Trang 2/2 ĐầuĐầu 1 2
  1. bachlong
    Avatar của bachlong
    Có người nhờ thế tuồng người khác mà được dịp may hát vai chánh. Có người nhờ có giọng ca độc đáo, dù hát vai phụ nhưng giọng ca thu hút khán giả là lập tức được nâng lên thành đào chánh hay đào nhì dù khả năng diễn xuất vẫn còn rất hạn chế.

    Và không ít những nghệ sĩ thuộc gia đình có nhiều đời là nghệ sĩ, được ông bà cha mẹ trực tiếp truyền nghề cho và nhứt là được hát ở ngay trong gánh hát của gia đình nên nghệ sĩ đó có nhiều thuận lợi để thủ vai hát chánh hơn những nghệ sĩ đồng trang lứa.

    Nữ nghệ sĩ Ngọc Hương sinh năm 1942 là con của một gia đình có nhiều đời theo nghề hát tại tỉnh Bến Tre. Ông Bà Nội của Ngọc Hương là hai nghệ sĩ nổi danh của gánh hát bội Kiến Lương. Cha của cô là ông Nguyễn Văn Hay tức nghệ sĩ Hai Nhỏ, vừa là kép chính vừa là biện tuồng của đoàn hát Kiến Lương.

    Ngọc Hương có bốn anh chị em, tất cả đều là nghệ sĩ tài danh. Người chị cả là nghệ sĩ Kim Giác, vợ của nghệ sĩ Hoàng Giang, người anh kế là nghệ sĩ Hoàng On và em gái của Ngọc Hương là Ngọc Lan cũng là nữ nghệ sĩ của đoàn cải lương Hương Mùa Thu.

    Tuy được sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ Hát Bội nhưng cha của cô thấy nghệ thuật hát bội mất dần khán giả, nghệ sĩ hát bội phải sống trong cảnh nghèo đói vì mỗi mùa hát chầu cúng đình, cúng chùa, nghệ sĩ chỉ được chia lương bằng một số ít gạo hoặc thực phẩm. Gia đình Ngọc Hương quá nghèo, không nhà ở, phải tá túc dưới hầm sân khấu nơi rạp hát Xuân Cảnh Bến Tre.

    Thân phụ của cô Ngọc Hương cho bốn anh chị em của cô học ca, học đờn theo nghệ thuật cải lương, về mặt vũ đạo trên sân khấu thì ông bà nội và cha của cô đích thân chỉ dạy, vì lúc đó các gánh hát thường hát cải lương tuồng Tàu, tuy có ca bài ca cải lương nhưng bộ múa của nghệ sĩ cũng mô phỏng theo lối múa của hát bội được cải biên.
    hình của soạn giả Nguyễn PhươngNăm 1952, mới 10 tuổi, Ngọc Hương được giới thiệu ca vọng cổ trước khi mở màn hát tại đoàn cải lương Nam Phi. Năm 12 tuổi Ngọc Hương đã đóng được vai hoàng tử Ân Hồng, Ân Giao trong tuồng Trụ Vương Đắc Kỷ. Nhờ có làn hơi mượt mà và động tác vũ đạo trên sân khấu rất đẹp nên Ngọc Hương sớm nỗi danh, được khán giả tán thưởng và các ông bà bầu gánh hát chú ý. Ông Bầu Răng của gánh hát Thanh Hương mời Ngọc Hương về hát vai Nghi Xuân trong tuồng Phạm Công Cúc Hoa và vai đào nhí trong tuồng Aladin và cây đèn thần.

    Năm 1956, nữ nghệ sĩ Ngọc Hương đã được bà Bầu Chín Bia ký hợp đồng mời về hát cho đoàn Nam Phong. Nghệ sĩ kiêm soạn giả Giáo Út là người thầy rất nghiêm khắc và là người có công lớn trong việc đào tạo nữ nghệ sĩ Ngọc Hương thông qua các vở tuồng của ông soạn thời bấy giờ.

    Ngọc Hương đã được luyện tập và hát thành công vai Hoàng Tử Ngọc Giao trong tuồng Hoàng Cung trong sóng gió; vai Bạch Vân Phi trong tuồng Tìm Con Trong Đảng Cướp; Vai Tiết Quỳ trong tuồng Tiết Giao Đoạt Ngọc, vai Đắc Kỷ trong tuồng Khoét mắt Khương Hoàng Hậu.
    hình của soạn giả Nguyễn Phương
    Sau vở tuồng Khoét mắt Khương Hoàng Hậu, nữ nghệ sĩ Ngọc Hương được khán giả và ký giả kịch trường biết đến như là họ vừa khám phá được một ngôi sao sân khấu lạ lùng. Nguyên do là trước đây, bầu gánh hát và soạn giả khai thác khả năng vũ đạo, múa thương múa đao, bộ võ mà Ngọc Hương được ông bà Nội và cha dạy để cho Ngọc Hương thủ diễn những vai kép võ như Hoàng Tử Ngọc Giao, vai Tiết Quỳ, vai Bạch Vân Phi, vai Ân Hồng, Ân Giao…

    Ngọc Hương có một giọng ca tốt, có lối múa võ đẹp, oai dũng nên hát các vai võ tướng thành công một cách dễ dàng. Đến khi cô thủ diễn vai Đắc Kỷ trong tuồng Khoét mắt Khương Hoàng Hậu, đóng vai Đắc Kỷ, nữ nghệ sĩ Ngọc Hương chẳng những có một nhan sắc quyến rũ của một nàng quí phi mà Ngọc Hương còn bộc lộ được nữ tính một cách rất duyên dáng, có một sức thu hút mê hồn mà khi Ngọc Hương đóng các vai kép võ, khán giả không có dịp nhận ra.

    Nữ nghệ sĩ Ngọc Hương hát trên sân khấu Nam Phong dưới sự rèn luyện nghiêm túc của nghệ sĩ kiêm soạn giả Giáo Út được hơn bốn năm, một thời gian dài đủ cho tài nghệ ca diễn của Ngọc Hương phát triển, xứng đáng được giới mộ điệu và ký giả kịch trường đánh giá Ngọc Hương là một diễn viên trẻ, thinh sắc lưỡng toàn và nghệ thuật diễn xuất điêu luyện.

    Ông Bầu Ba Bản, chủ hãng dĩa hát Hoành Sơn khám phá ra khả năng tìm ẩn của Ngọc Hương nên mời cô thu thanh những bài ca vọng cổ và tân cổ giao duyên để xuất bản thành dĩa hát. Ông cũng thành lập đoàn hát cải lương Thủ Đô để kinh doanh và thực hiện mộng ước cải tiến nền nghệ thuật sân khấu của nước nhà.

    Ông Ba Bản có dịp xuất ngoại, được thưởng thức những vở tuồng, kịch hay và trang trí sân khấu rất đẹp ở nước ngoài nên khi thành lập gánh hát Thủ Đô, ông bầu Ba Bản muốn là tuồng phải được sáng tác thật hay, văn chương bay bướm, nghệ sĩ phải thuộc hạng ca diễn thượng thặng và về mặt dàn cảnh, trang trí và y phục hát của đoàn Thủ Đô phải được thực hiện có mỹ thuật, đồ sộ và huy hoàng.

    Về mặt kép hát đã có vua vọng cổ Út Trà Ôn, đệ nhất kép lẳng Hoàng Giang, quái kiệt hề Ba Vân, kép trẻ Thanh Hải, về mặt đào thì chỉ có Ngọc Hương, Thanh Thanh Hoa, Kim Giác, Bo bo Hoàng (lúc nầy Bo Bo Hoàng còn rất nhỏ). Khi khai trương bảng hiệu của đoàn hát Thủ Đô, đoàn diễn vở Tiếng Trống Sang Canh của soạn giả Thu An, nhưng nghệ sĩ Út Trà Ôn từ chối không đóng cặp với nữ nghệ sĩ Ngọc Hương vì anh chê cô quá nhỏ, đối với anh không xứng đào xứng kép.

    Ông Bầu Ba Bản, kép độc Hoàng Giang và quái kiệt Ba Vân hết sức thuyết phục nên anh Út Trà Ôn mới chấp nhận đóng cặp với Ngọc Hương. Gặp trở ngại ban đầu, Ngọc Hương đã khóc hết nước mắt nhưng cũng vì lòng tự trọng mà cô cố gắng hết sức để tập tuồng, học tuồng nên cô hát vai Quốc Hương, tuồng Tiếng Trống Sang Canh được thành công trọn vẹn.

    Báo chí kịch trường ngợi khen sự cố gắng và khả năng ca diễn xuất sắc của ngôi sao sân khấu trẻ Ngọc Hương. Báo chí cũng ngợi khen thái độ đẹp, tận tâm dìu dắt nghệ sĩ đàn em của nghệ sĩ Út Trà Ôn. Đoàn hát Thủ Đô đã đem lại một sinh khí mới cho nghệ thuật sân khấu cải lương, ngoài kỷ thuật dàn cảnh đồ sộ, đẹp và lạ mắt, đoàn Thủ Đô có đào tạo được những diễn viên trẻ tài danh như Ngọc Hương, Thanh Thanh Hoa, Bo Bo Hoàng, Kim Tuyến,…

    Khi nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan rời đoàn, bà Bầu Kim Chưởng lập tức mời nữ nghệ sĩ Ngọc Hương thế vai của Út Bạch Lan với một hợp đồng hậu hỉ để Ngọc Hương thủ vai chánh trong đoàn hát của bà.
    hình của soạn giả Nguyễn Phương
    Nữ nghệ sĩ Ngọc Hương đã hát qua các vở tuồng : Nữa Bản Tình Ca, Thuyền Ra Cửa Biển, Người Đẹp Bắc Kinh, Cô Gái Sông Đà, Hai Chiều Ly Biệt, Lá Huyết Thư.

    Thưa quý thính giả, năm 1962, khi Ngọc Hương được bà Kim Chưởng mời về thế vai của Út Bạch Lan, hát tuồng Nữa Bản Tình Ca tại rạp Quốc Thanh, tôi đến xem hát. Cô Ngọc Hương thế vai Chiêu Trúc Lệ của Út Bạch Lan, nghệ sĩ Út Hiền thế vai Băng Đình của Thành Được trong tuồng Nữa Bản Tình Ca, hai nhân vật này trong lớp diễn cảnh ‘’say tình trên sóng nhạc’’.Tôi thấy : Út Bạch Lan ca mùi hơn nhưng Ngọc Hương cũng có giọng ca mượt mà, thể hiện được nét vui tưoi nhí nhảnh của một cô gái đang yêu, phù hợp với lớp tuồng nầy hơn.’’

    Ngọc Hương đã thành công rực rỡ trên sân khấu Kim Chưởng, khi cô thay vai tuồng hát của đệ nhất đào thương sầu nữ Út Bạch Lan.

    Năm 1962 đó, nữ nghệ sĩ Ngọc Hương được trao tặng huy chương vàng giải Thanh Tâm, một lược với nữ nghệ sĩ Ánh Hồng.

    Năm 1963, nữ nghệ sị Ngọc Hương lại được Ban tuyển chọn giải thưởng Thanh Tâm trao cho huy chương vàng giải diễn viên xuất sắc.

    Ngọc Hương kết hôn với soạn giả Thu An sau khi ông thành lập đoàn hát Hương Mùa Thu. Soạn giả Thu An tên thật là Nguyễn Văn Sáu, sanh năm 1932 tại Bến Tre.

    Ngọc Hưong là đào chánh của gánh hát Hương Mùa Thu từ ngày mới thành lập. Diễn viên đoàn Hương Mùa Thu có đào chánh Ngọc Hương và các nghệ sĩ, Thanh Hải, Út Hiền, Hà Bửu Tân, Hiếu Liêm, Hữu Lộc, Yến Nhung, Thanh Thanh Hoa, Hề Minh, Bảy Xê, Minh Hải, Chí Thanh, Thanh Hồng, Bo Bo Hoàng, Ngọc Lan, Bạch Lê…

    Nữ Nghệ sĩ Ngọc Hương. Hình của Soạn giả Nguyễn Phương Tuồng khai trương của đoàn hát Hương Mùa Thu là vở Tiếng Nhạc Rừng Xanh, tiếp theo đó là những vở tuồng hương xa : Ảo Ảnh Châu Bích Lệ, Cô Gái Sông Đà, Người Anh Khác Mẹ, Người Điên Trên Sông Lanh, Nước Mắt Đứa em Mù, Con Cò Trắng, Saigon Thác Bạc…

    Về gia đình, năm 1962, Ngọc Hương và Thu An có đứa con trai đầu lòng tên Nguyễn Phong Kỳ. Cháu Phong Kỳ theo Thu An và Ngọc Hương ăn ở trong đoàn hát, lớn lên Phong Kỳ học nhạc và trở thành nhạc sĩ trong Ban nhạc của đoàn Hương Mùa Thu.

    Năm 1969, Ngọc Hương và Thu An có thêm được một con gái, đặt tên là Nguyễn thị Ngọc Nhan. Vì đoàn Hương Mùa Thu luôn lưu diễn xa Saigon nên Ngọc Hương gỡi con gái cho ông bà ngoại nuôi dưỡng dùm. Nhờ ở với bà ngoại tại Saigon, Ngọc Nhan học đến Tốt nghiệp Đại Học Kinh Doanh, hiện nay cô Ngọc Nhan đang giúp việc cho Công Ty Thương Mãi ở đường Trương Định Saigon.

    Sau năm 1975, đoàn Hương Mùa Thu của Thu An được thành lập với các nghệ sĩ Minh Phụng, Ngọc Hương, Hoài Thanh, Đổ Quyên, Phương Thanh, Kiều Tiên, Bích Hạnh, Khánh Tuấn, Hữu Lộc, Hữu Lợi, Kiều Lệ Thanh, Yến Nhung, Ngọc Lan, Lệ Châu, Minh Dịch, Hiếu Liêm, bé Ngọc Hà, hề Tẩu Tẩu…

    Đầu thập niên 90, đoàn Hương Mùa Thu giải tán, bầu Thu An cho nghệ sĩ Minh Phụng mướn xác gánh lập thành đoàn hát Tiếng Chuông Vàng Minh Phụng.

    Ngọc Hương chỉ còn thỉnh thoảng được mời hát thu hình băng vidéo tuồng cải lương trong khi tình hình sân khấu cải lương sa sút trầm trọng,

    Soạn giả Thu An, người chồng và cũng là người thầy dìu dắt nữ nghệ sĩ Ngọc Hương trên con đường nghệ thuật gần bốn mươi năm, mất ngày 13 tháng 10 năm 2006.

    Theo Nguyễn Phương, thông tín viên đài RFA
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 2 Users Say Thank You to bachlong For This Useful Post:


  3. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Từ nhỏ em đã hâm mộ bà lắm rồi, tất cả bài ca, tuồng cải lương bà hát, bà sắm thì em phải mua cho kì được nếu em thấy hay em vừa biết. Em định sang Gò Vấp thăm bà cùng với chú của em !
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. phankimnhung
    Avatar của phankimnhung
    em biết nơi ở của bà lun hả??? hay thật nha
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  5. The Following User Says Thank You to phankimnhung For This Useful Post:


  6. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc


    TIẾNG HÁT NGỌC HƯƠNG


    + Các bạn đang xem VIDEO trên website Cải Lương Số
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.




    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  7. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  8. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc


    BUỒNG CAU QUÊ NGOẠI

    + Các bạn đang xem VIDEO trên website Cải Lương Số
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

    Trình bày: Ngọc Hương



    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  9. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  10. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Trời ơi, đúng Ngọc Hương rồi, hay quá xá, nghe trò chuyện thấy ham quá. Bật đi bật lại coi cho đã luôn. Em cảm ơn anh Phúc nha, trên youtube mà nhiều khi em tìm hoài vẫn không ra. Bài nắng chiều trên sông dịch này chắc hơn 50 năm rồi, ca lại thấy nhớ và vẫn nghe hay. Lúc này Ngọc Hương bà còn tham gia các chương trình truyền hình cũng như các cuộc hợp mặt,... giờ thì chắc lý do sức khỏe nên ít thấy bà. Nghe tiếp luôn bài buồng cau quê ngoại xong muốn khóc quá, nghe giọng bà bây giờ sao vẫn hay, vẫn như hồi xưa. Có điều không thể bắn cao lên như khi xưa, thương bà quá !!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc


    HÁN ĐẾ BIỆT CHIÊU QUÂN


    Cải Lương Số - Giữ mãi niềm đam mê
    Nhấn chuột phải và chọn Save Target As...

    Trình bày: Ngọc Hương & Thanh Hải



    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  13. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nói đến nghệ sĩ Ngọc Hương, những ai am hiểu cải lương nhớ tới Thu An. Họ là thầy trò, là vợ chồng, là đôi bạn đã có hơn 50 năm gắn bó, hạnh phúc, thăng trầm cùng nếm trải. Họ là những tên tuổi của sân khấu cải lương từ thời sơ khai đến giai đoạn phát triển rực rỡ nhất.
    Soạn giả Thu An là người có công lớn trong việc cải cách sân khấu cải lương, đưa nhiều kỹ xảo, kỹ thuật, trang trí hoành tráng lên sân khấu biến nó thành những thiên đường đầy mầu sắc, khán giả ngây ngất, choáng ngợp với vẻ lung linh nhiều mầu sắc.

    Nghệ sĩ Ngọc Hương nổi tiếng khi còn rất trẻ. Năm 1962, chị được chọn trao giải HCV giải Thanh Tâm (cùng với NSƯT Ánh Hồng). Bấy giờ chị đang là đào chính đoàn Kim Chướng. Thời gian ấy, nghệ sĩ Thanh Hải là kép trẻ sáng giá nhất, và cũng là người đủ khả năng để thay thế "vua vọng cổ" Út Trà Ôn. Thanh Hải nổi tiếng với lối ngâm thơ Tao Ðàn độc đáo trên sân khấu cải lương, người bạn diễn ăn ý nhất thời đó của anh chính là Ngọc Hương. Liên danh Thanh Hải - Ngọc Hương là mơ ước của nhiều ông bà bầu. Không những họ rất ăn khách mà tài ca diễn trở thành những biểu tượng một thời của cải lương. Ngọc Hương có lối ngâm thơ Tao Ðàn, ngâm thơ Sa Mạc không kém gì Thanh Hải, với chất giọng kim trong vắt, cao vút, lại rất truyền cảm, mùi mẫn, có lúc ca như tiếng khóc, như tiếng nức nở từ trong lòng bật ra, cùng với vóc dáng cân đối và gương mặt xinh đẹp, Ngọc Hương là một nghệ sĩ tài sắc vẹn toàn. Hơi cao, nên khi hát trên sân khấu, Ngọc Hương thường hay ca dây xề đào (tương đương với mi thứ của tân nhạc) mà lại ca chồng hơi nghe thánh thót như tiếng chim hót. Chính tài năng và nhan sắc đó đã làm say đắm trái tim của người soạn giả - đạo diễn tài hoa Thu An, để rồi từ tình thầy trò, họ trở thành đôi uyên ương cùng chắp cánh bay cao trong vườn hồng nghệ thuật.





    Ngọc Hương hát phần nhiều là những sáng tác của Thu An với phong cách rất riêng. Từ những vai diễn trên sân khấu đến những bài ca tân cổ trên băng đĩa, Ngọc Hương, Thu An đã cống hiến cho những ai yêu thích cải lương những tác phẩm độc đáo nhất. Cho tới hôm nay, người ta vẫn nhớ Ngọc Hương hát nhạc sáng tác của Thu An trong sân khấu cải lương: "Anh ra đi anh có nhớ chăng anh. Vườn lan xưa có con bướm trắng. Anh ra đi anh có nhớ tình quê, có nhớ lấy lời thề, có em chờ anh về'''. Sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, anh hai là danh cầm Hoàng On, chị là nghệ sĩ Kim Giác (có chồng là NSƯT Hoàng Giang), em là nghệ sĩ Ngọc Lan... Từ nhỏ, Ngọc Hương đã được anh hai Hoàng On ôm đờn dạy ca, bài bản, nhịp nhàng rất chắc, nhưng lạ một điều, Ngọc Hương không bao giờ biểu diễn kỹ thuật sắp nhịp lắt léo trong lòng câu, không cố ý phô diễn kỹ năng ca vững chắc của mình, Ngọc Hương ca như không cần chú ý đến nhịp, sắp xếp câu chữ, nhấn nhá một cách rất tự nhiên tùy theo ý tưởng của tác giả, của nhân vật muốn thể hiện. Sự kết hợp ca và diễn rất nhuần nhuyễn, dường như chị cố tình thuyết phục người nghe bằng chính làn hơi ngọt ngào, lảnh lót, chinh phục bằng mỗi tâm trạng của nhân vật gởi gắm trong bài ca. Ngọc Hương ca theo phong cách riêng của mình không bị ảnh hưởng, bắt chước những giọng ca của những thế hệ nghệ sĩ trước. Lên cao bằng giọng mũi, bằng những chữ "gió" vút lên, như bay giữa không gian cao rộng. Cách ca của Ngọc Hương rất khó bắt chước bởi vì nếu muốn giống như Ngọc Hương đòi hỏi người ca phải có làn hơi trong trẻo và phong phú.

    Có một nghệ sĩ cùng thời với Ngọc Hương, có giọng ca âm hưởng hao hao giống nhau, đó chính là NSƯT Ngọc Hoa, danh ca số một của Ðài Phát thanh Giải Phóng, Ðài Tiếng nói Việt Nam. Ở hai nghệ sĩ này có chỗ khác nhau, Ngọc Hoa ca anh hùng ca rất độc đáo hợp với những bài ca vọng cổ, còn Ngọc Hương thiên về mùi mẫn trong tình yêu, trong số phận bi thương của nhân vật nữ, hợp với những vai diễn trên sân khấu nhiều hơn. Chất giọng, làn hơi, tiếng ca giống nhau nhưng phong cách thể hiện thì có thể ví như một võ, một văn. Người thì hùng tráng, mạnh mẽ vẫn có chút dịu dàng, mềm mại, người thì yếu đuối, thướt tha, cam chịu hơn là phản kháng, người thì có vẻ chân quê, thôn dã, người thì thành thị, đài cát, kiêu sa. Ngọc Hương không ca bài lẻ nhiều, hầu hết là những vai tuồng. Chất giọng của Ngọc Hương ca tân cổ rất hợp với Tấn Tài, thu tuồng trong băng đĩa hợp với Hùng Cường nhất, hát sân khấu thì hợp với Thanh Hải, Út Hiền, Thanh Tuấn. Ở từng thời điểm khác nhau, họ có những thành công vang dội. Nếu ở sân khấu Kim Chướng, Thanh Hải và Ngọc Hương trở thành một bộ đôi ăn khách, thì ở đoàn Hương Mùa Thu, Ngọc Hương, Út Hiền trở thành một liên danh khó tách rời nhau. Sau này, Út Hiền có hát với nhiều cô đào khác nhưng dường như chỉ với Ngọc Hương là hợp với Út Hiền nhất. Thanh Tuấn từ các đoàn cải lương nhỏ lần đầu tiên về ra mắt ở Hương Mùa Thu, chính Ngọc Hương đã làm đòn bẩy đưa Thanh Tuấn lên cao khi anh hát song đôi với chị, nổi danh ở Sài Gòn những năm 70 của thế kỷ trước. Ngọc Hương có nét duyên rất lạ, dễ kết hợp với nhiều nghệ sĩ trẻ, hát chung với nhiều nghệ sĩ tuổi đời, tuổi nghề nhỏ hơn mình vẫn không thấy có sự chênh lệch, nghề nghiệp vững chắc làm chỗ dựa, ưu thế của một cô đào đẹp giúp cho Ngọc Hương giữ được tuổi thọ sân khấu của mình khá dài. Từ những năm 1980 trở đi, đoàn Hương Mùa Thu có chủ trương lăng-xê những kép trẻ, Ngọc Hương ít có dịp hát với những bạn diễn nổi tiếng, nhưng vẫn nổi bật hòa hợp một cách lạ thường với lớp nghệ sĩ đàn em. Cho đến sau này vì tuổi cao, sức khỏe kém, đoàn Hương Mùa Thu ngưng hoạt động, Ngọc Hương trở về với vai trò người nội trợ trong gia đình, cho đến khi Thu An qua đời cách đây vài năm. Thỉnh thoảng, Ngọc Hương tham gia vài vai diễn trên truyền hình cho đỡ nhớ nghề.

    Thời gian qua nhanh, biết bao nhiêu dời đổi, soạn giả Thu An đã vĩnh viễn ra đi. Ðoàn Hương Mùa Thu giờ đây chỉ còn là kỷ niệm, bất chợt gặp lại NSƯT Ngọc Hương vẫn còn đó phảng phất nét duyên thắm của cô đào tài sắc một thời. Giọng ca vẫn còn trong trẻo, ngọt ngào như xưa nhưng có vẻ chơi vơi, lạc lõng không phải vì sức khỏe, không phải vì thời gian mà dường như cánh chim lẻ bạn thì tiếng hát càng trở nên buồn mênh mông vời vợi như sự hụt hẫng, cô đơn mất đi một điểm tựa rất vững chắc lớn lao trong tâm hồn nghệ sĩ, đó là nỗi nhớ Thu An. NSƯT Ngọc Hương có nụ cười tự nhiên rất đẹp, vui vẻ, cởi mở, hiền từ và rất chân thật. Giờ đây NSƯT Ngọc Hương trở lại cuộc sống bình dị bên cạnh vợ chồng người con trai duy nhất, còn đứa con gái đã có chồng đang làm việc ở nước ngoài. NSƯT Ngọc Hương tạm rời sân khấu, nhưng những gì Thu An - Ngọc Hương để lại cho sân khấu cải lương là tài sản quý giá, đáng được trân trọng.



    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Trên sân khấu Kiến Lương ngày xưa, khán giả mộ điệu cải lương không quên một cô đào nhí đã từng đóng các vai đào nhỏ như Ân Hồng, Ân Giao trong vở Trụ Vương Đắc Kỷ. Đó là NSƯT Ngọc Hương .
    Chị sinh năm 1942 trong một gia đình theo nghề hát Bội tại Bến tre. Ông bà nội của chị là thành viên của gánh hát bội Kiến Lương ban. Còn thân sinh là ông Nguyễn Văn Hay (tức NS Hai Nhỏ), thời đó vừa làm kép chính, vừa đảm nhận công việc của thầy biên tuồng. Vì vậy chị đã được lên sân khấu từ năm 10 tuổi, cũng như anh chị em của chị đều được học ca, học đờn và vũ đạo ngay trong đoàn hát do ông bà nội truyền dạy.

    Tuy nhiên ba chị không muốn con gái theo nghề hát bội, vì thời đó bộ môn này đang lâm vào cảnh bấp bênh. Cả năm trời đoàn hát chỉ sống được mấy mùa cúng chùa, cúng đình. Gia đình nghề hát càng thêm khó khăn, sau mấy mùa chầu gạo chỉ được đông bằng lít, cả gia đình lại không có nhà phải sống dưới hầm rạp Xuân Cảnh (Bến Tre). Chính vì quá nghèo nên thân sinh của chị đã quyết định hướng dẫn các con học nghề cải lương. Bốn anh chị em hồi đó gồm: Kim Giác, Hoàng On, Ngọc Hương, Ngọc Lan đã được theo học ca vọng cổ, bài bản và múa. Sau khi ca rành ba Nam, sáu Bắc, Ngọc Hương được người anh rể là NS Văn Thường giới thiệu với bầu Nam Phi cho chị được ca salon trước khi mở màn biểu diễn. NS Kim Giác đã kể về em gái của mình: “Nhờ làn hơi mượt và thông minh, cô bé Ngọc Hương hồi đó đã được bầu Răng (đoàn Thanh Hương) mời về các vai đào nhí. Ban đầu là đóng vai vở Phạm Công – Cúc Hoa và Aladin và cây đèn thần. Hương ca mùi lắm, được khán giả hoan nghênh. Sau giải phóng, em tôi là trụ cột của gánh Hương Mùa Thu. Năm 1993, em tôi được nhà nước phong danh hiệu NSƯT. Em đã sống chung thuỷ và là điểm tựa tài năng cho soạn giả Thu An, giúp cho tác giả này đem lại cho đời nhiều tác phẩm nghệ thuật”

    Ngọc Hương cho biết thêm: “Bốn năm ở đoàn Nam Phong tôi được rèn luyện nghề nghiệp với thầy tuồng nổi tiếng nghiêm khắc, đó là ông Giáo Út. Trên SK này tôi đã hát qua nhiều vai : Hoàng tử Ngọc Giao (Hoàng cung trong sống gió), Bạch Phi Vân (tìm con trong đảng cướp), Tiết Quỳ (Tiết Giao đoạt ngọc), Đắc Kỷ (Khoét mắt khương Hoàng Hậu)...tôi không bao giờ quên duyên mai được hãng dĩa Hoành Sơn chú ý, sau đó ông bầu Ba Bản mời về thành lập đoàn Thủ Đô. Bây giờ ngẫm nghĩ tôi nghiệm thấy cuộc đời đã cho tôi nhiều cơ hội sáng tạo”.

    NS Ngọc Hương đã thành danh khi tuổi đời còn rất trẻ. Có thể khẳng định giai đoạn đó nhờ chủ trương của gánh Thủ Đô là trẻ hoá lực lượng, chị được hát cặp với NSND Út Trà Ôn, thời đó khi nhìn thấy Ngọc Hương, NS Út TRÀ Ôn đã từ chối, ông chê chị là con nít làm sao đóng cặp với ông. Chị rất sợ và khóc ròng khi biết mình bị từ chối. Nhờ sự động viên của NS Hoàng Giang và Ba Vân, cuối cùng ông Út Trà Ôn đã đồng ý. Báo chí thời đó đã khen ngợi sự cố gắng của NS Ngọc Hương và tôn vinh sự dìu dắt của Đệ nhất danh ca Út Trà Ôn đối với thế hệ trẻ...Hôm tiển đưa linh cửu của người Thầy, người bạn diễn đầu tiên của nghề hát, NSƯT Ngọc Hương đã khóc trong nước mắt. “ Chú Mười ra đi đã để lại cho đời một gia tài tinh thần lớn, đó là sự biến hoá vạn năng của bạn vọng cổ. Từ cách hát chẻ nhịp đến sự luyến láy mang tính chân phương , chú đã tạo khuôn mẫu để chúng tôi noi the. Với tôi chú Mười là một người thầy đầy nhân nghĩa, cho tôi niềm tin vào nghề nghiệp”.

    Năm 1962, NS Út Bạch Lan rời đoàn Kim Chưởng. Chị được mời về đóng vai chánh trong các vở như: Nửa bản tinh ca, thuyền ra cửa biển, Người đẹp Bắc Kinh, Cô gái Sông Đà, Hai chiều ly biệt, Lá huyết thư...đến cuối năm thì đoạt HCV giải Thanh Tâm (vai Châu Bích Lệ trong Ảo ánh Châu Bích Lệ) cùng với Ánh Hồng. Đến năm 1963 chị đoạt luôn giải danh dự của BTC giải Thanh Tâm trao tặng. Khi soạn giả Thu Ân lập gánh Hương Mùa Thu, quy tụ nhiều thế hệ NS tài danh, Ngọc Hương đã chính thức gắn bó với người soạn giả nổi tiếng này. Chị đã trở thành cô đào chính của Hương Mùa Thu. Giúp chồng quán xuyến đoàn hát trong thời gia ông tham gia cách mạng. Sau giải phóng đoàn Hương Mùa Thu đã dàn dựng nhiều vở đạt chất lượng cao như: Gánh cỏ Sông Hàn, Con cò trắng, Tiếng súng một giờ khuya, Lửa phi trường , Bão lửa, Điệp khúc hương cao...”.

    Hiện nay NSƯT Ngọc Hương vẫn thường xuyên tham gia chương trình VTCN của HTV, chị cũng vừa có mặt trong vở “Người xuất hiện cuối cùng” và “Dưới tượng thần Cleopatre”....Khán giả vẫn còn mê giọng ca mượt mà mang nhiều tâm trạng của chị cũng như nét diễn chân thật của một NS có 45 năm theo nghề.



    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  17. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Đọc hoài, đọc tới đọc lui, đọc đi đọc lại mà sau vẫn thấy đã và vẫn cứ thích đọc. Chắc nói thuộc luôn rồi không biết có ai tin không, hihi ! Ngọc Hương quả là một tài danh !
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

Trang 2/2 ĐầuĐầu 1 2
ANH EM CHANNEL