Giữa tiếng cười và giây phút thăng hoa nghệ thuật, ít ai biết rằng người nghệ sĩ từng bật khóc. Và câu chuyện của “kép Tư Bền” luôn diễn ra trong mọi thời đại. Sự chia sẻ nỗi lòng của những nghệ sĩ nổi tiếng phía sau chiếc rèm nhung lung linh nụ cười, nước mắt và những niềm riêng...
Cải lương Số xin trân trọng giới thiệu loạt Ký sự hay này từ Tuoitre.vn
Khoảng lặng sau tiếng cười - Kỳ 1: “Kép Tư Bền” của Minh Nhí
Năm 1997, khi ấy nhóm hài Hữu Châu - Minh Nhí đang nổi như cồn. Một đêm, khi đang đứng trong cánh gà chuẩn bị diễn ở sân khấu Trống Đồng (TP.HCM), Minh Nhí nhận được tin cha mất. Anh nghĩ bạn bè đùa. Nhưng linh cảm đã khiến anh gọi điện thoại về quê. Nghe giọng nói nghẹn ngào đứt quãng bên kia đầu dây, Minh chết lặng...
Nước mắt của đời
Anh nhớ lại cảm giác lúc đó: “Rất kinh khủng. Tôi nhắm mắt lại và không muốn mở mắt ra nữa... Tôi như lơ lửng giữa bóng tối, khoảng trống cùng với nỗi đau quá đột ngột”. Vừa lúc đó, người dẫn chương trình đã giới thiệu tên Minh Nhí và Hữu Châu.
Minh ngẩn ngơ bước ra sân khấu, nhớ đến câu nói “Phải bỏ đôi giày dơ bẩn của mình ngoài nhà hát” mà ráng quên đi nỗi đau mất cha để hết mình với vai diễn. “Đã diễn hài thì phải làm khán giả cười. Khán giả đâu cần biết đêm đó cha mình vừa mất! Có lúc đang diễn bất chợt nhớ ra tôi như mất hồn. Nhưng mình không được phân tâm vì đang là diễn viên trên sân khấu” - Minh ngậm ngùi kể.
Diễn xong anh phải chạy qua bốn tụ điểm khác diễn tiếp. Đến khi quay về sân khấu 135 Hai Bà Trưng diễn suất thứ 11 thì Minh không chịu đựng được nữa. Anh thuê ngay xe về Sa Đéc (Đồng Tháp).
Lúc đó hơn 11g đêm. “Tôi ngồi trên xe, không ngủ, không nói chuyện với anh trai, nước mắt cứ chảy dài. Lúc đó tôi mới thấm thía nỗi đau của “kép Tư Bền” vì thấy mình giống quá. Đau, đau lắm, đau đến quắt queo và trống rỗng như vô hồn nhưng vẫn phải chọc cười thiên hạ, trong khi chỉ muốn về ngay để thấy mặt cha lần cuối... Tôi nhớ hồi mới đi làm, mỗi lần cha lên thăm gặp được chút xíu phải về ngay vì không có chỗ ngủ.
Hồi nhỏ tôi hay nói mai mốt giàu sẽ nuôi ba má. Vậy mà tới lúc vừa mua được nhà mấy ngày, tính đón cha lên ở thì cha lại không còn... Tôi nghiệm thấy cuộc đời mình cứ mỗi lần được cái này thì mất cái kia. Hai lần mất người thân đều là lúc tôi vừa mua nhà mới” - nghệ sĩ Minh Nhí chùng giọng...
Bốn năm sau, khi Minh vừa mua được căn nhà lớn hơn và chuẩn bị đón mẹ lên ở cùng thì bà lại ra đi! Hơn hai năm sau cái chết của mẹ, khi Minh Nhí diễn tập vở Mẹ yêu, theo kịch bản, vai của anh (người anh Năm) là vai “không khí” vui vui. Diễn viên hài Hoàng Sơn (vai người em út) kể: “Khi tôi khóc, anh Minh Nhí cũng òa khóc rất dữ dội, khóc như không kìm nén được dù trong kịch bản nhân vật của anh không có cảnh khóc”. Khi hỏi, Minh Nhí chỉ nói ngắn gọn: “Tôi khóc thật vì nhớ và thương má tôi...”.
Nghệ sĩ Minh Nhí hóa trang trước giờ diễn - Ảnh: My Lăng
Khoảng lặng thách thức
Những thử thách vẫn chưa dừng lại. Có nhiều nỗi đau đi qua đời Minh Nhí. Gần nửa năm trời không được biểu diễn là khoảng thời gian thử thách khủng khiếp nhất. Ba tháng đầu Minh lang thang quanh những tụ điểm, sân khấu sáng choang đèn, lặng lẽ nhìn từ xa và đến tháng thứ tư thì không dám đi đâu nữa. Minh lủi thủi quanh quẩn ở nhà. Cô độc. Lạc lõng. Bế tắc. Suy sụp. Những ngày tháng quá nhiều nước mắt. “Có nhiều lúc tôi thấy mình yếu đuối quá, cùng đường quá, tới chừng tưởng như mình không còn gượng dậy mà thở được nữa” - Minh Nhí chùng giọng kể.
Minh lấy những đĩa mình diễn ra xem. Lặng lẽ và buồn tủi. Nước mắt chảy lúc nào không hay. Mỗi lần bật tivi thấy bạn bè, học trò diễn, anh lại khóc. Nhớ nghề đến quay quắt, anh đứng trước gương diễn lại những vai hài mình thích mà mặt buồn tênh. Rồi khóc. Đó là khoảng thời gian Minh khóc nhiều nhất. “Đó là khoảng lặng lớn nhất trong đời tôi!” - Minh Nhí trầm ngâm khẽ lắc lắc đầu khi nhớ lại.
Anh thẳng thắn thừa nhận: “Hồi còn trẻ lại giỏi nên tôi hồ đồ, kiêu ngạo, ngông cuồng, ăn chơi, thích nghe đàn em và học trò tâng bốc. Sau cú sốc, tôi nhận ra giá trị thật của bản thân mình và những người xung quanh”.
Cuối năm 2005, trong đêm cúng tổ nghề Minh khấn: “Nếu con còn duyên với nghề xin tổ nghề cho con được đi diễn lại”. Buổi diễn đầu tiên đánh dấu sự trở lại của Minh Nhí là một chương trình từ thiện ở rạp Nguyễn Du. Minh Nhí đến rất sớm. Anh đứng trong cánh gà, toàn thân run như bị sốt, chắp tay vái tổ nghề liên tục.
“Sau một năm rưỡi mới diễn lại, không biết khán giả có còn đón nhận mình nữa hay không? Mình diễn còn hay như ngày trước không? Khi MC xướng tên mình, nghe tiếng khán giả ồ lên vỗ tay rần rần và vỗ tay rất lâu, tôi sướng run người, nổi cả da gà và gần bật khóc” - nghệ sĩ Minh Nhí không giấu được sự xúc động khi nhớ lại thời khắc đầy xúc cảm ấy.
Kể từ thời khắc đó Minh Nhí đã nhận chân một điều sâu sắc: phải nỗ lực tâm sức đến mức cuối cùng để xứng đáng nhất với tấm chân tình của khán giả.
Cái giá của nụ cười
Chính vì nghĩ quá nhiều cho khán giả, người diễn viên ấy không ít lần đánh đu với sức khỏe trong tình huống mạo hiểm có thể dẫn đến tai nạn nghề nghiệp đau đớn. Trước khi diễn vở Đứa con tiền kiếp ở CLB Phụ nữ (Q.3), Minh Nhí bị tắt tiếng. Nhưng hợp đồng đã ký, không thể hủy diễn. Tên Minh Nhí đã xuất hiện trên băngrôn. Anh không dám để người khác đóng vai thằng mõ thay mình.
Minh Nhí kể: “Tôi tới bác sĩ chích luôn một lúc hai mũi thuốc trong khi bình thường chỉ dùng một mũi. Đúng 8g tối mở màn thì hết tắt tiếng. Có đồng nghiệp bảo tôi giả bộ, làm eo. Vừa diễn xong thì tôi tắt tiếng trở lại!”. Nhiều lần cố gắng như thế, Minh Nhí đã bị hư giọng. Bây giờ giọng anh lúc nào cũng khàn khàn chứ không trong và cao như trước.
Có lần khi diễn hài ở sân khấu quận 10, Minh Nhí đóng vai ông già đánh xe ngựa. Tới cảnh chở người bộ đội đang ôm hũ cốt của người đồng đội về cho gia đình, đèn tắt. Minh Nhí đang di chuyển sát mép sân khấu nên lỡ đà, ngã dúi dụi xuống bục sân khấu cao gần 3m.
Cú ngã bất ngờ làm chân phải anh rách toạc một đường dài gần 10cm. Khi đèn bật sáng, cẳng chân đã loang đỏ máu tươi. Đau thấu xương nhưng Minh Nhí vẫn lấy khăn rằn cột vết thương lại, diễn tiếp. Hơn một giờ sau, khi vở diễn kết thúc, người ta tức tốc đưa anh đến bệnh viện khâu vết thương. Cú ngã ấy đã “đóng dấu” một vết sẹo dài bên chân phải Minh Nhí.
“Càng già đi, tôi lại càng thấm đẫm nỗi cô đơn và sợ vì thời gian được đứng trên sàn diễn càng teo tóp lại. Với người nghệ sĩ, khi rời bỏ sàn diễn là lúc cô đơn nhất. Cảm giác đó nặng nề còn hơn nỗi cô đơn không có vợ có chồng...” - nghệ sĩ Minh Nhí chia sẻ. Cảm giác đó đang gặm nhấm trái tim người nghệ sĩ đa cảm từng ngày khi mái tóc anh cứ thêm nhiều sợi bạc...
The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:
MEM
Khoảng lặng sau tiếng cười - Kỳ 2: Kiếp tằm dâu...
Khán giả yêu mến một Hoài Linh diễn hài khiến họ phải bật cười bất ngờ và sảng khoái. “Nhưng ngoài đời ai gặp cũng hỏi tại sao Hoài Linh trầm chứ không rổn rảng, tưng bừng như trên sân khấu. Khi đã quá thấm chữ “nghề” và “đời”, con người ta sẽ như thế. Đúng là ngoài đời tôi có nhiều khoảng lặng quá, nhất là mười năm gần đây”, Hoài Linh nói.
Hoài Linh trước giờ diễn - Ảnh: Liều A Lộc
Ngoài sân khấu, Hoài Linh như gầy hơn trong chiếc áo sơmi rộng dù đã là cỡ nhỏ nhất. Mái tóc đã thôi không còn dày và lấp ló đôi ba sợi bạc. Gương mặt phờ phạc với đôi mắt thiếu ngủ trũng sâu.
Lần phỏng vấn đầu tiên, tôi gặp Hoài Linh khi anh đang ở trường quay. Thỉnh thoảng Hoài Linh vừa chọc cười mọi người bằng một câu tếu táo rồi đưa tay che miệng ngáp một cách uể oải, mắt đờ đẫn nhìn - ánh nhìn như vô định...
Vai diễn cuộc đời
Khi khán giả cười đến chảy nước mắt với vai thằng Mắm bán báo của Hoài Linh trong vở Thằng Mắm con Muối, ít ai biết đó là một phần trong quá khứ nhọc nhằn của anh. Vở kịch xoay quanh hai nhân vật: thằng Mắm và con Muối - những đứa trẻ mồ côi, bươn chải từ bé để nuôi sống mình từng ngày.
Đó là hình ảnh của Hoài Linh và những người bạn bán hàng rong trạc tuổi mình khi anh mới 13, 14 tuổi. Những cung đường ở ngã ba Dầu Giây (Đồng Nai) với những năm tháng bạc phếch bụi đất, nắng rát đầu trần và cả những cơn mưa miền Nam bất chợt, cậu bé Hoài Linh còi cọc, đen nhẻm và lanh lợi bám những chuyến xe, chuyến tàu, người đi đường để bán mía ghim, trà đá, chuối khô, chôm chôm, mít xẻ... như sống lại trong Hoài Linh khi anh diễn vai thằng Mắm.
Hoài Linh khẳng định nhân vật thằng Mắm như trải thảm đỏ để anh bước vào nhân vật bởi nó quá gần, quá giống với một lát cắt tuổi thơ anh. Lần đầu tiên trong nghề diễn hài, Hoài Linh khóc thật trên sân khấu. Việt Hương (vai con Muối) cũng sụt sùi khóc theo. Đó là một trong những nhân vật mà Hoài Linh vào vai nhanh và dễ nhất, diễn hài nhưng gây xúc động nhất.
Trong một tiểu phẩm khác, Hoài Linh vào vai một cậu diễn viên học việc chạy loăng quăng cho đoàn hát của chú Thoòng. Vai diễn này là một phần quá khứ của Hoài Linh những ngày tham gia đủ các loại vai trò trong Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng (Khánh Hòa) đầu những năm 1990...
Cái chất nông dân lam lũ đã thấm đẫm trong hình hài, lời ăn tiếng nói của Hoài Linh. Thế nên phần lớn nhân vật của Hoài Linh là vai những ông già, người nông dân chất phác, khắc khổ. Lội ruộng, bắt tôm, bắt cá, lái máy cày, cấy lúa, làm vườn... Hoài Linh diễn rất đạt. “Những vai đó tôi gần như không diễn mà có bao nhiêu vốn sống vận bấy nhiêu. Những việc đó hồi nhỏ tôi đã trải qua hết” - Hoài Linh bảo.
Nỗi đau có thật
Khác hẳn với một Hoài Linh đa dạng góc cạnh và rộn ràng trên sân khấu, dường như đã cho đi quá nhiều tiếng cười, anh như chắt chiu tiếng cười với chính mình. Anh Thanh Phương, trợ lý của diễn viên Hoài Linh, kể: “Những lúc có chuyện buồn, anh Linh rủ tôi đi câu tôm, câu cá từ trưa cho tới 11g đêm. Cứ ngồi yên lặng suốt, không nói tiếng nào”.
Bán cười cho thiên hạ
Mua tiếng khóc cho mình
Khóc cho kiếp nhân sinh
Cười trần gian bạc bẽo.
Khóc những khi lạnh lẽo
Cười những lúc đớn đau.
Khóc cho kiếp tằm dâu
Cười trò đời tráo trở.
Khóc những khi lầm lỡ
Cười những lúc đắng cay.
Ba vạn sáu nghìn ngày
Chỉ một đôi cười, khóc.
(Bài thơ Khóc, cười của Hoài Linh viết sau cánh gà)
Hoài Linh bậm môi trầm ngâm rồi bảo: “Đã là diễn viên thì diễn bi hay hài đều bạc. Cười đó rồi khóc đó. Tâm lý không ổn định, cảm xúc cứ bấp bênh. Người diễn viên hài trải lòng với khán giả bằng tiếng cười còn nỗi buồn phải giữ lại, ép lại. Cái hài không giải tỏa được nỗi buồn mà cứ ấp ủ hoài nên nặng nề đầu óc, thành ra trầm cảm, lặng đi, lừ đừ và càng thấm đẫm cái buồn”.
Hoài Linh không có bạn thân là đồng nghiệp, còn những người bạn thân thuở cơ hàn xa dần xa dần vì ngại sự nổi tiếng của anh.
Không có bạn tâm giao nhưng Hoài Linh thừa nhận mình còn may mắn khi gặp được một vài người có thể coi như người thân. Nhưng họ lần lượt ra đi đột ngột. Đầu năm 2011, buổi tối diễn live show của mình thì sáng đó nghệ sĩ Kim Ngọc mất. Hoài Linh ngồi bất động khi nhận tin... Đó là người mà anh thương, tôn trọng như người mẹ thứ hai. Hoài Linh hay gọi là “má Kim Ngọc”.
Sự ra đi đột ngột của má Kim Ngọc là cú sốc lớn thứ hai với Hoài Linh chỉ chưa đầy nửa năm sau cái chết cũng rất đột ngột của nghệ sĩ Hữu Lộc - người mà anh coi như em trai.
Hoài Linh gọi điện thoại dặn dò Hiếu Hiền lo chu đáo cho mẹ và tuyệt nhiên không đả động gì tới đêm diễn. Trước đó, vai người chồng bà chủ nợ được giao cho Hiếu Hiền. Tối hôm ấy, sau khi diễn xong một phân cảnh, thấy khán giả vỗ tay rần rần, ngó ra thấy Hiếu Hiền, Hoài Linh quay ngoắt vô cánh gà. Diễn viên Việt Hương chụp lấy tay Hoài Linh tha thiết: “Anh mà không diễn là tụi em đi hết một nhóm!”.
Suốt phần sau của vở diễn đó, Hoài Linh không dám nhìn mặt Hiếu Hiền vì sợ sẽ bật khóc bởi thương thằng em. Anh bảo cái cảnh Hiếu Hiền chắp tay lạy trước bàn thờ tổ, mắt đỏ hoe sau khi diễn xong là hình ảnh đau đớn nhất trong đời diễn hài của mình.
Sau cánh gà
Những bạn diễn chung với Hoài Linh đều không lạ gì chuyện anh có hẳn một “bệnh viện dã chiến” ngay sau cánh gà mỗi khi anh làm live show. Có lần diễn viên kịch Trần Bùm nói vui mà thật: “Ai diễn chung với Hoài Linh riết cũng bị “đau tim” luôn. Ảnh cứ diễn sung quá là xỉu ngon ơ. Làm việc ghê quá mà. Những ai tinh ý khi thấy Hoài Linh nói chầm chậm trở lại hoặc đang diễn mà thò tay bắt mạch là biết ảnh đang mệt, chịu không nổi”.
Trong hậu trường của live show Hoài Linh cách đây 3-4 năm đã có hẳn một “bệnh viện dã chiến” với xe cứu thương, các loại thuốc và phương tiện, dụng cụ y tế cấp cứu tại chỗ, một bác sĩ túc trực cùng hai bình ôxy. Hoài Linh cứ diễn xong một màn là vô cánh gà để bác sĩ đo huyết áp, đưa bình ôxy cho thở. Đêm đó diễn bốn màn là bốn lần anh phải thở ôxy.
Khán giả nghiêng ngả với một Hoài Linh tấu hài rất duyên trên sân khấu, nhưng chẳng thể biết được người diễn viên ấy âm thầm chống chọi từng ngày với nhiều căn bệnh nguy hiểm: hở van tim, tụt đường huyết, hạ canxi, đau bao tử. Lúc nào trong túi của Hoài Linh cũng có máy đo huyết áp, thuốc tim và thuốc huyết áp.
Anh kể về sức khỏe của mình mà cười, nhẹ tênh: “Một năm tui vô 70-80 chai nước biển, chích nát ven luôn. Hồi trước tui thấy kim tiêm là sợ nhưng bây giờ chai luôn rồi. Nè, coi cánh tay tui nè”. Hoài Linh chỉ vào những nốt thâm mờ trên cẳng tay mình, nơi những lần lấy ven nhiều tới mức vỡ ven, không thể lấy nổi và để lại những vết sẹo mờ.
“Có người không hiểu, nói mình ham tiền chết cũng đáng. Còn tôi thì không thể mất uy tín với khán giả được một khi cái tên của mình đã in trên băngrôn...”, Hoài Linh nói rồi nhoẻn miệng cười với kiểu cười rất Hoài Linh.
The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:
MEM
Khoảng lặng sau tiếng cười - Kỳ 3: Bước qua cổng đời
“Cha nói cái nghề này máu và nước mắt nhiều hơn mồ hôi, nhưng với con đó là động lực. Con sẽ làm được!”. 21 năm trước, cô gái bé nhỏ Cát Phượng kiên quyết nói như thế với cha và nhất định không chịu quay về Bạc Liêu khi đậu hệ A Trường Nghệ thuật sân khấu 2 TP.HCM.
Nghệ sĩ Cát Phượng trong vở kịch Cánh đồng bất tận - Ảnh: Gia Tiến
Cát Phượng vẫn không quên được cảm giác khi bước qua cánh cổng ký túc xá: “Tôi rợn người và nghĩ đây là bước ngoặt đầy gian nan và thử thách. Nhưng mình đã thích thì sẽ làm được, sẽ vượt qua hết”.
Đói!
Mới năm nhất Cát Phượng đã được mời đóng phim, quay phim ca nhạc. Sáu tháng sau, Phượng bị đuổi học vì khi đó trường nghiêm cấm sinh viên làm thêm. Những lúc không được mời đóng phim, quay ca nhạc, không còn tiền để ăn, Cát Phượng phải đi bán máu. “Cầm mấy chục ngàn đồng trong tay tôi bật khóc, nhưng không còn cách nào khác để thoát đói!” - Cát Phượng kể. Đó là những ngày tháng dài dằng dặc chỉ có mì gói, sáng trưa chiều tối. Đến tận bây giờ Cát Phượng sợ không dám ăn mì gói. Quá khứ chật vật ấy đã tạo nên một thần sắc, dáng hình Cát Phượng chỉ phù hợp với những vai nhà quê, bình dân, nghèo khó.
Hai năm không có một vai phụ, kể cả vai quần chúng. Phượng bảo: “Tôi không cho phép mình đầu hàng nhưng bật khóc mỗi khi nghĩ tới ngày được đi diễn. Lúc còn đi học tôi chỉ ước được vào sân khấu 5B Võ Văn Tần diễn... vai quần chúng!” - Cát Phượng nhớ lại.
Đến khi làm nghề, Cát Phượng mới dần thấm thía câu nói của cha. Máu đã từng đổ trên sàn tập và cả trên sân khấu. Trong vở diễn Người lấy tiên, cảnh “bà tiên” Cát Phượng bay xuống trần gian, nhân viên hậu đài làm nhiệm vụ kéo dây say rượu, bất ngờ buông dây. Hai đầu gối Cát Phượng đập xuống sàn gỗ ở độ cao 5m. Cô nghe rõ tiếng “cốp” rất giòn và lớn vang lên rồi hai mắt sụp tối, choáng váng! Nhưng Cát Phượng bình tĩnh chữa cháy bằng một câu hài hước: “Tự nhiên đang bay hết phép rớt xuống”.
Khi Cát Phượng đóng vai bà vú trong vở Người vợ ma, cô nhập tâm và tập nhiều tới mức bị sốt. Bởi suốt một tuần cô và bạn diễn mới sắp xếp được thời gian trùng khớp để tập từ 23g30 đến 4g-5g hôm sau. Cát Phượng sụt mất 4kg sau vai diễn ấy.
Kịch và đời
Cát Phượng bảo cuộc đời cô như một bãi cát, cứ dịu êm rồi lại ào ạt sóng xô đẩy liên tiếp. Năm 2000, đoạt giải Mai vàng rồi lập gia đình với diễn viên kịch Thái Hòa (năm 2002), Cát Phượng cứ nghĩ cuộc đời mình sẽ hết chông chênh, sẽ bình yên mãi. Vậy mà hai người chia tay, chỉ một năm sau khi bé Bom ra đời.
Những ngày mới ly dị xong, Cát Phượng và Thái Hòa vẫn phải tấu hài chung với nhau trong một số vở, mà toàn là những vai yêu đương, vợ chồng như vở Chồng ghen, Chồng nhác, Chuyện cái bồ... Cát Phượng bảo lúc lên sân khấu, cô hoàn toàn quên hết chuyện riêng tư của người nghệ sĩ, chỉ còn lại vai diễn. “Thà lúc đó tôi là tôi, tôi sẽ cảm nhận được và đối diện được với nỗi đau khi phải diễn chung dù đã ly dị” - Cát Phượng nói. Chỉ khi thay trang phục diễn đi xuống cầu thang, nước mắt rơi lúc nào không hay...
Có đêm khi Cát Phượng đang diễn với Thái Hòa, bên dưới có tiếng xầm xì: Sao ly dị mà vẫn diễn chung hay vậy? “Trong phút chốc tôi như người bước hụt, chao đảo và phân tâm” - Phượng kể. Có lần hai người đang diễn cảnh chuẩn bị hôn nhau, bỗng dưng Cát Phượng giãy ra, thảng thốt. Đáng sợ nhất là lần họ diễn lại vở Bỉ vỏ. Khán giả lặng đi khi xem cảnh Tám Bính và Năm Sài Gòn hôn nhau. Lúc họ chưa chia tay nhau, mỗi lần diễn tới cảnh này khán giả vỗ tay rần rần.
Cát Phượng làm việc điên cuồng. Cô nhận sô bất kể ở tỉnh hay thù lao bao nhiêu - có khi chỉ mấy trăm ngàn đồng - Phượng vẫn nhận. Cô muốn đi biền biệt, làm quần quật để quên đi, quên hết nỗi đau chia ly, tan nát. Đó là những tháng ngày xót xa nhất. Đôi mắt vốn dĩ đã buồn lại càng như trĩu nước, vết thương lòng đang đau rát nhưng vẫn diễn hài chọc khán giả cười. “Có những lúc đang diễn, bất chợt tôi nhìn xuống khán giả thấy có những cặp vợ chồng ôm đứa con nhỏ, lòng tôi chùng hẳn xuống, miệng vẫn nói, vẫn cười như một thói quen”.
Valentine năm nay Phượng diễn ba vai trong Chọn vợ, một vở liên quan đến tình yêu. Tới 11g45 đêm mới xong, Cát Phượng chạy một vòng quanh thành phố. Con đường nào cũng thấy cảnh bán hoa, cảnh người mua hoa tặng nhau rạng rỡ. Cát Phượng cố giữ vẻ lạnh băng chạy xe phăm phăm lên cầu Thủ Thiêm rồi dựng xe nhìn những cặp tình nhân. Vui cho người và tủi cho mình.
Phượng ơi, đừng khóc!
Vẫn như bao đêm của bao năm tháng sau khi đường ai nấy đi, đêm diễn về vẫn một mình Phượng tự mở cửa, tự dắt xe vô nhà, tự mình bật đèn. Khung cửa sổ bằng gạch gần bancông - cái không gian lặng yên nhưng không bình yên trong không biết bao đêm - là nơi Cát Phượng đau đáu ngồi ở đó nhìn xuống thành phố. Vui, Phượng cười một mình. Buồn, Phượng bật nhạc lớn để khóc không ai nghe. Diễn một vai bi xong, đã không biết bao lần chạy xe về nhà một mình, không chịu nổi Cát Phượng tấp vô lề đường, gục khóc trên xe.
Nhiều lúc Cát Phượng tự nói chuyện với mình trong gương cho qua nỗi cô đơn, buồn tủi để sống tốt hơn. Thói quen đó đã theo Phượng từ hồi còn là cô bé chân quê. “Hồi nhỏ có nhiều chuyện buồn, bị ức chế nhưng không biết nói với ai, tôi hay ngồi hát nghêu ngao khi giặt đồ, nấu cơm... Có những buổi chiều ngồi giữa cánh đồng đã gặt lúa xong, tôi tự nói chuyện, cứ như đang diễn một vai nào đó. Rồi tôi cười, tôi khóc, tôi hát... như bị điên nhưng rất thích” - Cát Phượng kể.
Những lúc buồn nhất, Cát Phượng trang điểm thật đẹp, mặc đồ thật đẹp để thấy mình tươi tắn, còn sức sống. Và để người khác khen: Hôm nay đẹp quá, tươi quá. Nhưng đôi mắt buồn thì không thể hóa trang. Lúc vui nhất lại là lúc trông cô giản dị nhất, không chải chuốt, không trang điểm.
Có lần Cát Phượng gọi điện thoại cho Thành Lộc tới. Cô uống rượu say lả, ói, khóc rồi lăn ra ngủ. Lúc tỉnh dậy thấy Thành Lộc đang quạt cho mình và bảo: “Hãy nhìn thẳng vào nỗi đau của mình. Hễ nhớ thì cứ nghĩ tới, cứ để nỗi nhớ, nỗi đau đi xuyên qua mình một lần”. Phượng đang ráng tập để nỗi đau đi xuyên qua mình. Nhưng nỗi đau thì cứ ngấm từng ngày vào tâm can, mà người phụ nữ ấy thì mong manh lắm...
“Ai cũng có những lúc cô đơn. Là nghệ sĩ lại càng cô đơn. Nỗi cô đơn của người nghệ sĩ quắt queo lắm, khắc khoải lắm vì cô đơn hơn người bình thường, không thể chia sẻ. Không tình yêu, tôi thấy cuộc sống như cơm nguội. Tôi không có bạn bè đúng nghĩa vì không thể chia sẻ những chuyện buồn. Lúc vui cũng vậy. Khi được giải Mai vàng, tôi không biết chia sẻ với ai” - Cát Phượng nói mà mắt rưng rưng. Có lần Phượng bảo cô chỉ cầu mong tới 50 tuổi sẽ không còn nước mắt để khóc nữa, vì không còn sức chịu đựng và được cười thật sự.
Cát Phượng cười đó rồi khóc đó. Thế nên cô đang diễn hài nhưng tích tắc lách qua bi rất ngọt. Phượng bảo: “Những người diễn hài càng tốt thì diễn bi càng giỏi vì cuộc sống của họ quá nhiều nước mắt. Mang tiếng cười đến cho nhiều người nhưng khi mình buồn, ai làm cho mình cười? Thôi thì hãy cứ cười trên nỗi đau của mình, tự làm lành vết thương cho mình...”.
The Following 4 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:
MEM
Khoảng lặng sau tiếng cười - Kỳ 4: Nước mắt vô hình
Trung Dân trầm ngâm một hồi rất lâu rồi chùng giọng: “3 giờ chiều, mấy đứa nhỏ còn gọi điện kể chuyện bà nội than mấy con gà quậy quá, đứa nào bắt được con quậy nhất thì bà cho về nuôi. Lát sau má tôi kêu chóng mặt, lên giường nằm nghỉ, rồi đi... ngay trên tay ba tôi... Sau này mới biết má bị đứt mạch máu não...”.
Diễn viên hài Trung Dân - Ảnh: Gia Tiến
Cánh gà thinh lặng
Trong ký ức mình, anh vẫn không thể quên được giây phút trong cánh gà ngày hôm ấy: “Má đi vào lúc xế chiều khi tôi đang chuẩn bị đi diễn. Hay tin tôi không khóc... Tôi cầm điện thoại xoay xoay, không biết mình nghĩ gì nữa. Tôi thoáng có ý định trả vé, chạy về ngay bên má nhưng rồi nhắm mắt lại... Cố bình tâm. Gần tới giờ diễn rồi, đi đâu? Thôi thì ráng nhắm mắt làm xong vai trò của mình.
Bước vào hậu trường, tôi ngồi xuống trước gương, hóa trang theo quán tính. Tôi không nghĩ được gì, cứ bần thần, trống rỗng và lẳng lặng làm. Tôi đi về phía cánh gà, trước tấm màn nhung ấy là hàng trăm con người đang háo hức chờ đợi. Chỉ mấy bước chân thôi nhưng khi tôi ra khỏi cánh gà một phút là quên sạch, tập trung cho nhân vật.
Bữa đó tôi đóng vai cậu Út, diễn chung với anh Thành Lộc trong vở Cậu Đồng, có nhiều cảnh choảng nhau rất tưng bừng, hài hước. Vở diễn gần ba giờ. Cứ diễn xong một lớp (15-30 phút/ lớp) tôi vô cánh gà, mở cánh cửa phía sau hậu trường của sân khấu Idecaf. Khoảng không đó rất tĩnh lặng. Tôi lặng nhìn về phía đường Thái Văn Lung ầm ì người đi lại.
Tôi nhớ lại những đêm trước khi diễn xong, chạy xe qua khỏi con dốc Thái Văn Lung là về sẽ gặp được má. Còn sau buổi diễn đêm nay, mãi mãi tôi không được gặp má nữa. Tôi cứ bần thần với câu hỏi: “Tại sao giờ này mình còn ở đây, đứng trên sân khấu làm trò cho người ta cười mà không về nhà? Tôi không cố ý khóc, ráng nén lại, ép lại nhưng nước mắt ở đâu cứ chảy ra dù mặt tỉnh bơ. Lần đầu tiên tôi khóc sau cánh gà.
Gần 11g đêm vở diễn mới hạ màn. Khi tẩy trang, tôi không dám nhìn mình trong gương. Tôi sợ nhìn vô sẽ thấy chính mình, trực diện với nỗi đau của mình. Tôi đã ráng không khóc nhưng nước mắt cứ thế chảy. Đêm đó, khi chạy xe về Hóc Môn, đầu tôi cứ quẩn quanh tự hỏi: “Khi mất má mặc áo màu gì vì trước đó ba ngày tôi không về thăm má. Tôi nhớ lúc má làm mắm, má hái măng cụt, má xem tivi... Sau này nghĩ lại, tôi thấy mình sao giống “kép Tư Bền” quá”.
Hung tin
Dù sao Trung Dân vẫn có chút thanh thản. Còn với Hoàng Sơn, sự ra đi của mẹ đã để lại nỗi ray rứt khôn nguôi suốt những năm tháng dài. Anh bảo: “Lỗi lầm lớn nhất trong đời tôi là không về với má lần cuối. Ở nhà tôi là út nên được má thương nhất...”. Câu chuyện xảy ra vào một chiều năm 1998, khi Hoàng Sơn tập chuẩn bị phúc khảo cho vở 12 bà mụ. Trước đó mấy ngày, mẹ anh đã bị cao huyết áp nhưng vì quá bận rộn nên Hoàng Sơn chưa thể về thăm.
“Sáng đó nhận được tin, tôi chủ quan cứ nghĩ má đã vô cấp cứu cũng sẽ qua như những lần trước. Buổi chiều là phúc khảo nên tôi nấn ná ở lại tập, tính phúc khảo xong là chạy về thăm má. Giữa tình và nghề đôi lúc rất khó lựa chọn. Bạn diễn là một dàn diễn viên gạo cội, có người là đồng nghiệp lớn tuổi, có người là thầy cô tôi. Hơn nửa tháng cật lực tập mộc, ai cũng mong tới ngày phúc khảo để được sớm công diễn. Hơn nữa tôi thủ vai chính, nếu bỏ về vở diễn sẽ nát hết”, diễn viên Hoàng Sơn kể.
Hơn 12g trưa, đang ráp đường dây vở kịch lại, người làm âm thanh đột ngột bấm lộn nhạc. Thay vì nhạc trữ tình, tiếng kèn tế sống trong đám ma não nề, chết chóc vang lên. Đúng lúc đó điện thoại của Hoàng Sơn rung: “Má mất rồi. Mày có về không thì tùy!”. Thì ra thời gian má nằm ở bệnh viện là chờ thằng út về nhìn mặt lần cuối nhưng chờ không nổi.
Tôi chui vô taxi rồi lại lóng ngóng bước ra, bấm điện thoại liên tục nhưng không biết gọi cho ai làm ông tài xế nổi cáu. Tôi không khóc được vì đau khổ và lỗi lầm quá lớn. Khi tôi về đến nhà thấy má nằm ở đó, hai mắt mở. Mọi người bảo ai vuốt má cũng không chịu nhắm mắt, chắc là vì chưa gặp được thằng út.
Tôi ôm lấy má, gục xuống, nghẹn ngào thưa với má: Con về với má rồi má ơi! Chúng tôi không kìm được tiếng khóc khi thấy hai hàng nước mắt má tôi trào ra. Tôi đưa tay vuốt mắt má mới chịu nhắm lại. Tôi ôm lấy má rất lâu, cứ cố nghĩ má còn sống vì cảm giác chân tay má còn ấm. Tôi biết tôi mất má thật rồi nhưng tôi không tin...”.
Nỗi đau xuyên người
Với Thành Lộc, đó là khoảng thời gian anh phải trân mình cho nỗi đau đi xuyên qua người. Kể từ ngày NSND Thành Tôn bị bệnh và ra đi vĩnh viễn, suốt hai tháng Thành Lộc cứ hết cười lại khóc trên sân khấu trong nỗi phập phồng lo sợ ba nhắm mắt mà không nhìn thấy mình.
“Tôi không thể bỏ diễn vì phải kiếm tiền mua thuốc cho ba” - Thành Lộc kể. Đêm diễn xong, người diễn viên ấy lại về bệnh viện, trải chiếu xuống gầm giường nằm mà không dám ngủ vì phải lo canh chừng chăm sóc cha.
NSND Thành Tôn ra đi trong một đêm mưa gió bão bùng, sấm chớp ầm ầm. 6 giờ chiều, Thành Lộc phải bỏ khăn tang đi diễn hài kịch tới 11g đêm rồi về quỳ bên quan tài chịu tang cha.
Anh cười, nhạt nhòa kể: “Những ngày đó tôi vẫn diễn như quỷ, tung tăng ca hát, nhảy múa ì xèo. Khán giả không biết ba tôi mất. Chỉ có trong hậu trường là tôi khác mọi ngày, không chạy chỗ này chỗ kia chọc giỡn ai. Lòng nặng trĩu. Tôi cứ ngồi im lặng trên ghế hóa trang, bước ra sân khấu diễn rồi bước vô lại ngồi trên chiếc ghế đó, không nói chuyện với ai”.
Ngày động quan, giới văn nghệ sĩ đến rất đông. Thành Lộc không khóc mà còn chọc cười mọi người. Anh làm theo di nguyện của cha trước khi nhắm mắt: ông không muốn mọi người khóc lóc, đau buồn khi đến tiễn mình đi.
Những ngày đó và những tháng ngày sau nữa, Thành Lộc lạnh tanh tới mức phát sợ và hoang mang: mình có thương ba hay không mà không khóc?
Một thời gian dài sau khi cha mất, đêm nào đi diễn về, không buồn tẩy trang Thành Lộc bắc ghế ngồi nhìn chiếc giường trống ngày trước cha hay ngồi đợi anh diễn về. Người con trai của cố NSND Thành Tôn cứ thế ngồi lặng lẽ trong căn phòng chỉ có ánh sáng của đèn ngủ... đợi cha hiện ra nói chuyện và trách yêu. Hồi ông còn sống, nhiều bữa con đi diễn về ông mắng yêu: “Bày đặt bắt chước cái tụi xướng ca vô loài đi tối ngày”. Con trai ông lại tủm tỉm cười, bảo: “Đây nè, xướng ca vô loài nhân dân nè”.
“Tôi ghen tị khi anh Bạch Long nằm mơ thấy ba hoài còn tôi thì không. Tôi cứ ngồi trong căn phòng ba, đợi được nhìn thấy ba một lần nhưng chưa lần nào được thấy”, Thành Lộc nói một cách chân thành.
Bẵng đi một thời gian, một buổi tối khi nghe một nghệ sĩ của Nhà hát tuồng Đào Tấn (Bình Định) mới xướng một câu, Thành Lộc òa lên khóc. Anh khóc dữ dội đến nỗi diễn viên đó phải dừng lại, không dám hát tiếp. Thành Lộc bảo giọng hát của người diễn viên ấy giống y như ba anh. Nỗi nhớ cứ âm thầm chắt chiu nhưng bị kìm nén, trong khoảnh khắc trào dâng như thác lũ và tuôn ào xối xả trong những giọt nước mắt.
“Tôi chết lịm đi rồi sướng: vậy là mình có thương ba mình”, Thành Lộc cười điềm đạm, bảo.
The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:
MEM
Khoảng lặng sau tiếng cười - Kỳ 5: Đóng cửa và khóc
“Năm 36 tuổi, tôi đã từng đóng cửa phòng và khóc nức nở như một đứa con nít” - Thành Lộc kể. Quá nhiều tiếng cười trên sân khấu để rồi òa vỡ những giọt nước mắt không kiềm chế sau bao dồn nén. Đã quá nửa đời người. Không gia đình nhỏ của riêng mình. Gian phòng của Thành Lộc cứ vắng lặng, yên ắng đến cô độc và lạc lõng.
Nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc - Ảnh: Gia Tiến
Soi gương đời
Một ngày mới của anh có khi bắt đầu từ lúc 5g hoặc 6g30 sáng và kết thúc lúc 2-3g rạng sáng hôm sau. Một ngày với một cuộc sống của hai tâm hồn trong một con người: nửa lo toan, rộn rã lúc ban ngày; nửa còn lại cứ thui thủi một mình sau những ồn ào, rộn rã, khi chỉ còn lại mình trong những đêm lặng.
Từ lúc ra trường (năm 1982) đến giờ Thành Lộc vẫn giữ thói quen đi chơi một mình, uống cà phê một mình và xem phim cũng một mình. Có đêm khuya đi diễn về trời đổ mưa. Ðường vắng. Người thưa. Anh nhớ lại cảm xúc của mình khi ấy: "Tôi thấy Sài Gòn đẹp quá. Lúc đó tôi chỉ sợ có người thứ hai bên cạnh phá vỡ mất giây phút thưởng thức cảnh đẹp hiếm có ấy. Nhìn thấy những người ngủ bên đường, đắp một manh chiếu mỏng; những người công nhân quét đường dưới mưa... tôi cảm nhận được nỗi cô đơn của họ và thấy nỗi cô đơn của mình trở nên nhỏ bé".
"Lúc tôi cô đơn cùng cực nhất, không một ai bên cạnh vỗ về, an ủi. Nhiều khi chỉ cần nhìn với ánh mắt thông cảm là đã thấy ấm lòng. Sự thành đạt của tôi mọi người không chia sẻ được, chỉ biết tôi nổi tiếng chứ không biết tại sao. Tôi cũng không muốn chia sẻ vì không muốn mọi người phải nặng lòng vì mình!"
NSƯT Thành Lộc
Tết năm 1994. Diễn tới mồng 5 tết khi xong suất sáng và chiều, Thành Lộc bị tắt tiếng hoàn toàn. Mặc nguyên bộ đồ diễn, không kịp tẩy trang, anh tức tốc nhờ diễn viên Nguyễn Sơn chở đi gõ cửa một bác sĩ quen. Thành Lộc không nói được nên phải viết giấy đề nghị bác sĩ chích thuốc để tối đi diễn hài tiếp. Ðó là lựa chọn không thể khác bởi "Vé bán diễn tới hết ngày 15, làm sao dám nghỉ ngơi?".
Lúc về ngồi sau xe, Thành Lộc chảy nước mắt vì thấy tủi thân. "Nếu vì lý do nào đó Thành Lộc mãi mãi không hành nghề tiếp được vì đã mất tiếng rồi thì sao. Lúc đó ai gánh tai nạn cho mình? Ðó là những lúc tôi thấy mình cô độc quá" - Thành Lộc bùi ngùi nói. Sự cô độc đó không ít lần đẩy anh rơi vào trạng thái hoang mang. Vậy mà khi về đến nơi diễn thấy khán giả xếp hàng dài, ai cũng háo hức chờ xem vở diễn, Thành Lộc lại quên hết buồn tủi.
Sau 15 ngày vắt kiệt sức diễn, Thành Lộc nghỉ một tuần chữa bệnh. Anh bảo: "Lúc đó tôi thấy mọi thứ vinh hoa, danh vọng, tiền bạc là ảo giác. Bao nhiêu tiền diễn tết chữa bệnh hết một nửa. Nhiều khi tôi hờn lẫy khán giả: khán giả có biết mình đang bệnh không?, có thương mình không? Nhưng rồi lại tự an ủi mình: khán giả thấy mình khàn tiếng mà vẫn ở lại xem tới lúc kết thúc, cùng khóc cùng cười với mình là thương mình quá rồi".
"Nhìn mình khóc trong gương tôi nhớ đến tiểu thuyết Nữ diễn viên, có chi tiết nhân vật nữ nhìn vào gương, phát hiện thấy mình khóc rất dễ thương và tư thế khóc quá đẹp. Tôi bật cười ngỡ ngàng khi cũng phát hiện điều đó. Lúc đó tôi nghĩ nếu sau này có đóng vai nào có sự phản bội, tôi sẽ khóc như thế. Tôi khóc cho tới lúc thấy mắt mình long lanh hơn và lòng nhẹ nhàng hơn", Thành Lộc bật cười.
Qua miền thử thách
Gần 10 năm trước Thành Lộc bị gai cột sống. Ba cái gai xuất hiện dọc xương sống, nằm ở vị trí mà Thành Lộc có thể bị liệt. Anh rùng mình nhớ lại: "Chưa bao giờ tôi cảm nhận rõ cái chết đến thế. Cái chết đang đến rất gần. Từng ngày, từng phút". Thành Lộc gặp được một thầy thuốc học y thuật từ Trung Quốc. Thầy yêu cầu anh phải nghỉ diễn để có nhiều thời gian và chuyên tâm chữa bệnh.
Thành Lộc vẫn đi diễn, vẫn tung tăng nhảy nhót rổn rảng trên sân khấu để lấy tiền mua thuốc. Ðêm nào cũng 12g khuya - lúc đã diễn xong - anh mới đến nhà thầy thuốc chữa bệnh cho tới 4g sáng. Cứ mỗi ngày nhiệt độ trong thùng nước thuốc xông lại tăng lên. Toàn thân rát bỏng và tưởng như ngất ngay trong thùng nước thuốc. Mỗi lần như thế, tài xế taxi phải dìu Thành Lộc về nhà.
48 đêm liên tiếp như thế. 48 ngày đêm cô đơn cùng cực. Không ai biết Thành Lộc đang chới với và đau đớn chiến đấu với tử thần trong tâm thế một sống mười chết. "Tôi khao khát có người mình yêu thương ở bên cạnh biết bao, chỉ cần nhìn lúc tôi đang đau đớn thôi cũng cảm thấy vơi bớt nỗi đau thể xác và cả tâm hồn". Nhưng không có ai bên cạnh. 48 đêm dài như 48 thế kỷ. Ðêm nào người nghệ sĩ ấy cũng đối diện với nỗi cô đơn, đau đớn và cái chết. Ðêm nào cũng về nhà là đóng cửa phòng lại, lặng lẽ khóc.
Trong 41 năm nghiệp diễn của mình, Thành Lộc đã gặp không biết bao nhiêu lần tai nạn nghề nghiệp đau đớn trong lúc diễn hài. Vở Tin ở hoa hồng, đang diễn thì bàn chân bị lật ngang, Thành Lộc bình thản tươi cười nhảy múa trong suốt 3 giờ đau đớn!
Tháng 12-2006 khi diễn vở Cậu bé rừng xanh, Thành Lộc đang đu bay vòng vòng thì bất ngờ bị vuột dây. Anh rớt từ độ cao gần 3m, lưng đập xuống đất. Kết quả chụp X-quang, anh bị giập ba đốt xương sống do cú va chạm mạnh, cánh tay phải bị bong gân do chống xuống sàn. Anh choáng váng khi thấy bác sĩ thông báo: không loại trừ khả năng bị liệt vĩnh viễn! Thành Lộc nằm ở bệnh viện 10 ngày và trở về trên...băng ca. Hai tháng trời Thành Lộc phải nằm một chỗ. Anh nhớ lại những suy nghĩ hoang mang của mình khi đó: "Tôi rất sợ. Sợ nhiều thứ. Tôi sợ nợ ngân hàng vì mới mượn tiền xây nhà mới. Tôi sợ nếu mình nằm một chỗ vì tôi là nguồn thu nhập chính để nuôi mẹ. Nhưng tôi không sợ chết nữa, chỉ sợ là người vô dụng".
"Tôi thấy các em bây giờ yêu mình nhiều hơn yêu nghề. Còn chúng tôi đôi khi yêu nghề hơn yêu mình và phải trả giá. Ðó chính là sức khỏe. Nhiều lúc tôi ứa nước mắt khi nghĩ tới ngày xui rủi, bị tai nạn nghề nghiệp tới mức phải bỏ nghề thì sao? Khi phải sống mà không được gắn bó với niềm đam mê của mình thì tôi còn sống trọn vẹn nổi không? Cứ nghĩ tới điều đó là thấy tủi thân. Những lúc đau bệnh vì nghề nghiệp là lúc tủi thân nhất", Thành Lộc ngậm ngùi bảo.
Nhìn lại quãng đường hơn nửa đời người, nghệ sĩ Thành Lộc chia sẻ: "Ðến một lúc nào đó trong cuộc đời mình, tôi lại cảm thấy nỗi cô đơn không làm mình khó chịu nữa mà làm cho tôi thăng hoa trong nghệ thuật. Cuộc đời là bể khổ, luôn thử thách con người. Thử thách đầu tiên là vượt lên nỗi cô đơn của mình".
Ừa, đọc để hiểu và thương hơn đời người nghệ sĩ. Đôi khi chúng ta luôn nhìn vẻ hào nhoáng và đôi khi chúng ta đòi họ lúc nào cũng lung linh nhưng thật ra họ cũng là người thường với những vui buồn... vậy thôi.
“Bố mẹ bỏ nhau, học hết phổ thông, vừa đẹp trai vừa...học dốt, tôi chỉ còn nước đi... làm nghệ sĩ” - chả ai trần tình về buổi đầu làm nghề thật thà và chua chát như Chí Trung. Năm 1978, chàng đẹp trai Chí Trung vừa 17 tuổi, vào đại học khó như tìm đường lên trời, vừa may Nhà hát Tuổi Trẻ tuyển sinh khóa đầu tiên.
Nghệ sĩ Chí Trung - Ảnh: Nguyễn Đình Toán
Buồn vận vào người
Không muốn ai biết mình là con trai nghệ sĩ nhân dân Quý Dương vì nỗi hờn tủi ứ đầy trái tim non trẻ. “Biết bố mẹ mình bỏ nhau, thể nào người ta chả nghĩ tất mình sẽ lăng nhăng, tất sẽ đĩ thõa”. Nhưng may mà vẫn thi đỗ, rồi thành tài năng sáng chói của lớp học. Hoạt ngôn, mặt mũi thư sinh, đàn hay hát giỏi, thầy cô quý, bạn trai bạn gái quý, nhưng Chí Trung không thể nào “hòa nhập 100%” với không khí lãng mạn và sôi động của môi trường nghệ thuật trẻ, cậu cứ dấm dứt buồn một mình.
Hỏi cậu yêu ai nhất, câu trả lời bao giờ cũng là “Yêu nhất bà nội”, vì cậu không ở với cả bố lẫn mẹ mà sống với bà.
“Có lẽ tôi là một dạng tự kỷ nhẹ, với một chút bất mãn cuộc sống, một chút căm thù bản thân. Cái thằng tôi ngày ấy đâu có hiểu bố mẹ cũng đau lắm khi phải chia tay và chia tay đâu phải cái tội gì ghê gớm. May là thời ấy không có nhiều tệ nạn, không có cờ bạc, hút xách, chứ có thì khéo tôi cũng mắc tất cả những thứ đó. Mà cũng có thể là vì số phận đã thương tôi, vì từ ngày ấy tôi đã gặp Huyền (nghệ sĩ ưu tú Ngọc Huyền, bạn đời, bạn nghề của Chí Trung ở Nhà hát Tuổi Trẻ)... Năm nay là 33 năm chúng tôi gặp và yêu nhau, có thể nói đó là niềm vui duy nhất của tôi. Cô ấy là tình yêu duy nhất và là người duy nhất khiến tôi phải... ôm bụng cười mà không phải trên sàn diễn. Tôi chọc cười thiên hạ, còn cô ấy thì dù chuyên diễn vai bi trên sân khấu, nhưng ngoài đời cô ấy mới là người có khiếu hài hước bẩm sinh. Chuyện gì cô ấy cũng có thể kể lại thành chuyện cười, chỉ một câu nhại giọng hay cái nhíu mày của cô ấy cũng có thể làm cả đoàn diễn trên xe đang mệt rũ vì đường xa phải cười lăn cười bò. Những lúc ấy tôi được vui, được làm khán giả, được cười”.
Nhưng ai cho phép buồn lâu?
Những năm 1980-1990, sân khấu đang ở đỉnh cao, khán giả rất đông, ngày nào cũng 3-4 suất diễn, có ngày năm suất.Nhưng thù lao cho nghệ sĩ rất ít vì diễn phục vụ là chính và chế độ thù lao ngày xưa như thế.
Vậy là đêm nào Chí Trung cũng là chàng Romeo hào hoa si tình, còn ban ngày làm săm lốp xe thồ. Đi tỉnh nào diễn, anh cũng làm luôn động tác mua săm lốp ôtô cũ về ép lại thành săm lốp xe thồ. 11g đêm diễn xong, anh ép săm lốp đến 3g sáng, một đêm ép được 20 chiếc, ngủ 3 tiếng, 6g dậy chở vào Hà Đông giao hàng, 8g lại về nhà hát làm việc hoặc tập vở.
"Tôi yêu và ngưỡng mộ Thành Lộc lắm. Lộc làm sân khấu là do thiên mệnh, tôi làm là do số phận đẩy đưa. 15-20 năm trước, mỗi lần Nhà hát Tuổi Trẻ vào Nam, Lộc bảo tôi cậu ấy toàn đứng sau cánh gà xem chúng tôi diễn và khóc, khóc vì mơ ước được diễn những vở như thế. Giờ thì ngược lại, mỗi lần Lộc làm vở mới tôi đều lặng lẽ bay vào xem bạn diễn và khóc. Vụ án vườn Lệ Chi và Tiếng chim vườn ngọc lan của Lộc là những vở diễn đã làm tôi đứng sau cánh gà ứa nước mắt một mình rất lâu. Tôi khóc vì mình đã đánh mất một cái gì đó rất tốt đẹp!"
Nghệ sĩ Chí Trung
Hết thời hưng thịnh của xe thồ, Chí Trung chuyển sang... buôn xe đạp, rồi mua su hào, vải vóc cũ từ Hải Hậu về bán.Dân chợ trời không mấy ai ngờ anh chàng vóc mảnh mai, thư sinh, mũ sụp, khẩu trang che kín mặt, lẫn vào hàng trăm người chạy mánh ngoài chợ trời ngày ấy lại có thể là Chí Trung hào hoa với các vai Othello, Romeo, chú Cuội... hằng đêm trên sân khấu.
Có vốn đằm túi rồi, Chí Trung chuyển sang... buôn xe máy ở chợ Phùng Hưng. Nhiều người xuất khẩu lao động về dành dụm đóng được thùng hàng 5-6 chiếc xe máy không biết bán ở đâu, người nhà rỉ tai: gọi Chí Trung. Mua bán sòng phẳng, tiền nong dứt khoát, có duyên bán duyên mua.
Cho tới giờ Chí Trung vẫn giữ nguyên tắc bất di bất dịch: “Ban ngày tuyệt đối không nói chuyện nghệ thuật, từ 6g30 tối nghiêm cấm nói chuyện buôn bán tiền nong”.
Từ những năm 1991, 1992 trở đi, khán giả bắt đầu có tiền, chịu mua vé cho các hoạt động giải trí. Chí Trung - thư sinh quý tộc hiệp sĩ chuyển thành Chí Trung - Tạ Quay, chủ quán thịt chó trong vở kịch mở màn trào lưu hài của sân khấu Bắc: Trò đời (tác giả Nguyễn Khắc Phục). Hơn 500 đêm diễn liên tục đã khiến Chí Trung “gặt hái” kha khá tiền thù lao, cộng với chết tên Tạ Quay và cũng khiến Romeo từ 62kg lên... 80kg.
Chính thức giã từ các vai kép đẹp để thành danh hài. Đời cười cũng liên tiếp chào sân từ Đời cười 1 đến Đời cười 10, khán giả từ đông nghẹt, cười giải tỏa, cười sung sướng, cười ra nước mắt, cười sảng khoái đến lúc bị cù để cười, rồi... cù đành cười gượng và cuối cùng cù...vẫn không cười nổi.
Quen với Đời cười và đủ các thể loại hài, khán giả Hà Nội, những người yêu sân khấu và yêu Chí Trung nhất đã gần như quên mất mình từng có một kép chính với những vai kịch kinh điển, họ chỉ còn đến nhà hát để đợi được cười. Có những đêm hồi Đời cười đang thịnh, bán vé thu tiền xong rồi mà “bầu”Chí Trung bỗng dưng mặt đờ ra, thẫn thờ: “Chả nhẽ cứ để khán giả cười mãi”.
Một kỷ niệm buồn đến giờ Chí Trung vẫn day dứt: năm 1999 thầy Nguyễn Đình Nghi dựng Rừng trúc cho nhà hát.Ông giao vai chính Trần Thủ Độ cho Chí Trung. Bên cạnh Lê Khanh tuyệt vời với Lý Chiêu Hoàng và Anh Tú điềm đạm, sang trọng, đau đớn trong vai Trần Cảnh, có một Chí Trung - Trần Thủ Độ hài hước và lên gân không xứng tầm Trần Thủ Độ, cũng không xứng với danh hiệu và sự từng trải nghề nghiệp của Chí Trung.
“Tôi vào vai mà không thấy tin tưởng bản thân và không tin cả vào vở diễn. Tôi không tin thời điểm ấy khán giả còn thích và xem nổi Rừng trúc. Tôi đã làm hỏng Trần Thủ Độ. Quyền biến, gian hùng nhưng rất sâu sắc, biết mình biết người, đặt lợi ích dân tộc và dòng họ lên trên tất cả ham muốn cá nhân.Thầy Nghi phải yêu và tin tôi lắm mới giao cho vai Trần Thủ Độ. Vậy mà tôi đã làm hỏng. Giờ này thầy đi xa lắm rồi, còn anh em bạn bè ngày ấy đến giờ cũng khó lòng diễn lại được Rừng trúc”.
Nhưng buồn cũng chả được lâu, ai cho cái quyền buồn lâu? Chí Trung là cứ phải lên sân khấu, nhìn xuống thấy khán giả ngồi nghiêm ngắn mới thấy đời nó tươi.
Mà chả riêng gì anh, cỡ Vân Dung hay Minh Vượng, chạy sô 10 triệu đồng ở đâu thì chạy, nhà hát có vở là về ngay, Vân Dung 100.000 đồng/suất, Minh Vượng 160.000 đồng (có thêm thù lao nghệ sĩ ưu tú), Chí Trung, Ngọc Huyền cũng 160.000 đồng, Lê Khanh hơn 200.000 đồng. Diễn ngon. Rồi ngồi nhìn nhau, cười, thở dài. Chia tay lại: “Em chạy sô nhưng có vở là bác gọi em ngay nhé”.
The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:
MEM
Khoảng lặng sau tiếng cười Nhìn đời cười buồn
“Bố mẹ bỏ nhau, học hết phổ thông, vừa đẹp trai vừa...học dốt, tôi chỉ còn nước đi... làm nghệ sĩ” - chả ai trần tình về buổi đầu làm nghề thật thà và chua chát như Chí Trung. Năm 1978, chàng đẹp trai Chí Trung vừa 17 tuổi, vào đại học khó như tìm đường lên trời, vừa may Nhà hát Tuổi Trẻ tuyển sinh khóa đầu tiên.
Nghệ sĩ Chí Trung - Ảnh: Nguyễn Đình Toán
Buồn vận vào người
Không muốn ai biết mình là con trai nghệ sĩ nhân dân Quý Dương vì nỗi hờn tủi ứ đầy trái tim non trẻ. “Biết bố mẹ mình bỏ nhau, thể nào người ta chả nghĩ tất mình sẽ lăng nhăng, tất sẽ đĩ thõa”. Nhưng may mà vẫn thi đỗ, rồi thành tài năng sáng chói của lớp học. Hoạt ngôn, mặt mũi thư sinh, đàn hay hát giỏi, thầy cô quý, bạn trai bạn gái quý, nhưng Chí Trung không thể nào “hòa nhập 100%” với không khí lãng mạn và sôi động của môi trường nghệ thuật trẻ, cậu cứ dấm dứt buồn một mình.
Hỏi cậu yêu ai nhất, câu trả lời bao giờ cũng là “Yêu nhất bà nội”, vì cậu không ở với cả bố lẫn mẹ mà sống với bà.
“Có lẽ tôi là một dạng tự kỷ nhẹ, với một chút bất mãn cuộc sống, một chút căm thù bản thân. Cái thằng tôi ngày ấy đâu có hiểu bố mẹ cũng đau lắm khi phải chia tay và chia tay đâu phải cái tội gì ghê gớm. May là thời ấy không có nhiều tệ nạn, không có cờ bạc, hút xách, chứ có thì khéo tôi cũng mắc tất cả những thứ đó. Mà cũng có thể là vì số phận đã thương tôi, vì từ ngày ấy tôi đã gặp Huyền (nghệ sĩ ưu tú Ngọc Huyền, bạn đời, bạn nghề của Chí Trung ở Nhà hát Tuổi Trẻ)... Năm nay là 33 năm chúng tôi gặp và yêu nhau, có thể nói đó là niềm vui duy nhất của tôi. Cô ấy là tình yêu duy nhất và là người duy nhất khiến tôi phải... ôm bụng cười mà không phải trên sàn diễn. Tôi chọc cười thiên hạ, còn cô ấy thì dù chuyên diễn vai bi trên sân khấu, nhưng ngoài đời cô ấy mới là người có khiếu hài hước bẩm sinh. Chuyện gì cô ấy cũng có thể kể lại thành chuyện cười, chỉ một câu nhại giọng hay cái nhíu mày của cô ấy cũng có thể làm cả đoàn diễn trên xe đang mệt rũ vì đường xa phải cười lăn cười bò. Những lúc ấy tôi được vui, được làm khán giả, được cười”.
Nhưng ai cho phép buồn lâu?
Những năm 1980-1990, sân khấu đang ở đỉnh cao, khán giả rất đông, ngày nào cũng 3-4 suất diễn, có ngày năm suất.Nhưng thù lao cho nghệ sĩ rất ít vì diễn phục vụ là chính và chế độ thù lao ngày xưa như thế.
Vậy là đêm nào Chí Trung cũng là chàng Romeo hào hoa si tình, còn ban ngày làm săm lốp xe thồ. Đi tỉnh nào diễn, anh cũng làm luôn động tác mua săm lốp ôtô cũ về ép lại thành săm lốp xe thồ. 11g đêm diễn xong, anh ép săm lốp đến 3g sáng, một đêm ép được 20 chiếc, ngủ 3 tiếng, 6g dậy chở vào Hà Đông giao hàng, 8g lại về nhà hát làm việc hoặc tập vở.
"Tôi yêu và ngưỡng mộ Thành Lộc lắm. Lộc làm sân khấu là do thiên mệnh, tôi làm là do số phận đẩy đưa. 15-20 năm trước, mỗi lần Nhà hát Tuổi Trẻ vào Nam, Lộc bảo tôi cậu ấy toàn đứng sau cánh gà xem chúng tôi diễn và khóc, khóc vì mơ ước được diễn những vở như thế. Giờ thì ngược lại, mỗi lần Lộc làm vở mới tôi đều lặng lẽ bay vào xem bạn diễn và khóc. Vụ án vườn Lệ Chi và Tiếng chim vườn ngọc lan của Lộc là những vở diễn đã làm tôi đứng sau cánh gà ứa nước mắt một mình rất lâu. Tôi khóc vì mình đã đánh mất một cái gì đó rất tốt đẹp!"
Nghệ sĩ Chí Trung
Hết thời hưng thịnh của xe thồ, Chí Trung chuyển sang... buôn xe đạp, rồi mua su hào, vải vóc cũ từ Hải Hậu về bán.Dân chợ trời không mấy ai ngờ anh chàng vóc mảnh mai, thư sinh, mũ sụp, khẩu trang che kín mặt, lẫn vào hàng trăm người chạy mánh ngoài chợ trời ngày ấy lại có thể là Chí Trung hào hoa với các vai Othello, Romeo, chú Cuội... hằng đêm trên sân khấu.
Có vốn đằm túi rồi, Chí Trung chuyển sang... buôn xe máy ở chợ Phùng Hưng. Nhiều người xuất khẩu lao động về dành dụm đóng được thùng hàng 5-6 chiếc xe máy không biết bán ở đâu, người nhà rỉ tai: gọi Chí Trung. Mua bán sòng phẳng, tiền nong dứt khoát, có duyên bán duyên mua.
Cho tới giờ Chí Trung vẫn giữ nguyên tắc bất di bất dịch: “Ban ngày tuyệt đối không nói chuyện nghệ thuật, từ 6g30 tối nghiêm cấm nói chuyện buôn bán tiền nong”.
Từ những năm 1991, 1992 trở đi, khán giả bắt đầu có tiền, chịu mua vé cho các hoạt động giải trí. Chí Trung - thư sinh quý tộc hiệp sĩ chuyển thành Chí Trung - Tạ Quay, chủ quán thịt chó trong vở kịch mở màn trào lưu hài của sân khấu Bắc: Trò đời (tác giả Nguyễn Khắc Phục). Hơn 500 đêm diễn liên tục đã khiến Chí Trung “gặt hái” kha khá tiền thù lao, cộng với chết tên Tạ Quay và cũng khiến Romeo từ 62kg lên... 80kg.
Chính thức giã từ các vai kép đẹp để thành danh hài. Đời cười cũng liên tiếp chào sân từ Đời cười 1 đến Đời cười 10, khán giả từ đông nghẹt, cười giải tỏa, cười sung sướng, cười ra nước mắt, cười sảng khoái đến lúc bị cù để cười, rồi... cù đành cười gượng và cuối cùng cù...vẫn không cười nổi.
Quen với Đời cười và đủ các thể loại hài, khán giả Hà Nội, những người yêu sân khấu và yêu Chí Trung nhất đã gần như quên mất mình từng có một kép chính với những vai kịch kinh điển, họ chỉ còn đến nhà hát để đợi được cười. Có những đêm hồi Đời cười đang thịnh, bán vé thu tiền xong rồi mà “bầu”Chí Trung bỗng dưng mặt đờ ra, thẫn thờ: “Chả nhẽ cứ để khán giả cười mãi”.
Một kỷ niệm buồn đến giờ Chí Trung vẫn day dứt: năm 1999 thầy Nguyễn Đình Nghi dựng Rừng trúc cho nhà hát.Ông giao vai chính Trần Thủ Độ cho Chí Trung. Bên cạnh Lê Khanh tuyệt vời với Lý Chiêu Hoàng và Anh Tú điềm đạm, sang trọng, đau đớn trong vai Trần Cảnh, có một Chí Trung - Trần Thủ Độ hài hước và lên gân không xứng tầm Trần Thủ Độ, cũng không xứng với danh hiệu và sự từng trải nghề nghiệp của Chí Trung.
“Tôi vào vai mà không thấy tin tưởng bản thân và không tin cả vào vở diễn. Tôi không tin thời điểm ấy khán giả còn thích và xem nổi Rừng trúc. Tôi đã làm hỏng Trần Thủ Độ. Quyền biến, gian hùng nhưng rất sâu sắc, biết mình biết người, đặt lợi ích dân tộc và dòng họ lên trên tất cả ham muốn cá nhân.Thầy Nghi phải yêu và tin tôi lắm mới giao cho vai Trần Thủ Độ. Vậy mà tôi đã làm hỏng. Giờ này thầy đi xa lắm rồi, còn anh em bạn bè ngày ấy đến giờ cũng khó lòng diễn lại được Rừng trúc”.
Nhưng buồn cũng chả được lâu, ai cho cái quyền buồn lâu? Chí Trung là cứ phải lên sân khấu, nhìn xuống thấy khán giả ngồi nghiêm ngắn mới thấy đời nó tươi.
Mà chả riêng gì anh, cỡ Vân Dung hay Minh Vượng, chạy sô 10 triệu đồng ở đâu thì chạy, nhà hát có vở là về ngay, Vân Dung 100.000 đồng/suất, Minh Vượng 160.000 đồng (có thêm thù lao nghệ sĩ ưu tú), Chí Trung, Ngọc Huyền cũng 160.000 đồng, Lê Khanh hơn 200.000 đồng. Diễn ngon. Rồi ngồi nhìn nhau, cười, thở dài. Chia tay lại: “Em chạy sô nhưng có vở là bác gọi em ngay nhé”.
The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:
MEM
Khoảng lặng sau tiếng cười - Kỳ 7: Thơ tình của Vượng
Nếu có ai hỏi trong làng hài Bắc ai mau nước mắt nhất, chắc chắn đồng nghiệp và đàn em đều đồng thanh: Minh Vượng. “Hình khối khổng lồ vật vã và trái tim mong manh”, đấy là chị tự nói về mình, hài hước và buồn bã.
Nghệ sĩ Minh Vượng - Ảnh: Nguyễn Đình Toán
Sợ nhất: giờ lên đèn
Chị kể, lúm đồng tiền tròn xoe, giọng khàn đặc và mắt mở to nhưng ngấn nước. “Trước nay cứ đến giờ lên sân khấu là phấn khích, còn từ ngày mẹ mất đến giờ cứ đến giờ gà lên chuồng, nhập nhoạng, thành phố lên đèn là thấy sợ. Hôm ấy vừa lên xe vào Hà Đông diễn, thấy điện thoại cậu em: “Mẹ mất rồi, chị về ngay” rồi cúp máy. Đần mặt ra một lúc mới bàng hoàng: Sao bố mất mà thằng này lại báo nhầm là mẹ nhỉ? Chả là bố chị ốm nặng cả 5-7 năm rồi. Gọi lại cho nó quát: “Sao mày báo nhầm là mẹ mất thế?”. Nó mếu máo: “Mẹ đấy, chị ơi”.
Thế là người như hóa đá luôn. Gần 50 tuổi đầu vẫn ở với mẹ, từ bé đến giờ cái gì cũng mẹ, mẹ đang chăm bố ốm liệt giường, con cái đi suốt… vậy mà mẹ đi đột ngột thế này. Cậu bầu sô gãi đầu gãi tai khổ sở: “Chị ơi, chị thương em, không có chị bây giờ thì khán giả họ sẽ bảo em lừa đảo mất!” -“Chị thông cảm với em lắm, nhưng chị không làm kép Tư Bền được đâu. Mẹ chị chết thì chị chả thiết gì nữa, xin lỗi khán giả hộ chị”.
Rồi một năm sau thì đến lượt bố.
Đêm ấy tổng duyệt vở Hà My của tôi của đạo diễn Doãn Hoàng Giang, Minh Vượng làm trợ lý đạo diễn kiêm diễn viên thì chiều ấy bố chị cấp cứu. “Đưa bố vào bệnh viện xong, nhìn bố bất tỉnh, dây nhợ lòng thòng khắp người mà vẫn phải gạt nước mắt đến nhà hát. Công sức tập luyện cả mấy tháng của anh em, mà Nhà hát Kịch Hà Nội thì đúng là cái nôi của mình. Cha mẹ sinh mình còn nhà hát cho mình cái nghề, cái tên, trốn sao được?!
Ngồi hóa trang mà cứ nghĩ đến bố trong phòng cấp cứu, lại sợ bố giống mẹ, đi mà không kịp nói gì với mình, thế là nước mắt cứ chảy ròng ròng, chì với phấn lem nhem hết. Vai diễn cũng lại vai hài, nhỏ thôi, nhưng là sợi chỉ làm cho chính kịch đỡ nặng nề, mọi người cứ thấy Minh Vượng xuất hiện là cười.
Đêm diễn thành công lắm, mọi người hân hoan chúc mừng nhau, khán giả ào lên tặng hoa mà mình tai ù mắt mờ có nghe có nhìn thấy gì đâu. Chạy ào vào bệnh viện với bố, may mà bố còn sống được một tháng nữa, nhưng là sống thực vật thôi, từ lúc đưa vào viện ông đã hôn mê hoàn toàn. Bố mẹ mất hết rồi, tin dữ toàn đến lúc chị sắp bước lên sân khấu. Đời chị từ đấy sợ nhất giờ lên đèn!”.
Thơ cho riêng mình
Tự nhận mình xấu, tướng thô, hình khối khổng lồ, không bao giờ vào được vai đào thương trên sân khấu, nhưng Minh Vượng không buồn vì điều đó, mỗi người mỗi nghề, ai cũng có phần trong cuộc đời này.
Chị vào các vai hài, xù xì nội tâm, gai góc mà tưng tửng ngon ơ, chọc khán giả cười lăn cười bò mà không bao giờ thô tục hay làm người ta ghét nhân vật của chị, đấy là điều chị tâm đắc nhất. Chị chỉ buồn khi cái số “không được làm đào thương” vận vào đời mình. Ba lần suýt lên xe hoa, cuối cùng vẫn ở nhà với mẹ.
Cha mẹ mất thì ở với em và nuôi một đàn cháu. Chị buồn vì mình yêu trẻ con đến thế mà chưa một lần được làm mẹ. Nhìn chị diễn cho trẻ con mới thấy “sức quyến rũ Minh Vượng” lớn nhường nào. Cả sân khấu tưng bừng lên khi chị xuất hiện và tất cả đều gọi chị là… Minh Vượng mà không có cô, bác… gì cả. Sau giờ diễn, ào lên cánh gà là những câu tâm tình rất riêng tư mà thay vì nói với cha mẹ và thầy cô, trẻ con tâm tình với... bạn Minh Vượng của mình: “Minh Vượng này, có bạn trai ở lớp sáng nào cũng mang cho tớ gói xôi xéo nhá, thế có phải bạn ấy yêu tớ không (?!)”.
Minh Vượng hạnh phúc âm ỉ trong cái không gian trong veo nồng ầm ấy, tưởng như nó là của mình, mình thuộc về nó, để rồi tan đêm diễn, đèn tắt, chị lại trở về một mình, đối diện với nỗi buồn của mình. Có những khi buồn đến không nói được, chị viết những vần thơ say:
Đêm nay buồn ta uống chút cay cay
Đêm nay buồn ta hút thuốc say say
Và ai nữa cũng nên lần thử
Thử uống rượu nồng thử hút thuốc say
Thử nghiêng ngả trong vòng tay không quen thuộc không tình yêu
Như ta
Rồi ngủ vùi đi trong lần mơ lạ
Ta đã say rồi ta đã phát điên
Ừ điên thật, điên rồi hóa dại
Đêm nay buồn uống chút cay cay
Đêm nay buồn hút thuốc say say
Cô học trò từng thi học sinh giỏi văn miền Bắc, mơ thành nhà văn hoặc người viết kịch bản phim truyện, nhưng số phận lại đưa đẩy làm nghề mang tiếng cười cho nhân gian đã âm thầm làm rất nhiều thơ. Giai đoạn 1978-1987, trái tim còn loạn nhịp thổn thức vì tình yêu, Minh Vượng làm đến 3-4 tập thơ, không gửi không in, chỉ để đọc một mình.
Sau này, cơm áo gạo tiền, cùng với những vấp ngã, bầm giập, sóng gió làm trái tim chai sạn, thơ “ra” không dễ nữa và nội dung cũng buồn hơn. Chị buồn thế thái nhân tình, buồn đời nghệ sĩ. Nhưng nhiều hơn cả vẫn là những nỗi buồn trong trẻo, những nỗi buồn của người “biết phận mình như con tằm nhả tơ”. Chuỗi bài thơ Một mình rất đặc trưng cho giọng thơ của “nữ hoàng sân khấu hài” đất Bắc:
Chỉ còn lại một mình, ta về khi tan rạp
Chỉ còn lại một mình, ta về trong trống vắng
Ta cứ đi cứ đi, chân đếm thầm từng nhịp
Mong đường xa cứ xa, cho lòng thôi thổn thức
Cho tim đừng rạo rực
Cho mình quên hẳn nhau
Ta nào khóc đâu em
Chắc sương rơi trên má
Hạt sương sa lành lạnh
Giọt giọt rơi rơi rơi
Trên môi mình mằn mặn
Ta cứ đi cứ đi
Chân đếm thầm từng nhịp.
Mùa hè này Minh Vượng chuyển hướng sang hài với sân khấu… chèo. Mê chèo từ bé, hát chèo và múa chèo đều khá, chị sẽ vào vai Phú ông trong vở Quả táo thần mà đạo diễn Lê Hùng dựng cho Nhà hát Chèo Hà Nội. “Đó lại là vở hài cho thiếu nhi, tôi thích được làm cho các con cười suốt mùa hè này. Cuộc sống vốn bận rộn và ít niềm vui, tôi cứ làm cho trẻ con cười rồi đêm về khóc một mình cũng được” - chị nói, lúm đồng tiền tròn xoe, giọng trầm, cười mà mắt đầy nước.