- Ngũ Điểm: sáu bài Bắc lớn
Không phải Ngũ
Điểm (dấu hỏi), mà chính xác là Ngũ
Điếm (dấu sắc).
Điếm có nghĩa là nền móng.
Nền móng của cổ nhạc là 5 cung HÒ - XỰ - XANG - XÊ - CỐNG.
Ngũ Điếm là 5 bản bắc nền móng của nhạc tài tử. Mỗi bản bắt đầu với 1 cung:
1. Lưu Thủy Trường vô chữ HÒ
2. Phú Lục Chấn vô chữ U (tức là chữ XỰ cao hơn 1 bát độ)
3. Bình Bán Chấn vô chữ XANG
4. Cổ Bản Trường vô chữ XÊ
5. Xuân Tình Chấn vô chữ CỐNG
(5 bản bắc đó là đủ 5 cung nhạc)
Sau người ta đặt thêm Bản Tây Thi Trường vô chữ LIU mà chữ LIU chính là chữ HÒ cao hơn 1 bát độ (giống như U và XỰ nói ở bản Phú Lục trên). Vì vậy sau này người ta gọi Sáu Bản Bắc là tính luôn bản Tây Thi. Nhưng bản Tây Thi không phải bản nền móng như 5 bản trước.
Trong giới chơi tài tử thấy rằng 2 bản Cổ Bản Trường và Tây Thi Trường quá dài và nhiều đoạn trùng lặp nên người ta lại đặt ra 2 bản khác là Cổ Bản Vắn và Tây Thi Vắn để thay thế cho 2 bản Trường vừa nói.
Ngày nay, 6 bắc được tính là:
1. Lưu thủy trường
2. Phú lục chấn (thường ọi Phú lục)
5. Bình bán chấn
4. Xuân tình (chấn (thường gọi Xuân tình)
5. Tây thi vắn
6. Cổ bản vắn.
Huhuhu... thắc mắc nhiều và dài quá, trả lời không xuể.
Hỏi từng phần thôi, từ từ rồi cũng thành nhiều (theo kiểu kiến tha lâu đầy tổ) mà.
Giống như ăn bánh, lột tới đâu ăn tới đó, lột nhiều quá... coi chừng ăn không hết... bỏ mứa
Kakakaka...
P/S: Sáu bản bắc nằm trong Ngũ Điếm trong giới tài tử gọi là bắc nhỏ chớ không phải bắc lớn.
Mà, bắc lớn là Bảy Bài (thuộc nhóm thất chính) gốc nhạc lễ được cải biên thành nhạc tài tử, nên còn gọi là 7 bài lễ. Bảy bài này gốc là bản đờn có nên còn gọi là 7 bài cò. Thí dụ Bài Hạ nhạc lễ còn gọi là Bài Hạ Cò (Bài Hạ Cò là bài để đờn nhạc nền cho Hát Bội và các nghi lễ thờ cúng (như cúng tế thần - cúng đình - hoặc tang lễ).