Trang 1/8 1 2 3 4 5 ... CuốiCuối
  1. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc




    HAI MƯƠI BẢN TỔ CỔ NHẠC TÀI TỬ


    Gồm có:
    Ba Nam:
    Nam Xuân - Nam Ai - Đảo Ngũ Cung
    Bài Đảo Ngũ Cung còn gọi là Nam Đảo
    (Tài liệu xưa là sách Cầm Ca Tân Điệu và Nhạc Cổ Điển Việt Nam chỉ gọi là Đảo Ngũ Cung mà thôi)

    Sáu Bắc:
    Lưu Thủy Trường - Phú Lục Chấn - Bình Bán Chấn - Cổ Bản Trường - Xuân Tình Chấn - Tây Thi Trường
    Nhưng giới đàn ca tài tử thường chơi Cổ Bản Vắn và Tây Thi Vắn mà ít chơi hai bài Cổ Bản Trường và Tây Thi Trường

    Bảy Bài (tức 7 bài lễ):
    Xàng Xê - Ngũ Đối Thượng - Ngũ Đối Hạ - Long Ngâm - Long Đăng - Vạn Giá - Tiểu Khúc

    Bốn Oán:
    Tứ Đại Oán - Phụng Cầu - Giang Nam - Phụng Hoàng
    Bài Giang Nam còn gọi là Giang Nam Cửu Khúc (vì có 9 lớp), bài Phụng Cầu còn gọi là Phụng Cầu Hoàng Duyên, bài Phụng Hoàng còn gọi là Phụng Hoàng Lai Nghi
    (Tài liệu xưa là sách Cầm Ca Tân Điệu và Nhạc Cổ Điển Việt Nam chỉ gọi là Phụng Cầu, Phụng Hoàng mà thôi)



    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 9 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    El Zombre (07-02-2014)

  3. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    GT thường nghe người ta nói: ca hơi ai, hơi oán, hơi xuân... và hơi quảng nữa. Nhưng chưa rõ hơi quảng thì dây ra sao? So với dây đào và kép thì nó nằm ở vị trí nào?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 4 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:


  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Giang Tiên

    GT thường nghe người ta nói: ca hơi ai, hơi oán, hơi xuân... và hơi quảng nữa. Nhưng chưa rõ hơi quảng thì dây ra sao? So với dây đào và kép thì nó nằm ở vị trí nào?

    Hơi ai là buồn như Nam Ai, hơi oán là (là than oán) thê thảm như các bản Oán.
    Hơi quảng phải giải thích vài dòng chút.
    Hồi xưa chưa có cải lương, lúc còn hát bội. Mà hát bội thì nội dung tuồng tích xuất phát từ truyện Tàu. Có một số tuồng lấy nhạc Tàu làm nhạc nền. Những nhạc Tàu này phần lớn bắt chước theo lối hát Trung Hoa Hí Khúc của Tàu. Nhạc này lại hầu hết là nhạc cổ Quảng Đông (xem phim Tàu thấy có), nên gọi là nhạc quảng, hơi Quảng (Đông). Ngoài nhạc quảng, các tiền nhân còn dùng cả nhạc Tiều (Triều Châu), nhưng vẫn gọi chung là nhạc Quảng.
    Khi cải lương hình thành thì có 2 trường phái là tuồng Tàu và tuông Tây.
    Tuồng Tây sau này gôi là tuồng xã hội. Tuồng Tàu thì gọi là cải lương tuồng Tàu. Cải lương tuồng Tàu sau được gọi là là cải lương Hồ Quảng. Gọi Hồ Quảng là nhạc nền dùng nhạc cổ của các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Đông, Quảng Tây (4 tỉnh đó dùng nhạc giống nhau).
    Cho nên nói hơi quảng là làn điệu (hơi) ảnh hưởng theo nhạc Tàu.
    Trong cổ nhạc Việt Nam tài tử cải lương chúng ta có nhiều bản hơi quảng như Sương Chiều, Tú Anh, Phong Ba Đình, Khốc Hoàng Thiên, Xang Xừ Líu v.v...
    Gốc nhạc Tiều như bản Trạng Nguyên Hành Lộ, Nhị Thủy (tức bản Di Khí Tiếu), Mạnh Lệ Quân v.v... (nghe cái tên Di Khí Tiếu thấy Tàu rõ ràng rồi).
    Đôi khi giới chơi tài tử lấy bản bắc đờn hơi quảng cho lạ tai như bản Tây Thi Vắn đờn hơi quảng gọi là Tây Thi Quảng. Ngày xưa người ta chơi cả Xuân Tình Quảng... các bản bắc đều chơi hơi quảng được hết. Cái đó là tuỳ theo các thầy đàn rao và đàn trở giọng (trở hơi).
    Có nhiều bản trong cổ nhạc tài tử cải lương còn xài nguyên xi bản của Tàu như bản Dì Phảnh (Dì Phạn), Xái Phỉ... Trong cải lương Hồ Quảng dùng nhiều hơn nữa như Thán Phảnh Phá, Xách Xủi v.v...
    Thôi nói đại khái chút thôi, mỏi tay rồi...
    Về lên dây đàn thì vẫn để nguyên dây như vậy. Không có dây gì gọi là dây Quảng cả, chỉ có hơi quảng mà thôi, chỉ bấm ngón tay chỗ khác chút mà thôi. Đờn bắc thì bấm chữ bắc, đờn quảng thì bấm chữ quảng, ai thì bấm chữ ai, oán thì bấm chữ oán... cũng chỉ 5 chự hò, xự, xang, xê, cống... đó mà thôi. Nhạc ngũ âm là theo văn hoá phương đông, mà văn hoá phương đông thì theo kinh Dịch, mà dịch có nghĩa là biến. Tuy có 5 cung đàn hò, xự, xang, xê, cống mà biến hoá lung tung ra nhiều âm giai điệu thức.
    Cũng như cờ Tướng là môn cờ phương đông, cũng biến hoá khôn lường v.v...
    Có người chê văn hoá phương đông của chúng ta, có người chệ kinh Dịch là nhảm nhí... Đó là họ chưa nghiên cứu sâu đó thôi. Ngay cả người Mỹ vẫn tin kinh Dịch. Họ tổ chức cơ chế công quyền theo lưỡng đảng là theo cái nguyên lý âm dương. Họ xây toà nhà của Bộ quốc phòng theo hình ngũ giác (5 góc) là theo cái lý ngũ hành. Rõ ràng họ tin vào học thuyết âm dương, ngũ hành trong kinh Dịch.
    Thôi, nói nhiều quá đi lạc đường, còn mang tiếng nhiều chuyện.
    Stop ở đây về các loại hơi trong cổ nhạc tài tử và cải lương.
    Chúc các anh chị trong đại gia đình cailuongso bước sang năm mới phúc lộc mãn đường, anh khang thịnh vượng...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 6 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  7. cubi35
    Avatar của cubi35
    Nguyên văn bởi Giang Tiên
    GT thường nghe người ta nói: ca hơi ai, hơi oán, hơi xuân... và hơi quảng nữa. Nhưng chưa rõ hơi quảng thì dây ra sao? So với dây đào và kép thì nó nằm ở vị trí nào?
    chào Giangtien theo cubi được biết là Hơi Quảng thì không phân đào kép đâu ,chỉ đặc thù là dây quảng
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 6 Users Say Thank You to cubi35 For This Useful Post:


  9. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Ồ, một bài giải thích khá chi tiết. Cảm ơn nguyenphuc nhiều, giờ thì GT biết rõ rồi. Nhưng khi nào nguyenphuc hết mỏi tay, cho GT biết tất cả những bài bản nào thuộc hơi quảng nha. Thấy đoạn "Sương Chiều, Tú Anh, Phong Ba Đình, Khốc Hoàng Thiên, Xang Xừ Líu v.v..." ... nổi tính tò mò, muốn biết hết trong những dấu chấm kia là bài gì. Hihihihi...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 5 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:


  11. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Nguyên văn bởi cubi35
    chào Giangtien theo cubi được biết là Hơi Quảng thì không phân đào kép đâu ,chỉ đặc thù là dây quảng
    Chỉ là cách cảm ca thôi đúng không anh?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:


  13. cubi35
    Avatar của cubi35
    đúng rồi đó giangtien
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 3 Users Say Thank You to cubi35 For This Useful Post:


  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Oh, còn thiếu hơi xuân...
    Hơi xuân thì nhẹ nhàng, thanh thoát, nhàn tản, vui tươi, an nhiên tự tại, tiên phong đạo cốt... cảnh thái bình thịnh trị...
    Như bản Nam Xuân, Tương Giang, và một số bài đàn hơi ngự như Chiêu Quân Ngự v.v...
    Bản Chiêu Quân có 2 cách chơi là hơi ngự (giống hơi xuân nói trên) hoặc hơi ai (buồn).
    Tóm lại, thầy đàn muốn đổi hơi lúc nào cũng được (cũng như đổi từ đào qua kép và ngược lại vậy thôi).
    Chúng ta thấy bản Đảo Ngũ Cung tới câu thứ 52 thì đổi hơi để qua Song Cước đó, đâu có lên dây lại gì đâu, chỉ do chúng ta bấm ngón tay chỗ khác chút và run, nhấn, luyến láy theo hơi mà chúng ta muốn đàn thôi.
    Cái chuyện đổi hơi (trở dây trở giọng) thì dễ thôi. Như bài Cổ Bản đàn hơi ai gọi là Cổ Bản Ai, Ngựa Ô Bắc 2 câu cuối trở qua hơi ai để gác vô vọng cổ chẳng hạn...
    Rồi đổi hơi theo tình huống trên sân khấu... Thí dụ Nguyệt Nga đi đường bị tên cướp Phong Lai bắt... Khi đó Nguyệt Nga ca bản mùi (hơi ai) để than thở thì tướng cướp Phong Lai nạt nộ... dàn đờn phải trở hơi bắc thúc nhịp lại, thành ra bản Nam Ai (chẳng hạn) đang buồn mà nửa chừng trở hơi bắc. Hoặc ngược lại, tình huống này chúng ta thấy trên sân khấu cải lương hoài.



    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  17. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Giang Tiên

    Ồ, một bài giải thích khá chi tiết. Cảm ơn nguyenphuc nhiều, giờ thì GT biết rõ rồi. Nhưng khi nào nguyenphuc hết mỏi tay, cho GT biết tất cả những bài bản nào thuộc hơi quảng nha. Thấy đoạn "Sương Chiều, Tú Anh, Phong Ba Đình, Khốc Hoàng Thiên, Xang Xừ Líu v.v..." ... nổi tính tò mò, muốn biết hết trong những dấu chấm kia là bài gì. Hihihihi...

    Hihi... những bản quảng thì chỉ đàn hơi quảng thôi, chứ chẳng có cái dây gì gọi là dây quảng cả (không có vặn trục lên dây lại).
    Huhu... giờ mỏi tay nữa rồi Những bản nào rao hơi quảng thì đều là bản quảng cả. Bất chợt không kể hết được, mà thật ra cũng chẳng bao nhiêu bản quảng được dùng trong cổ nhạc tài tử cải lương.
    Đại khái những bản quảng thường dùng trong tài tử và cải lương như Sương Chiều, Tú Anh, Xang Xừ Líu, Khốc Hoàng Thiên, Phong Ba Đình, Lý Phước Kiến (thuộc 6 bản Lý cổ truyền), Phụng Nghi Đình, Liễu Thuận Nương, Liễu Xuân Nương, Dì Phảnh (Dì Phạn, chữ này phiên âm Tàu nên gọi không thống nhất), Xái Phỉ v.v...
    Những bản dấu chấm là vân vân đó mà. Bài bản cổ nhạc nhiều lắm, bất tử không nhớ liền kịp, mà những bản không liệt kê ra đây cũng ít khi xài tới nên không biết cũng không sao. Nếu như cần thì chỉ nhìn qua là đàn được chứ có khó gì đâu. Muốn nhìn lòng bản mà đàn được ngay phải biết bản đó loại nhịp gì, trường canh gì, hơi gì. Nếu không biết những chi tiết đó thì đàn không được, nhất là đàn không đúng hơi thì "trớt quớt".
    Đó là nói những bản quảng trong cổ nhạc tài tử cải lương. Còn những bản quảng trong cải lương Hồ Quảng thì rất nhiều, chắc không cần thiết phải liệt kê ra đây.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 5 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  19. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Sao mỏi tay lẹ vậy. Hay thời tiết lạnh quá nên tê tay. Không cần nhớ gấp, cứ nhớ từ từ rồi cho 1 bài tổng hợp vậy ấy mà.

    Bản Phụng Nghi Đình tên nghe lạ quá.
    Còn bản Liễu Xuân Nương có phải là Liễu Thuận Nương không?

    Nguyenphuc không phải thầy đàn, mà nghe lý giải giống như 1 thầy đàn chuyên nghiệp vậy. ^^!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 4 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:


Trang 1/8 1 2 3 4 5 ... CuốiCuối
ANH EM CHANNEL