĩ ở địa phương là Hai Tỉnh và Út Thôi.
Giọng ca truyền cảm
Tấn Tài có một giọng ca truyền cảm, anh biết cách diễn đạt nội dung bài ca nên tạo được một lối ca riêng có khả năng thu hút khán, thính giả nên anh mau chóng nổi danh ở địa phương. Các đoàn hát nhỏ về hát ở xã Vĩnh Trạch thường có tiết mục ca vọng cổ ngoài màn trước khi chánh thức hát vở tuồng đêm đó.
Đầu năm 1959, đoàn cải lương Bướm Vàng của ông Bầu Văn Thà đến xã Vĩnh Trạch hát, theo lệ hát vọng cổ ngoài màn, đoàn hát đã mời Ban ca nhạc tài tử của xã tham dự. Tấn Tài lên ca, được khán giả nhiệt liệt vổ tay khen thưởng đồng thời được mời hát nhiều lần. Giọng ca và phong cách biểu diễn của Tấn Tài được khán giả đánh gíá là hay hơn anh kép chánh của đoàn hát.
Bầu Văn Thà thấy Tấn Tài có giọng tốt, ca hay, được khán giả ái mộ nên ông bảo con gái của ông là cô đào Thanh Lệ o bế quyến rũ Tấn Tài. Ông muốn đào luyện Tấn Tài trở thành kép chánh và sẽ làm rể của ông để Tấn Tài giúp ông nắm vững và phát triển đoàn hát.
Nhưng khi đoàn Bướm Vàng hát ở Chợ Bà – Cái Vồn, mẹ anh đến đoàn hát bắt anh trở về nhà, nhưng Tấn Tài thề quyết theo nghiệp cầm ca, nếu không thành danh thành tài, quyết không trở về quê hương xứ sở.
Cha mẹ của Tấn Tài đành chìu theo ý nguyện của con nhưng thời vận của Tấn Tài chưa thông nên chỉ sáu tháng sau, đoàn hát Bướm Vàng tan rã, cô đào Thanh Lệ bỏ đi đâu mất. Tấn Tài không dám trở về quê, anh tá túc nơi nhà của một người ái mộ anh tên Hiền ở Mươn Điều, Cao Lãnh, cuốc đất trồng khoai, sống tạm qua ngày.
Mối tình với cô Năm Ðủ
Thời gian này Tấn Tài được anh Hiền giới thiệu đi đờn ca tài tử ở các xã lân cận, nhiều cô gái quê mê giọng ca của anh giáo làng thất cơ lỡ vận này, nhưng Tấn Tài chỉ đáp lại mối tình thắm thiết của cô Năm Đủ, giáo viên trường Tiểu học xã Mỹ Hiệp.
Không ngờ là ông Xã Trưởng Mỹ Hiệp muốn cưới cô Năm Đủ nhưng cô không ưng thuận mà chí quyết chỉ yêu Tấn Tài thôi. Ông Xã Trưởng chụp mũ Tấn Tài là Cộng Sản nằm vùng, ông đem lính tới bao vây rạp hát tìm bắt Tấn Tài, anh phải trốn trong ao nước sau đình, núp dưới dề lục bình. Bọn lính và ông Xã trưởng bắn vài loạt đạn xuống ao, may mà không trúng Tấn Tài. Đêm đó, sợ quá, anh trốn qua Sadec, anh Hiền cũng bỏ nhà trốn theo anh.
Đoàn cải lương Hữu Tâm của ông Bầu Ba Khuê hát tại rạp Sadec, Tấn Tài và anh Hiền đến xin gia nhập nhưng soạn giả Tứ Lang sau khi nghe thử giọng ca của Tấn Tài, bèn dẫn Tấn Tài đi gia nhập gánh nhát Tân Hương Hoa của Bầu Sinh vì anh nói theo đoàn Tân Hương Hoa có tương lai hơn là theo đoàn Hữu Tâm. Trước khi đi Bãi Sào gia nhập đoàn hát Tân Hương Hoa, Tấn Tài viết thư về cho cô Năm Đủ, hẹn khi ổn định công ăn việc làm, sẽ rước cô về chung sống.
Trong nghề hát, có giọng ca tốt cũng phải cần có dịp may thì mới mau phất lên được. Tấn Tài gia nhập đoàn Tân Hương Hoa, gặp dịp may là kép chánh Hoàng Sương nghĩ đoàn để qua hát cho đoàn Thúy Nga, Bầu Sinh liền giao Tấn Tài cho kép Nam Hùng huấn luyện cấp tốc để thế vai của Hoàng Sương.
Tấn Tài có giọng ca lạ, hấp dẫn, học tuồng mau thuộc nên lầu đầu tiên mới bước ra sân khấu hát, Tấn Tài được khán giả tán thưởng và được Bầu Sinh nâng lên thành kép chánh của đoàn, có lương cao và được ký contrat sáu chục ngàn đồng, hát hai năm cho đoàn Tân Hương Hoa. Cô Năm Đủ là người vợ đầu tiên của Tấn Tài. Hai người chung sống, có được một đứa con gái tên là Lê Thị Thanh Hà, hiện nay là chủ một garage sửa xe hơi ở vùng Phú Thọ.
Ở đoàn Tân Hương Hoa, Tấn Tài thủ vai chánh trong các tuồng Hắc Y Nữ Hiệp, Tiếng Ai Khóc Trên Đồi, Hoàng Tử Song Sanh, Hoa Tình trong Gió Lốc, Nam Du Huê Quang.
Năm 1961, ông Bầu Thành đoàn Song Kiều ký với Tấn Tài một conbtrat 100.000 đồng để anh về hát cho đoàn Song Kiều. Tấn Tài thối lại cho bầu Sinh Tân Hương Hoa 60.000 đồng vì hát chưa hết thời hạn contrat. Còn 40.000 đồng anh chia làm đôi, gởi hết số tiền đó về cho cha mẹ của anh và cha mẹ vợ anh.
Báo chí kịch trường đăng nhiều bài báo khen Tấn Tài là con có hiếu vì thời đó nhiều nghệ sĩ ký tiền contrat cao thường lo sắm xe hơi, mua hột xoàng thay vì giúp đở cho cha mê già.
Ở đoàn Song Kiều, Tấn Tài hát các tuồng Tâm Tình Mỵ Vương Phi, Nắng Chiều Quê Ngoại, Nắng lên Cổ Tháp.
Ðoạt nhiều giải thưởng
Năm 1962, Tấn Tài cộng tác với đoàn hát Thủ Đô của ông bầu Ba Bản, được nghệ sĩ Ba Vân hướng dẩn, Tấn Tài thành công trong vai Điệp Nhứt Lang trong tuồng Cát Dung Phương Tử của soạn giả Thiếu Linh, anh đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm năm 1963 nhờ vai tuồng nầy.
Chỉ sau bốn năm theo nghề hát, Tấn Tài đoạt được giải nghệ thuật cao qúy mà các nam nữ diễn viên cải lương đồng thời đều mơ ước.
Đêm phát giải Thanh Tâm được tổ chức tại rạp Quốc Thanh, Tấn Tài thủ vai Hoàng Hoa Lử, diễn chung với Bạch Tuyết trong vai Chu Cẩm Luyện trong vở Khói Sóng Tiêu Tương của Hoa Phượng và Nhị KIều.
Cha Mẹ của Tấn Tài và cha mẹ vợ của anh được mời ngồi hàng ghế danh dự. Bà con ở xã Vĩnh Trạch và đặc biệt hai ông thầy dạy ca Hai Tỉnh và Út Thôi cũng đến Saigon xem đêm hát nhận huy chương vàng của ông thầy giáo làng kiêm nghệ sĩ Tấn Tài.
Sau đêm hát nhận huy chương vàng, Tấn Tài được ký contrat thêm 150.000 đồng và được nghĩ 5 ngày để cùng cha mẹ và bà con xã Vĩnh Trạch về quê. Tại xóm cũ, Tấn Tài vật bò, mổ heo, làm thịt gà tổ chức tiệc khoản đải chánh quyền xã và tất cả bà con láng giềng nào đến chia vui với gia đình anh.
Tấn Tài hát các vai chánh trên sân khấu Thủ Đô, tuồng : Tình Người Tử Tội, Bóng Người Bên Song Cửa, Nhạc Nữ Qúy Xuyên, Cây Quạt Lụa Hồng, Khi Mặt Trời Lên, Năm Xưa Nàng Lổi Hẹn, Cát Dung Phương Tử.
Tấn Tài thu dĩa vọng cổ cho hãng diã Hoành Sơn của ông Ba Bản các bài nổi tiếng như Ai lên xứ hoa đào, Dưới rặng Ô môi, Đà lạt mưa rơi, Kiều Phong A tỷ. Dương Qúy Phi, Mùa Thu Lá Bay…
Năm 1964, Tấn Tài và Bạch Tuyết là đôi diễn viên chánh của đoàn hát Dạ Lý Hương của Bầu Xuân. Tấn Tài có những vai hát để đời trong các tuồng Cô Gái Đồ Long, Anh Hùng Xạ Điêu, Tiếng Vọng Ba Đèo, Võ Tòng Sát Tẩu, Sương Mù Trên Non Cao, Thần Anh Cô…
Khi hát cho đoàn Dạ Lý Hương, Tấn Tài hết bị ràng buộc với ông bầu Ba Bản và hãng dĩa Hoành Sơn nên anh ca thu dĩa cho nhiều hãng dĩa Việt Nam của cô Sáu Liên, hãng dĩa Hồng Hoa (tức Asia cũ), hãng Continental của ông Đông, hãng dĩa Việt Hải của ông Tứ Hải… các bài vọng cổ được khách mộ điệu ưa chuộng như /em>Hàn Mạc Tử, Hạng Võ Biệt Ngu Cơ, Thương miền đất đỏ, Tâm sự anh gù, Qua đò Mỹ Thuận… và Tấn Tài nổi danh Hoàng Đế dĩa nhựa.
Năm 1966 đến năm 1969, Tấn Tài là diễn viên chánh đoàn Kim Chung 5, hát chung với Mỹ Châu, rồi Lệ Thủy các vở tuồng : Bức họa da người, Băng Tuyền nữ chúa, Tâm Sự loài chim biển, Đường Minh Hoàng, Đào Hoa Khách, Tuyệt tình nương, Hồng y nữ hiệp…
Cưới vợ lần thứ hai
Năm 1968, (Têt Mậu Thân) Tấn Tài theo đoàn Kim Chung 5 lưu diễn miền Trung, hát ở đảo Lý Sơn (cù lao Ré, Quảng Ngãi) thì ở Saigon vợ anh, cô Năm Đủ mất, không hiểu vì nạn nhân chiến cuộc hay vì bạo bịnh. Gia đình và Ban giám đốc Kim Chung không biết đoàn Kim Chung 5 đang lưu diễn ở đâu thành ra không báo tin cho Tấn Tài được.
Mãi tới ba tháng sau, khi Kim Chung 5 về tới Nha Trang thì Tấn Tài mới biết tin vợ anh mất. Con gái của anh Lê Thị Thanh Hà được ông bà nội đem về nuôi dưỡng và cho đi ăn học ở Saigon.
Năm 1969, Tấn Tài lập gánh hát mang bảng hiệu Tân Thủ Đô – Tấn Tài, anh cưới người vợ thứ hai là nữ nghệ sĩ đệ nhất đào lẵng Như Ngọc, có hai trai tên Lê Tấn Danh tức hề Tấn Beo và Lê Tấn Phúc tức hề Tấn Bo.
Sau năm 1975, Tấn Tài giao gánh hát lại cho tỉnh Hậu Giang, anh mở quán có ca nhạc, rồi đi hát cho đoàn hát Song Hậu của nhà nước. Anh đi hát từng show khi có yêu cầu. Nữ nghệ sĩ Như Ngọc mất năm 2002 vì tai biến mạch máu nảo.
Hai con trai của anh là Tấn Beo và Tấn Bo không phải danh ca vọng cổ, họ chọn nghề chọc cười thiên hạ nên nổi danh hề Tấn Beo và Tấn Bo
Thứ hai, 24/5/2010, 09:41 GMT+7
Anh sinh ra từ dòng kênh Thoại Hà, cất tiếng khóc chào đời giữa lòng núi Sập - trái núi lớn nhất nằm trong cụm núi Sập thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, có dáng hình như con thỏ, trải dài theo những cánh đồng bát ngát… Núi không cao, sông không sâu nhưng đủ dưỡng nuôi cho anh một chất giọng ngọt ngào, nồng ấm, nhẹ tênh… Anh là nghệ sĩ (NS) Tấn Tài - "Hoàng đế đĩa nhựa" của sân khấu ca kịch cải lương.
Năm 1963, hai năm sau ngày đặt chân lên sàn diễn, tôi vinh dự được nhận giải triển vọng Thanh Tâm, cùng anh - đã là một thần tượng của bao khán giả mộ điệu. Đêm trao giải, Ban tổ chức quyết định chọn vở Khói sóng tiêu tương của soạn giả Hà Triều – Hoa Phượng để trình diễn. Khỏi phải nói về cái cảm giác vừa tự hào vừa… run rẩy bởi những cô cậu diễn viên tuổi mới mười tám đôi mươi – như tôi và anh lại được sánh cùng những ngôi sao lớn. Đó là chưa kể, tôi vào vai nữ chính Vương Thúy Mai bên cạnh vai nam chính tráng sĩ Hoàng Hoa Lữ của Tấn Tài. Làm bệ phóng cho chúng tôi lại là NS Hoàng Giang, NS Thanh Nga. Cả tháng trời chúng tôi tập dợt không ngơi nghỉ. Đêm trình diễn, những chú chim được cất cánh. Đó mãi là khoảnh khắc không bao giờ có được, choáng ngợp, nhẹ tênh và mình như không còn là mình nữa.
NS Tấn Tài và NS Bạch Tuyết trong vở Một bóng xương khô.
Ảnh tư liệu Huỳnh Công Minh
Không nồng nhiệt và hừng hực như Hùng Cường; chẳng điệu đàng, thanh tú như Minh Cảnh, NS Tấn Tài hồn nhiên tỏa sáng với chất giọng ngọt ngào, nhẹ bổng “trời cho” của anh. Đáng quý hơn nữa là anh biết cách khai thác để đạt đến độ hoàn mỹ cái vẻ đẹp tự nhiên ấy bằng vốn hiểu biết khá rộng của một người thầy giáo, cứ thế vào sâu với nghề. Anh từng là một thầy giáo trước khi làm NS. Cái chất mô phạm khiến anh, ngay cả khi đã thành danh ca lẫy lừng, vẫn khiêm cung, từ tốn, chuẩn mực trong cả nghệ thuật lẫn đời thường.
Mới đây, trong lần tái ngộ sau gần 40 năm, tôi và anh lại sánh vai trong Tiếu ngạo giang hồ. “Doanh Doanh ơi! Đừng nói tiếng yêu đương với một hình hài tiều tụy, nắng đã ngã về tây thì đừng nhặt tia nắng rụng mà tạo bình minh cho phí công… trình. Trăng cuối tháng trăng về non lạnh, vạn vì sao không thể gợi hình…”. Tôi vẫn lịm người như thuở nào bởi thời gian như bất lực trước những thanh âm của núi Sập. Tôi la lên giữa sàn tập, trời ơi, mấy mươi năm rồi mà anh vẫn ca thần sầu vậy là sao… Anh cười, hiền lành, chất phác, nhờ Tổ nghiệp thương đó Bạch Tuyết ơi…
Năm 1964, sau khi đoạt giải Thanh Tâm, Tấn Tài rời Thủ Đô về Dạ Lý Hương cùng tôi. Đó cũng là thời điểm anh cất cánh với độ phủ sóng dày đặc các hãng đĩa danh tiếng như hãng đĩa Việt Nam, Hoa Hồng, Continental, Việt Hải… đưa anh lên ngôi vị “Hoàng đế đĩa nhựa” Tấn Tài. Một sự tiếp nối Minh Cảnh từ Tấn Tài đầy ngoạn mục và xứng đáng.
Trên sân khấu, anh và tôi gắn bó qua những vở tuồng kiếm hiệp như Vô Kỵ - Triệu Minh, Võ Tòng sát tẩu… Còn nhớ trong Cô gái Đồ Long có đoạn “Nghĩa phụ ơi, người ta đã rạch nát mặt Hân Ly và xẻo tai Chu Chỉ Nhược, còn Đồ Long đao và kiếm Ỷ Thiên đã theo nàng quận chúa nhà Nguyên mà rời khỏi đảo Linh…Xà”. Đây là một câu vọng cổ rất “khó nuốt” chứ chưa nói là “nuốt” sao cho lọt và ngọt. Ca từ toàn danh từ riêng, lại là những động từ gây… cảm giác mạnh như xẻo tai, rạch mặt… Vậy mà qua làn hơi nhẹ bổng, độ luyến láy như không, Tấn Tài đã hóa giải mọi kỹ thuật đánh đố trong bút lực của Hà Triều – Hoa Phượng.
Báo chí thời đó đưa tin, năm 1961 bầu Thành của đoàn Song Kiều ký với Tấn Tài một hợp đồng trị giá 100.000đ. Ngay lập tức, Tấn Tài thối lại cho bầu Sinh Tân Hương 60.000đ vì anh chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, còn 40.000đ anh chia làm đôi, gửi về cho cha mẹ và vợ ở quê nhà. Hay như đêm trao giải Thanh Tâm, anh sắp cho bằng được cha mẹ ruột và cha mẹ vợ ngồi ngay hàng ghế danh dự. Hai ông thầy dạy ca cho anh từ thuở lọt lòng là Hai Tỉnh và Út Thôi cùng bà con ở xã Vĩnh Trạch, núi Sập cũng được anh trân trọng đón lên Sài Gòn xem hát. Cái hiếu thảo, tận tình tận nghĩa của anh cũng tự nhiên, chẳng cần mài giũa, như chính giọng ca của anh. Đêm hát ấy, bà con núi Sập xúc động, tự hào về người thầy giáo làng đức độ, tài năng của họ… Còn anh, như đã trả được phần nào món nợ ân tình với người thân, thầy dạy và quê nhà.
Cũng có những thời kỳ anh lâm cảnh ngặt, khi đoàn hát của anh và người vợ thứ hai là NS Như Ngọc vướng nợ nần do gánh hát mới lập, chưa có kinh nghiệm điều hành. Từ đại bang Dạ Lý Hương, tôi xin phép ông bầu Xuân về với anh chị một năm. Một năm, đúng ra là vào mùa mưa ở Nam bộ, chúng tôi rong ruổi ở miền Trung, vậy mà trả hết nợ, gầy dựng trở lại cơ nghiệp. Cái tình trên sân khấu cộng thêm cái nghĩa của những người đồng sự giúp nhau giữa cơn khốn khó, anh cứ hàm ơn tôi mãi chuyện này. Riêng tôi, cũng nhẹ đi một phần bởi những gì anh chăm sóc, chỉ vẽ ân cần trong mỗi câu ca, cách diễn ở những vở tuồng tôi đóng chung cùng anh, giờ tôi đã có thể làm được một việc gì đó cho anh, thay lời cảm ơn. Bài học vỡ lòng mà cha tôi dạy, má Bảy và ba Năm dạy là sự biết ơn, tôi đã được học và hành từ chính anh.
Nhiều nghệ sĩ trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, ca nhạc, dù hiện nay có người đã trên dưới tuổi thất thập cổ lai hy nhưng vẫn là dấu khắc đậm đà trong lòng người mộ điệu. Nghệ sĩ Tấn Tài được mệnh danh là "Hoàng đế đĩa nhựa" thập niên 60 - 70 vì ông có khoảng 400 bài vọng cổ và 200 tuồng cải lương được thu đĩa phát hành ăn khách.
Mỗi tháng vẫn kiếm 1.000 USD
Nói thật là tôi kinh ngạc khi ngồi trước mặt ông lão 69 tuổi mà vẫn nói chuyện ào ào, phát âm chuẩn xác, triển khai vấn đề nhanh gọn, sắc sảo.
Ông hút thuốc điệu nghệ bằng nhãn hiệu của Đức quen thuộc mấy chục năm, không phải để hít vào phổi mà chỉ làm dáng cho sang vậy thôi. Hình như không phải là ngôi sao Tấn Tài tôi từng ái mộ trong các tuồng cải lương. Khi hát, đó là con người ngọt ngào, chất giọng quyến rũ, mềm mại, có khi nhân vật ngây thơ, hồn nhiên dễ thương như chàng A Li Kha của Bóng hồng sa mạc. Mấy chục năm, tôi lớn lên, nghĩ rằng thần tượng của mình chắc đã yếu ớt và thều thào như nhiều nghệ sĩ khác khi vào tuổi xế chiều. Nhưng không, Tấn Tài khoe rằng mình không mắc bệnh nào của người già cả, chỉ một lần mổ sỏi mật rồi thôi, sau đó ăn ngủ khỏe và chạy sô tưng bừng. Mỗi tháng ông có chừng 7 - 8 sô (giá mỗi sô vài triệu đồng), còn mỗi ngày ông chăm chút hai phòng thu âm, hướng dẫn kỹ thuật, nghề nghiệp cho các diễn viên trẻ khi làm album, và một năm đi nước ngoài mấy tháng vừa thăm con vừa biểu diễn. Vậy là trung bình ông kiếm "lương" 1.000 USD như chơi.
Nghệ sĩ Tấn Tài
Hai con trai Tấn Beo, Tấn Bo của ông cũng là "sao", rất có hiếu nhưng… không được báo hiếu, vì ông đâu có nghèo mà lấy tiền của con. Ông còn đi xe hơi, có tài xế lái nữa kia! Trưa trưa thì Tấn Beo gọi điện thoại hoặc đích thân qua rước ba sang nhà mình ăn cơm. Từ quận 5 tới quận 8 (TP.HCM) chỉ cách nhau cây cầu Nguyễn Tri Phương, cha, con gần nhau lắm. Vậy đủ rồi! Tấn Tài cười: "Bây giờ tôi ngồi không thì hai đứa nó và mấy đứa ở Mỹ cũng nuôi ngon lành, nhưng buồn chết luôn. Đi hát, đi làm để vận động, để có bạn bè vui vẻ".
Ông bầu không biết lỗ
Nhiều người chỉ biết Tấn Tài là kép hát, nhưng thật ra từ năm 1968, ông đã là bầu gánh Tân Thủ Đô và hốt bạc không kém gì Kim Chung, Kim Chưởng. Đang là ngôi sao của gánh Kim Chung với hợp đồng 1,4 triệu đồng, trong khi giá của nhiều ngôi sao khác chỉ chừng 700 ngàn tới 1 triệu, Tấn Tài lại bỏ ngang. Ông nghĩ: "Người ta dám bỏ bạc triệu ra kinh doanh cái tên của mình, tại sao mình lại không kinh doanh chính mình?". Vậy là ông đứng ra lập nghiệp với 26 tuổi đời và 60.000 đồng trong túi. Phải nói là lá gan khá lớn. Nhưng đúng hơn, là nhờ cái máu kinh doanh của mẹ truyền lại. Ông tính toán rất kỹ các phương án, và đi đúng hướng. Chỉ cần trương tấm bảng tại một ngôi đình bên quận 8 rằng "Gánh Tân Thủ Đô Tấn Tài - Thành Được đang tập tuồng mới", lập tức các tay thầu tiền góp đã nhào tới đưa tiền cho "cậu Năm" (họ gọi Tấn Tài một cách gần gũi như thế - PV). Bởi cái tên của "cậu Năm" đủ bảo chứng rồi. Và tiền vốn từ họ góp vào đủ cho cả gánh hát sống khoẻ, bởi đêm nào cũng bán vé đông kín rạp.
Từ một gánh, Tấn Tài phát triển thành hai gánh gọi là Tân Thủ Đô 1 và 2, chiêu mộ toàn ngôi sao như: Thành Được, Út Trà Ôn, Việt Hùng, Minh Chí, Út Hiền, Út Hậu, Mộng Tuyền, Bạch Tuyết, Diệu Hiền… Phải có nhiều nghệ sĩ như thế vì những hôm kép chánh Tấn Tài về Sài Gòn thu đĩa thì ở tỉnh vẫn có người thay thế. Và ông đặt hàng những soạn giả hàng đầu như Hà Triều, Hoa Phượng, Hoàng Việt, Loan Thảo, Thể Hà Vân viết tuồng "đo ni đóng giày" cho từng nghệ sĩ, cho nên ai diễn cũng hay như nhau. Tấn Tài và vợ là nghệ sĩ nổi tiếng Như Ngọc chỉ có việc mỗi ngày thu tiền về gửi nhà băng mà thôi. Bây giờ nhớ lại, Tấn Tài thở dài: "Tội nghiệp vợ tôi, nói sống trong cảnh giàu sang nhưng hai vợ chồng cứ như Ngưu Lang - Chức Nữ xa nhau hoài, vì mỗi người phải coi một gánh, hết tỉnh này lại tới tỉnh kia". Nhưng ông cũng tự hào là mình làm bầu nuôi gần 150 người nhưng chưa hề biết chữ lỗ là gì. Hồi ấy chỉ có Kim Chung và Tân Thủ Đô dám phát lương tháng cho anh em. Không cần biết trời nắng hay mưa, có mở màn hay không, cứ có lương ổn định là anh em yên tâm.
Nghệ sĩ Tấn Tài và NSƯT Bạch Tuyết trong một vở cải lương - (Ảnh: NS cung cấp)
Tấn Tài đi hát, làm bầu, ăn ngủ trên xe hơi, có khi cầm cự bằng bánh mì để kịp chạy sô, cực kinh khủng. Nhưng say nghề, và tiền trong nhà băng cứ đầy thêm mỗi ngày. Hồi đó (khoảng thập niên 60-70), trúng số độc đắc chỉ 1 triệu đồng, vàng thì 12.000 đồng một lượng, vậy mà ông có tài sản tới 34 triệu. Sau giải phóng, nhiều đợt đổi tiền, ông trở lại "bình dân" như bao người. Vậy mà ông vẫn cười thản nhiên: "Thì giai đoạn đó ai cũng chịu vậy mà, chứ đâu phải riêng mình. Trời còn cho mình sức khỏe và tài năng thì mình làm ra tiền nữa, lo gì!".
Gánh Tân Thủ Đô sau giải phóng trở thành đoàn cải lương tập thể Hậu Giang, Tấn Tài vẫn làm trưởng đoàn nhưng với cơ chế mới, lãnh lương ba cọc ba đồng của thời bao cấp. Cầm cự được 7 năm, ông xin nghỉ, ra hát sô nuôi vợ con vì được trả cát-sê cao hơn nhiều. Đoàn này vẫn còn, hiện là đoàn cải lương Tây Đô của thành phố Cần Thơ.
Ngược dòng thời gian nửa thế kỷ, Tấn Tài nếm trải vinh quang nhiều hơn cay đắng. Có lẽ vậy nên ông sống nhẹ tênh. Hỏi ông tâm đắc điều gì nhất, ông cười khà, bảo cái gì cũng tâm đắc. Điều gì đối với ông cũng như có màu hồng, dù trong thời bao cấp đầy khó khăn.
Theo Hoàng Kim
http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/print/nguoinoitieng/439618/index.html
Trong hai thập niên 60, 70, nam nghệ sĩ Tấn Tài được báo chí kịch trường tặng cho danh hiệu “Hoàng đế dĩa nhựa” khi anh thực hiện trên 100 đĩa vọng cổ và tuồng cải lương được thính giả ưa thích. Nam nghệ sĩ Tấn Tài là một trong sáu nam nữ nghệ sĩ đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm năm 1963 (đó là các nghệ sĩ Tấn Tài, Diệp Lang, Thanh Tú, Bạch Tuyết, Kim Loan tức Mộng Tuyền và Trương Ánh Loan.)
Nghệ sĩ Tấn Tài tên thật là Lê Tấn Tài, sanh năm 1940, quê ở xã Vĩnh Trạch, huyện Núi Sập, tỉnh Long Xuyên (An Giang). Cha là ông Lê Thành Tâm, Mẹ là bà Nguyễn Thị Đang, hành nghề thương mãi. Trong gia đình không có người nào theo nghiệp cầm ca.
Tấn Tài thi đậu Trung Học đệ nhất cấp ở Long Xuyên, anh làm giáo chức dạy học ở trường Thoại Ngọc Hầu, tỉnh An Giang. Phong trào đờn ca tài tử ở miền Hậu Giang rất là rầm rộ, thấy giáo làng Tấn Tài bị cuốn hút theo phong trào, anh đi học ca vọng cổ và cổ nhạc với hai nhạc sĩ ở địa phương là Hai Tỉnh và Út Thôi.
Giọng ca truyền cảm
Tấn Tài có một giọng ca truyền cảm, anh biết cách diễn đạt nội dung bài ca nên tạo được một lối ca riêng có khả năng thu hút khán, thính giả nên anh mau chóng nổi danh ở địa phương. Các đoàn hát nhỏ về hát ở xã Vĩnh Trạch thường có tiết mục ca vọng cổ ngoài màn trước khi chánh thức hát vở tuồng đêm đó.
Hoàng Đế Đĩa Nhựa
Đầu năm 1959, đoàn cải lương Bướm Vàng của ông Bầu Văn Thà đến xã Vĩnh Trạch hát, theo lệ hát vọng cổ ngoài màn, đoàn hát đã mời Ban ca nhạc tài tử của xã tham dự. Tấn Tài lên ca, được khán giả nhiệt liệt vổ tay khen thưởng đồng thời được mời hát nhiều lần. Giọng ca và phong cách biểu diễn của Tấn Tài được khán giả đánh gíá là hay hơn anh kép chánh của đoàn hát.
Bầu Văn Thà thấy Tấn Tài có giọng tốt, ca hay, được khán giả ái mộ nên ông bảo con gái của ông là cô đào Thanh Lệ o bế quyến rũ Tấn Tài. Ông muốn đào luyện Tấn Tài trở thành kép chánh và sẽ làm rể của ông để Tấn Tài giúp ông nắm vững và phát triển đoàn hát.
Nhưng khi đoàn Bướm Vàng hát ở Chợ Bà – Cái Vồn, mẹ anh đến đoàn hát bắt anh trở về nhà, nhưng Tấn Tài thề quyết theo nghiệp cầm ca, nếu không thành danh thành tài, quyết không trở về quê hương xứ sở.
Cha mẹ của Tấn Tài đành chìu theo ý nguyện của con nhưng thời vận của Tấn Tài chưa thông nên chỉ sáu tháng sau, đoàn hát Bướm Vàng tan rã, cô đào Thanh Lệ bỏ đi đâu mất. Tấn Tài không dám trở về quê, anh tá túc nơi nhà của một người ái mộ anh tên Hiền ở Mươn Điều, Cao Lãnh, cuốc đất trồng khoai, sống tạm qua ngày.
Mối tình với cô Năm Ðủ
Thời gian này Tấn Tài được anh Hiền giới thiệu đi đờn ca tài tử ở các xã lân cận, nhiều cô gái quê mê giọng ca của anh giáo làng thất cơ lỡ vận này, nhưng Tấn Tài chỉ đáp lại mối tình thắm thiết của cô Năm Đủ, giáo viên trường Tiểu học xã Mỹ Hiệp.
Không ngờ là ông Xã Trưởng Mỹ Hiệp muốn cưới cô Năm Đủ nhưng cô không ưng thuận mà chí quyết chỉ yêu Tấn Tài thôi. Ông Xã Trưởng chụp mũ Tấn Tài, ông đem lính tới bao vây rạp hát tìm bắt Tấn Tài, anh phải trốn trong ao nước sau đình, núp dưới dề lục bình. Bọn lính và ông Xã trưởng bắn vài loạt đạn xuống ao, may mà không trúng Tấn Tài. Đêm đó, sợ quá, anh trốn qua Sadec, anh Hiền cũng bỏ nhà trốn theo anh.
Đoàn cải lương Hữu Tâm của ông Bầu Ba Khuê hát tại rạp Sadec, Tấn Tài và anh Hiền đến xin gia nhập nhưng soạn giả Tứ Lang sau khi nghe thử giọng ca của Tấn Tài, bèn dẫn Tấn Tài đi gia nhập gánh nhát Tân Hương Hoa của Bầu Sinh vì anh nói theo đoàn Tân Hương Hoa có tương lai hơn là theo đoàn Hữu Tâm. Trước khi đi Bãi Sào gia nhập đoàn hát Tân Hương Hoa, Tấn Tài viết thư về cho cô Năm Đủ, hẹn khi ổn định công ăn việc làm, sẽ rước cô về chung sống.
Trong nghề hát, có giọng ca tốt cũng phải cần có dịp may thì mới mau phất lên được. Tấn Tài gia nhập đoàn Tân Hương Hoa, gặp dịp may là kép chánh Hoàng Sương nghĩ đoàn để qua hát cho đoàn Thúy Nga, Bầu Sinh liền giao Tấn Tài cho kép Nam Hùng huấn luyện cấp tốc để thế vai của Hoàng Sương.
Tấn Tài có giọng ca lạ, hấp dẫn, học tuồng mau thuộc nên lầu đầu tiên mới bước ra sân khấu hát, Tấn Tài được khán giả tán thưởng và được Bầu Sinh nâng lên thành kép chánh của đoàn, có lương cao và được ký contrat sáu chục ngàn đồng, hát hai năm cho đoàn Tân Hương Hoa. Cô Năm Đủ là người vợ đầu tiên của Tấn Tài. Hai người chung sống, có được một đứa con gái tên là Lê Thị Thanh Hà, hiện nay là chủ một garage sửa xe hơi ở vùng Phú Thọ.
Ở đoàn Tân Hương Hoa, Tấn Tài thủ vai chánh trong các tuồng Hắc Y Nữ Hiệp, Tiếng Ai Khóc Trên Đồi, Hoàng Tử Song Sanh, Hoa Tình trong Gió Lốc, Nam Du Huê Quang.
Năm 1961, ông Bầu Thành đoàn Song Kiều ký với Tấn Tài một hợp đồng 100.000 đồng để anh về hát cho đoàn Song Kiều. Tấn Tài thối lại cho bầu Sinh Tân Hương Hoa 60.000 đồng vì hát chưa hết thời hạn hợp đồng. Còn 40.000 đồng anh chia làm đôi, gởi hết số tiền đó về cho cha mẹ của anh và cha mẹ vợ anh.
Báo chí kịch trường đăng nhiều bài báo khen Tấn Tài là con có hiếu vì thời đó nhiều nghệ sĩ ký tiền hợp đồng cao thường lo sắm xe hơi, mua hột xoàng thay vì giúp đở cho cha mẹ già.
Ở đoàn Song Kiều, Tấn Tài hát các tuồng Tâm Tình Mỵ Vương Phi, Nắng Chiều Quê Ngoại, Nắng lên Cổ Tháp.
Ðoạt nhiều giải thưởng
Năm 1962, Tấn Tài cộng tác với đoàn hát Thủ Đô của ông bầu Ba Bản, được nghệ sĩ Ba Vân hướng dẩn, Tấn Tài thành công trong vai Điệp Nhứt Lang trong tuồng Cát Dung Phương Tử của soạn giả Thiếu Linh, anh đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm năm 1963 nhờ vai tuồng nầy.
Chỉ sau bốn năm theo nghề hát, Tấn Tài đoạt được giải nghệ thuật cao qúy mà các nam nữ diễn viên cải lương đồng thời đều mơ ước.
Đêm phát giải Thanh Tâm được tổ chức tại rạp Quốc Thanh, Tấn Tài thủ vai Hoàng Hoa Lử, diễn chung với Bạch Tuyết trong vai Chu Cẩm Luyện trong vở Khói Sóng Tiêu Tương của Hoa Phượng và Nhị KIều.
Cha Mẹ của Tấn Tài và cha mẹ vợ của anh được mời ngồi hàng ghế danh dự. Bà con ở xã Vĩnh Trạch và đặc biệt hai ông thầy dạy ca Hai Tỉnh và Út Thôi cũng đến Saigon xem đêm hát nhận huy chương vàng của ông thầy giáo làng kiêm nghệ sĩ Tấn Tài.
Sau đêm hát nhận huy chương vàng, Tấn Tài được ký hợp đồng thêm 150.000 đồng và được nghĩ 5 ngày để cùng cha mẹ và bà con xã Vĩnh Trạch về quê. Tại xóm cũ, Tấn Tài vật bò, mổ heo, làm thịt gà tổ chức tiệc khoản đải chánh quyền xã và tất cả bà con láng giềng nào đến chia vui với gia đình anh.
Tấn Tài hát các vai chánh trên sân khấu Thủ Đô, tuồng : Tình Người Tử Tội, Bóng Người Bên Song Cửa, Nhạc Nữ Qúy Xuyên, Cây Quạt Lụa Hồng, Khi Mặt Trời Lên, Năm Xưa Nàng Lổi Hẹn, Cát Dung Phương Tử.
Tấn Tài thu dĩa vọng cổ cho hãng diã Hoành Sơn của ông Ba Bản các bài nổi tiếng như Ai lên xứ hoa đào, Dưới rặng Ô môi, Đà lạt mưa rơi, Kiều Phong A tỷ. Dương Qúy Phi, Mùa Thu Lá Bay…
Năm 1964, Tấn Tài và Bạch Tuyết là đôi diễn viên chánh của đoàn hát Dạ Lý Hương của Bầu Xuân. Tấn Tài có những vai hát để đời trong các tuồng Cô Gái Đồ Long, Anh Hùng Xạ Điêu, Tiếng Vọng Ba Đèo, Võ Tòng Sát Tẩu, Sương Mù Trên Non Cao, Thần Anh Cô…
Khi hát cho đoàn Dạ Lý Hương, Tấn Tài hết bị ràng buộc với ông bầu Ba Bản và hãng dĩa Hoành Sơn nên anh ca thu dĩa cho nhiều hãng dĩa Việt Nam của cô Sáu Liên, hãng dĩa Hồng Hoa (tức Asia cũ), hãng Continental của ông Đông, hãng dĩa Việt Hải của ông Tứ Hải… các bài vọng cổ được khách mộ điệu ưa chuộng như Hàn Mạc Tử, Hạng Võ Biệt Ngu Cơ, Thương miền đất đỏ, Tâm sự anh gù, Qua đò Mỹ Thuận… và Tấn Tài nổi danh Hoàng Đế dĩa nhựa.
Năm 1966 đến năm 1969, Tấn Tài là diễn viên chánh đoàn Kim Chung 5, hát chung với Mỹ Châu, rồi Lệ Thủy các vở tuồng : Bức họa da người, Băng Tuyền nữ chúa, Tâm Sự loài chim biển, Đường Minh Hoàng, Đào Hoa Khách, Tuyệt tình nương, Hồng y nữ hiệp…
Cưới vợ lần thứ hai
Năm 1968, (Têt Mậu Thân) Tấn Tài theo đoàn Kim Chung 5 lưu diễn miền Trung, hát ở đảo Lý Sơn (cù lao Ré, Quảng Ngãi) thì ở Saigon vợ anh, cô Năm Đủ mất, không hiểu vì nạn nhân chiến cuộc hay vì bạo bịnh. Gia đình và Ban giám đốc Kim Chung không biết đoàn Kim Chung 5 đang lưu diễn ở đâu thành ra không báo tin cho Tấn Tài được.
Mãi tới ba tháng sau, khi Kim Chung 5 về tới Nha Trang thì Tấn Tài mới biết tin vợ anh mất. Con gái của anh Lê Thị Thanh Hà được ông bà nội đem về nuôi dưỡng và cho đi ăn học ở Saigon.
Năm 1969, Tấn Tài lập gánh hát mang bảng hiệu Tân Thủ Đô – Tấn Tài, anh cưới người vợ thứ hai là nữ nghệ sĩ đệ nhất đào lẵng Như Ngọc, có hai trai tên Lê Tấn Danh tức hề Tấn Beo và Lê Tấn Phúc tức hề Tấn Bo.
Sau năm 1975, Tấn Tài giao gánh hát lại cho tỉnh Hậu Giang, anh mở quán có ca nhạc, rồi đi hát cho đoàn hát Song Hậu của nhà nước. Anh đi hát từng show khi có yêu cầu. Nữ nghệ sĩ Như Ngọc mất năm 2002 vì tai biến mạch máu nảo.
Hai con trai của anh là Tấn Beo và Tấn Bo không phải danh ca vọng cổ, họ chọn nghề chọc cười thiên hạ nên nổi danh hề Tấn Beo và Tấn Bo