Trên sân khấu hình ảnh NSUT Kim Tiểu Long là chàng Bạch mã hoàng tử điển trai, gương mặt baby, thêm là đó là một giọng ca ngọt ngào, chân phương mộc mạc, gần gủi chiếm trọn cảm tỉnh của giới mộ điệu gần xa.
Khi đời vui câu hát ngân nga, mượt mà hòa nụ cười nhân ái, nét mặt trong sáng giản dị. Khi đời trắc trở anh gởi lại sau cánh màn nhung nỗi ưu tư để đến với khán giả, ru đời bằng lời ca tiếng hát ân tình, mà khi đó, niềm tâm sự giấu dưới đôi hàng mi chan chứa sần man mác với đôi mắt buồn xa xăm, thăm thẳn, dịu vợi lẫn trong câu hát thiết tha ai oán hằn lên đôi môi biếng cười.
Nén chịu nỗi niềm riêng và ngăn giọt nước mắt trần thế thôi chảy lên bờ mi héo hắt để nơi đáy con tim còn bao thổn thức tái tê tựa thể nước hồ thu trong chiếu hoàng hôn sâu hun hút hứng trọn nền trời màu tim tím trong hơi gió thu nhè nhẹ làm lay đọng nỗi niềm trăn trở…
Không dám bàn về kỹ thuật ca diễn của một nghệ sĩ ưu tú, chỉ xin nói về sự đời thường, bình dị, dễ gần của một ngôi sao dù là từ cuộc sống hay khi làm nghệ thuật!
Phải chăng với anh, trên những chuyến lưu diễn qua nhiều nẻo, qua muôn phương trăm lối đường đời, bấy nhiên bận đò ngang, bến vắng, trải nghiệm cảm xúc qua hàng trăm vai diễn tâm lý dần xé nên từ lâu đời anh đã thắm dư vị đắng cay của nhân tình ấm lạnh.
Sự phân biệt thứ ngôi, và giàu nghèo cách trở để rồi hiện thực, người ta chỉ thấy một NSUT Kim Tiểu Long không khoảng cách, tử tế với tất cả mọi người kể cả trong giới nghệ thuật dù là đàn em, khán giả hay những người xung quanh!
Không phải bàn luận để quá khen người nghệ sĩ này, mà sự khiêm tốn, tính tử tế trong xu hướng, lối sống hưởng thụ, thích khoe khoang ngày nay thiết nghĩ không bao giờ thừa.
Cũng vần phải nói thêm rắng, Rồng nhỏ của đời thường là vậ dó, hình ảnh nhân vật của anh cũng không khoảng cách. Tại sao nhân vật của chàng Kim Nhỏ là nhân vật không khoảng cách?
Nhân vật của anh trên sân khấu, trong những vai tuồng làm cho người xem cứ tưởng như bước ra từ chính cuộc sống hiện tại, gần gũi như anh em, bạn bè thân thiết của người xem chứ không phải là một nhân vật xa lạ trong tuồng cải lương mà diễn viên đang diễn. Đây có phải là một con người “cứ để tự nhiên, con người mình có sao để vậy.
Vì nghệ sĩ thì cũng là con người bình thường sinh ra tự nhiên có nguồn cội, anh chị em, bạn bè, vậy tại sao phải quan niệm nghệ sĩ là phải như thế này thế kia được”. Lời mẹ anh thường dạy con trai.
Có lẽ chính điều “tự nhiên” này đã ăn sâu vào suy nghĩ và đã trở thành tính cách nên khi diễn hình ảnh nhân vật cũng tự nhiên như thế chăng, hay đó là sự tinh tế trong nghệ thuật, đem hình ảnh nhân vật gần với cuộc sống mộ điệu, bởi nghệ thuật cải lương rất cần sự giản dị mộc mạc trong từng lời ca nét diễn!
Đời nghệ sĩ qua trăm phương ngàn ngả, khi thành đô, lúc lại về những miền qua thăm thẳm mù khơi, hoặc bôn ba tận trời Tây dịu vợi. Họ như cánh chim mang yêu thương đến rồi góp nhặt ân tình lại se thành những cung tơ óng đẹp tô điểm thêm cho đời thêm sắc, cho tình người thêm vụ chan chứa đậm đà bằng chính câu ca quê nhà mộc mạc hay thực tế hơn người nghệ sĩ trên hành trình lưu diễn mang nhiều thương nhớ với bao nỗi niềm ưu tư khắc khoải.
Nhớ ngày xưa nghệ sĩ Tài Linh cũng đã không có cuộc chia tay nào cho chuyến định cư nơi xứ người để lại một sự hụt hẫng không hề nhỏ trong lòng bao thế hệ khán giả mến yêu cô!
Còn ngày nay, có khá nhiều nghệ sĩ đi lưu diễn tận vùng sâu vùng xa, việc quay video cũng dần ít đi, còn tivi thì khác nhiều chương trình thực tế, gameshow,…
Tuy vậy, khán giả của cải lương vẫn chung thủy với tình yêu son sắt, họ vẫn không quay lưng, vẫn dành trọn yêu thương cho người nghệ sĩ của họ.
Với những khán giả ruột thịt của NSUT Kim Tiểu Long vẫn luôn tự hỏi: ai đem thơ nhạc tô điểm cho hoa thêm sắc, ai đem hò xự xang xê chống vào hơi thở Rồng cho đời nhiều lưu luyến?
Rồi đây trong âm điệu ngũ cung dù trải qua bao thăng trầm thế sự, dù bao nhiêu niên kỷ trôi qua thì dấu ấn Rồng vẫn còn đó một sắc, một màu, một vị, một thanh: mộc mạc sâu lắng – ôi nghe sao mà ngọt ngào âm trầm xao xuyến da diết, sao mà ai oán trong mỗi cung tơ buồn vương nức nỡ đến vậy?
Còn với đời, với người mộ điệu làm sao phai nhạt một hình sáng, một giọng ca mà tiếng thương sẳn dành vốn tự đã ở trong lòng bởi thân quen lắm từng lời ca tiếng hát, từng ánh mắt hiền từ, từng lối diễn hết sức gần gũi là chân chất bình dị đến lạ thường của một ngôi sao sân khấu – có phải thế chăng mà ai đã từng tiếp xúc qua đều cảm nhận được anh giống như một người thân trong gia đình vậy!
Cộng những dấu ấn không phai đó lại là niềm thương nỗi nhớ trong anh, nhưng làm sao nói được nên lời nói một người đa sầu đa cảm giấu nỗi ưu tư vào trong ánh mắt!
Liệu rằng tiếng tơ đồng và tâm hồn mộ điệu nơi nơi có là Hạ Long chăng – bởi trong kiếp nhân sinh Rồng đã đến rồi bay đi để ngàn năm hồ dễ mấy ai quên? Rồi hôm nay hay ngày sau nữa ai sẽ ca lên khúc tống biệt để tiễn anh:
Đứa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Có ai đó thường bảo rằng “con người có nhiều nơi để đến, nhưng chỉ có một lối để đi về - đó là gia đình!
Gia đình với trọn vẹn nghĩa tình ruột thịt – đó là mái ấm với tình thương yêu thiêng liêng và trách nhiệm mà lối về ấy khi vui, khi gặp điều gian khó ai ai cũng có thể sẻ chia…Còn trên lối đi, đường đời vốn không bằng phẳng lại gai chông, có lúc bão bùng giông tố, hay lắm đoạn phải dầm chang nước mắt mà cũng phải bước đi.
Trên hành trình đó, chỉ một nụ cười cảm thông thôi đã đủ làm ấm con tim đơn lẻ, làm mạnh mẽ thêm một ý chí, một niềm tin giúp con người ta càng vững bước, sự đồng cảm từ trái tim của những người dưng với nhau là tứ tình cảm trong sáng không vụ lợi mà đẹp – người đời vẫn gọi đó là tình bằng hữu.
Con tim vốn có nhiều lý lẽ riêng, về tình cảm của khán giả dành cho nghệ sĩ là một tình thương yêu đẹp, ngoài nghĩa gia đình trên ra thì nơi con tim bé nhỏ, tình cảm này cũng giống như một gia đình thứ hai vậy! Bởi tâm hồn là thứ ngôn ngữ khó có thể nói nên lời, mà qua lời ca tiếng hát ngân nga sự đồng điệu đã tìm thấy nhau.
Người nghệ sĩ tỏa sáng hơn bởi lúc nào cũng có khán giả luôn ủng hộ, trân yêu, quí mến, người mộ điệu cảm thấy ấm lòng hơn, hạnh phúc hơn khi nếm trọn từng dư vị câu ca mà đêm đêm thân phận con tằm đã rút sợi tơ vàng gởi vào lòng nhân thế - Mới hay, lời ca tiếng hát có sức mạnh mê hồn đến lạ thường tác động sâu sắc vào thế giới tâm hồn.
Rồng nhỏ đã thành công trên con đường nghệ thuật, nhưng người ta thường nói: đường đến thành công không dễ dàng trải gấm đẹp hoa thơm mà đôi khi còn có cả nước mắt nữa. Vậy thì, từ trên định vinh quang nhìn lại chặng đường anh đã đi qua, đã bao lần phải gượng cười, mấy mùa mước mắt tuôn rơi lã chã với muôn vàn áp lực, rồi nhân tình thế sự,… đêm đêm dưới ngọn đèn màu đâu là người tri kỷ, tri âm?
Dù đời buồn hay vui, ở Rồng vẫn phong thái ung dung đó, niềm tin đó làm nghề một cách cần mẫn, nhẫn nhịn và khiêm tốn! Có phải chính vì thế mà nghiệp đời đã chẳng bỏ công con tằm ăn lá dâu xanh nhả sợi tơ vàng kết thắm tình đời cay đắng.
Còn Tổ nghiệp đã cho anh một tài sản lớn lao mà không phải người nghệ sĩ nào cũng có được, đó chính là cảm xúc tự nhiên, tình yêu thương vô bờ bến của khán giả dành cho anh, và sự tử thế của người trong giới đối với Rồng Nhỏ Kim Tiểu Long và của đàn em đối với một người anh cao cả!
Dù ở đâu, thời điểm nào khán giả vẫn luôn yêu thương và cầu mong cho Rồng Nhỏ vẫn xanh hoài tuổi thanh xuân, nồng nàn chan chứa ân tình, cảm xúc tự nhiên gẫn gũi trong từng câu hát và đặc biệt luôn hạnh phúc và mãi bình an.
Vương Thoại Hồng
Nguồn tin: Báo sân khấu