1. MEM
    Avatar của MEM
    NGAO SÒ ỐC HẾN

    Ngao Sò Ốc Hến hay Nghêu Sò Ốc Hến là một tuồng tích dân gian rất nổi tiếng từ Bắc chí Nam tại Việt Nam. Nhiều tuyến nhân vật, cũng như tình tiết trong tuồng tích này, dưới nhiều biến thể khác nhau, đã trở thành điển cố, điển tích sân khấu sau này.

    Nguyên bản

    Nguyên tên chữ của vở tuồng là Di tình (移情), là một vở tuồng đồ (tức tuồng do các nhà Nho nghèo sáng tác hoặc dựa theo tích dân gian) sáng tác bằng văn vần chữ Nôm, tuy nhiên dân gian thường gọi theo tên một số nhân vật trong tuồng. Tác giả khuyết danh, không rõ thời gian sáng, vở tuồng được xem là xuất phát từ tuồng Quảng Nam, sau lan đến cả Bình Định.


    Nội dung

    Trộm Ốc nhờ thầy bói Nghêu (hay Ngao) gieo quẻ chỉ hướng vào ăn trộm nhà Trùm Sò. Ốc đem của trộm được bán cho Thị Hến, một gái góa trẻ đẹp. Lý trưởng và Trùm Sò đến lục soát bắt được tang vật, liền giải Thị Hến lên trình quan huyện. Khi đến công đường, Thị Hến đã làm cho quan huyện và thầy đề mê mệt vì nhan sắc của mình. Kết quả là Trùm Sò mất tiền, thầy Lý bị đòn, Thị Hến được tha bổng. Kết thúc vở là cảnh cả quan huyện, thầy đề, thầy Lý vì mê mẩn Thị Hến chạm mặt nhau và bị các bà vợ đánh ghen tại nhà Thị Hến.

    Giá trị nghệ thuật

    Là loại hình tuồng hài, do tác giả sống trong dân gian sáng tác, lấy đề tài trong cuộc sống đời thường và để diễn cho dân chúng xem, nội dung mang tính châm biếm, đả kích quan lại địa phương, giàu chất hài hước, làm cho vở diễn có sức hấp dẫn từ đầu đến cuối... Nhiều nhân vật, diễn tích trong vở trở thành những thành ngữ thông dụng trong dân gian.

    Chuyển thể

    Ban đầu, vở tuồng mang tính chất là tuồng dân gian, tình tiết không cố định, chỉ lưu hành trong dân gian vùng Quảng Nam. Khoảng cuối năm 1959, nhà nghiên cứu sân khấu dân gian Việt Nam Hoàng Châu Ký, bấy giờ là Tổng Thư ký Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, đồng thời là thành viên Ban Nghiên cứu nghệ thuật sân khấu, đã cho dựng lại tuồng "Nghêu Sò Ốc Hến" và cho công diễn tại Nhà hát Tuồng Trung ương (Hà Nội), với dàn diễn viên gốc Quảng Nam, Bình Định, gồm Nguyễn Lai (Trùm Sò), Ngô Thị Liễu (bà Huyện), Minh Đức (Thị Hến), Đinh Quả (Đề Lại), nghệ sĩ Kích (Ốc). Khi công diễn vở tuồng đã làm sôi nổi dư luận giới sân khấu, vì không ngờ trong vốn tuồng lại có loại vở hài tuyệt vời như thế.

    Với sự thành công của vở tuồng, nhà nghiên cứu Hoàng Châu Ký cùng với nhà nghiên cứu Tống Phước Phổ đã chỉnh lý và biên soạn lại kịch bản vào năm 1965. Đây là kịch bản chính thức đầu tiên của vở tuồng này.

    Năm 1967, Xưởng phim truyện Hà Nội đã ghi hình vở tuồng "Nghêu Sò Ốc Hến", do Bắc Xuyên và Trúc Lâm làm đạo diễn, do các diễn viên của Đoàn tuồng Liên khu 5 thủ diễn. Sau đó, "Nghêu Sò Ốc Hến" đã được chuyển thể sang nhiều loại hình sân khấu khác nhau như kịch nói (chuyển thể: Dương Ngọc Đức), chèo (chuyển thể: ?), cải lương (chuyển thể: Nguyễn Thành Châu) và hài kịch "Thị Hến kén chồng" (kịch bản: Phạm Công Trình) do nghệ sĩ Xuân Hinh đóng. Thậm chí, vở diễn còn được biểu diễn nhiều lần ở nước ngoài như Liên Xô, Cộng hòa Czech, Hoa Kỳ. Dù ở loại hình nghệ thuật nào thì cũng trở thành vở diễn hết sức đặc sắc do có nhiều tình tiết bất ngờ, hóm hỉnh thu hút khán giả.

    Bản dựng cải lương

    Vở tuồng NGAO SÒ ỐC HẾN nổi tiếng những năm 1980 đến sau này với ekip THANH KIM HUỆ (Thị Hến), GIANG CHÂU (Trùm Sò), THANH ĐIỀN (Huyện Trìa), TRƯỜNG XUÂN (Bói Ngao), NAM HÙNG (Thầy Đề), TÔ KIM HỒNG (Bà Huyện)... Theo ekip, vở tuồng làm mưa làm gió suốt 6 năm (từ 1982 tới 1988) trên khắp các tỉnh thành với khoảng hơn 1500 suất (mỗi tuần diễn 7 suất), và nhiều câu nói, nhân vật đã đi vào đời sống người dân như câu cửa miệng: Chẳng hạn, ai keo kiệt thì bị chửi: “Đồ trùm sò”. Ai đẹp đẹp mà lẳng lơ thì nói: “Đồ thị Hến”. Ai có máu dê thì gán cho hai chữ “thầy đề”. Còn hiền hiền chân chất thì đặt luôn biệt danh “chàng Ốc”. Còn ai đi “đêm” thì bị bạn bè chọc là “đi khám điền thổ”...

    Tuy nhiên, có ai biết rằng để có được vở diễn dễ thương ấy thì những nghệ sĩ trẻ đã phải sáng tạo và đấu tranh một cách quyết liệt. Nguyên bản là một vở tuồng dân gian, được NSND Nguyễn Thành Châu (Năm Châu) chuyển thể cải lương, và NSND Ba Vân dựng cho đoàn cải lương tập thể Sài Gòn 1. Ban đầu nghệ sĩ Thành Được đóng vai quan huyện, Phượng Liên đóng Thị Hến, nhưng sau một số suất diễn thì bị ngưng vì một lý do tế nhị nào đó. Đến khi Thành Được, Phượng Liên rời đoàn Sài Gòn 1 thì Thanh Điền - Thanh Kim Huệ từ đoàn Sài Gòn 3 được điều về thay. Thanh Điền lúc đó cũng viết được một số chập cải lương hài ngắn, ông Võ Văn Kiệt có đi xem, thích lắm. Ông vốn thích hài nên bảo đoàn Sài Gòn 1 “dựng thêm cái gì vui vui đi!”. Trưởng đoàn thỏ thẻ: “Anh Sáu nói với Sở Văn hóa cho tụi em diễn lại Ngao Sò Ốc Hến nghen!”. Ông Võ Văn Kiệt gật đầu. Thế là anh em hồ hởi tập tuồng. Lúc đó đoàn đang ở miền Trung, nên khai trương vở diễn tại Cam Ranh. Nhưng, diễn cả đêm mà khán giả...im re, không ai cười gì hết. Diễn hài mà người ta không cười quả là đau khổ cho nghệ sĩ! Thực tế, đạo diễn và hội đồng nghệ thuật của đoàn đã thống nhất định hướng là vở châm biếm nhưng phải nghiêm túc, nghệ sĩ cứ thế mà làm, dù lúc ấy đoàn có những danh hài và những cây đa cây đề như Trường Xuân, Nam Hùng, Tô Kim Hồng, hề Minh... Kết quả mới là chứng minh thuyết phục nhất, mà khán giả không cười thì làm sao ra được chất hài của một tuồng tích dân gian nổi tiếng?

    Thanh Điền buồn quá, diễn xong đã gần 12 giờ đêm nhưng anh không ngủ được mà lang thang ra bãi biển ngồi ủ rũ. Giang Châu đi ăn cháo khuya về thấy vậy hỏi thăm. Thanh Điền tâm sự: “Tụi mình phải làm cái gì khác hơn, chớ kiểu này là chết! Chắc tao phải quậy lên quá!”. Giang Châu hưởng ứng liền. Thanh Điền, Thanh Kim Huệ, Giang Châu lúc ấy mới độ tuổi 30 sung sức, nên cái máu liều, máu nghề còn sùng sục. Cả ba người lén lén bàn nhau cách “quậy”. Thanh Kim Huệ phải tập cách ca vuốt chữ lên cho nó lẳng, và đi ẹo ẹo hẳn lên. Còn Giang Châu lấy hơi éo éo rất đặc biệt của Trùm Sò. Thanh Điền thì thêm thoại, thêm chi tiết tùm lum vô. Sân khấu mở màn, cả ba người “tung chiêu” bất ngờ, cả đoàn không ai đỡ nổi, còn khán giả thì vỗ tay rần rần. Hai anh kép trẻ và cô đào trẻ hí ha hí hửng thiếu điều muốn nhảy sập sàn gỗ.

    Sáng ra, cả ba được mời đi họp. Chắc mẩm là được khen. Nhưng không, họp để... kiểm điểm. Hội đồng nghệ thuật không đồng ý cách diễn đó, bảo là phá tuồng, phải chấm dứt ngay. Ba nghệ sĩ trẻ ừ ờ cho xong họp, nhưng tối đến lại diễn y chang, thậm chí càng thêm mảng miếng, khán giả càng cười rần rần. Thế là sáng hôm sau lại họp... kiểm điểm. Thanh Điền nhớ lại: “Sao hồi đó tôi lì dữ vậy! Ai nói gì nói, tôi cứ ừ ừ, rồi cứ diễn. Vì tôi thấy tôi không làm sai. Dù có tung tẩy thêm nhưng chúng tôi vẫn giữ được sự tử tế, sạch sẽ cho kịch bản, đâu có diễn dơ, nói bậy. Đêm nào vé cũng bán com-lê hết trơn, mà cứ họp kiểm điểm suốt 3 tháng trời như vậy. Đêm thì diễn khuya mà sáng 9 giờ phải vô họp, sức đâu chịu nổi. Cuối cùng tôi nổi khùng lên, kêu bà xã Thanh Kim Huệ không thèm đi họp nữa, để một mình tôi đi thôi. Tôi nói thẳng, vợ chồng tôi xin nghỉ hát. Thế là cả đoàn nhao nhao lên. Bởi vở đang ăn khách, nếu nghỉ là đụng đến nồi cơm của diễn viên”.

    Một số nghệ sĩ trụ cột bắt đầu phấn khởi theo nhóm trẻ, tung mảng miếng ra thêm, mỗi ngày một ít đắp dần vô để cuối cùng mới có bản dựng mà khán giả thưởng thức trên truyền hình. Những tài năng ấy đã làm nên những nhân vật từ chính tới phụ đều đầy đặn, hấp dẫn, đồng bộ cả một tập thể, đến nỗi Thanh Điền nói: “Sau này không có anh Tám Lắm đóng vai Lệ Bát, hoặc không có Giang Châu đóng Trùm Sò tôi cũng không diễn được. Anh Nam Hùng vai thầy đề, anh Trường Xuân vai thầy bói Ngao, Hoàng Ấn vai Ốc, Kiều Trúc Phượng vai Cua... đều đẹp và giỏi đến từng chi tiết nhỏ”. Và Thanh Điền cảm ơn tổ nghiệp đã cho vợ chồng anh một vai diễn để đời như thế, biết bao giờ mới có được lần nữa.

    Và cũng biết bao giờ cải lương có được một vở hài đúng nghĩa như thế. Châm biếm sâu cay nạn tham nhũng, hối lộ, gái gú, hà hiếp người dân, nhưng vẫn ngọt ngào, duyên dáng. Kịch bản cải lương hài đâu phải dễ viết, cho nên Ngao Sò Ốc Hến mãi là một tiếng cười rất đẹp.

    (Theo Hoàng Kim - Báo Thanh Niên - phần chuyển thể cải lương)


    Trang nhà làm bài giới thiệu các phiên bản của vở tuồng đặc sắc này, mời cả nhà cùng thưởng thức và chia sẻ cảm nhận về từng phiên bản/ vở diễn/ nhân vật nhé!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:

    DOHOANG (17-07-2021)

  3. MEM
    Avatar của MEM
    NGHÊU SÒ ỐC HẾN
    (BẢN PHIM TRUYỆN)
    Xưởng phim truyện Hà Nội
    Phát hành 1967
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:

    DOHOANG (17-07-2021)

  5. MEM
    Avatar của MEM
    NGAO SÒ ỐC HẾN
    (Phim truyện cải lương)
    Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu phát hành 1980
    Phượng Liên - Thành Được


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:

    DOHOANG (17-07-2021)

  7. MEM
    Avatar của MEM
    NGAO SÒ ỐC HẾN
    (Audio cải lương)

    Bạch Tuyết - Thành Được



    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:

    DOHOANG (17-07-2021)

  9. MEM
    Avatar của MEM
    NGAO SÒ ỐC HẾN
    (Truyền hình)

    Thanh Kim Huệ - Giang Châu - Thanh Điền...



    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:

    DOHOANG (17-07-2021)

  11. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Nguyên văn bởi MEM
    NGHÊU SÒ ỐC HẾN
    (BẢN PHIM TRUYỆN)
    Xưởng phim truyện Hà Nội
    Phát hành 1967
    Không thấy link MEM ơi ?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following User Says Thank You to DOHOANG For This Useful Post:

    MEM (17-07-2021)

  13. MEM
    Avatar của MEM
    Từ từ nè!
    Nắng rảnh rỗi vào chia sẻ cảm nhận loạt các vở kinh điển các phiên bản đi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

ANH EM CHANNEL