Nhân ngày 21/6: Nhà báo Trần Tấn Quốc, người sáng lập giải Thanh Tâm.
Lời ca tiếng hát là phương thuốc dưỡng nuôi ý chí, triệt tiêu bi quan, vô hiệu hóa nhũng đớn đau tiêu hao thể xác vì roi đòn và thiếu đói . Đất đảo giữa trùng dương ngút ngàn mênh mông với cuộc sống khô cằn vô vị, từ ghép ''văn nghệ'' là một phạm trù xa xỉ mơ hồ. Công chúng nơi đây mừng rỡ xiết bao khi được xem CL vào dịp Tết, dù đó là CL tù. Nhờ khôn khéo dày công tác động các ông... chúa ngực để nhận được tín hiệu gật đầu, đoàn hát lập tức được hình thành : cũng tuồng tích, âm nhạc, diễn viên (toàn đàn ông, vai đào do kép giả), trang, phông màn (lượm lặt phế liệu chổ trại gian hoặc từ mấy cai tù có máu sân khấu). Thế đó ! Kép chánh, dù ở dạng chuyên nghiệp, không chuyên hay đang ở tù cũng đều nặng số đào hoa. Anh kép tù tên Thành (một tên khác của ông Quốc) chỉ được dịp “xuất ngục'' diễn đôi ba buổi cho công chúng xem cũng bị tiếng sét ái tình đánh đến choáng váng. Đối tượng lại là thiên kim của đảo chúa. Chuyện éo le ngang trái chính xác sự thực trăm phần trăm, sau đó đuốc viết thành tiểu thuyết đăng báo nhiều kỳ, thu hút độc giả mãnh liệt.
Thập niên 50, ông là nhà báo danh giá ; cũng do tình yêu CL sâu nặng mà sáng tạo ra trang kịch trường đầu tiên của Việt Nam - một chuyên trang trong tổng thể tờ nhật báo - để truyền thông, phê bình, hướng dẫn thẩm mỹ nghệ thuật. Đầu thập niên 50 ông là người viết loạt bài “cải lương đang giãy chết” nói lên tình trạng khi trường phái diễn thất thế trước trường phái ca.
Những động thái lạc quan nêu trên vẫn chưa khiến ông Thanh Tâm hoàn toàn hài lòng. Phải tạo một cú hích đích đáng. Nếu thành công, biến cú hích thành tiền đề vực dậy SKCL. Mọi dự án, mọi công trình trên cõi đời đều trông cậy vào một yếu tố hàng đầu : con người.
Diễn viên trẻ thì có nhiều ; nhưng măng non quá yếu để có thể thay thế lớp tre sắp tàn. Phải có kế hoạch vun trồng lâu dài để tạo một thế hệ tre xanh vững chắc. ÔNG và một số ký giả tâm đắc, nghệ sĩ lão luyện, khán giả am hiểu nghề hát... bắt đầu một hành trình đãi cát tìm vàng các đoàn hát thường trú, cũng như các đoàn lưa diễn đến Sài Gòn. Thời gian sau, trong một bài báo khá dài, ông nêu mục đích, tôn chỉ việc bảo tồn nghệ thuật CL qua tham khảo ý kiến nhiều cá thể, tập thể yêu nghệ thuật sân khấu. Ông công bố sáng kiến thành lập giải Thanh Tâm nhằm tìm kiếm, chọn lọc để trao tặng giải thưởng cho những tài năng triển vọng. Và người đầu tiên được nhận diện : Thanh Nga, diễn viên đoàn Thanh Minh với thành tích đạo đức nghề nghiệp, đạo đức đời thường... Sự kiện này lập tức gây xôn xao công luận ở diện rộng. Riêng giới nghệ thuật thì đó là chuyện cổ kim hi hữu. Đa số các nghệ sĩ trẻ nao nức, phấn khắm, hy vọng ; đồng thời dấy lên cuộc thi đua rèn luyện, tu dưỡng. Dĩ nhiên cũng có nhũng ý kiến nghịch chiều, nhung không đáng kể. Ít lâu sau, lễ phát giải được tổ chức tại nhà hàng Bồng Lai và Thanh Nga sở hữu chiếc HCV giải Thanh Tâm đầu tiên, 1958. Bước đầu hình thành giải đến lễ phát thưởng đều được tổ chức gọn nhẹ giản đơn mang tính thể nghiệm. Các mùa giải sau, do được hưởng ứng đồng thuận từ nhiều thành phần xã hội mà phạm vi hoạt động, tổ chức, tuyển chọn, trao giải dần dần trở nên vĩ mô hơn với cách phân công, phân nhiệm chặt chẽ, chỉnh chu, khoa học hơn.
Các nghệ sĩ trẻ đạt giải nhanh chóng trở thành ngôi sao thụt thụ rất ăn khách ; nghề nghiệp cộng hưởng danh tiếng, thăng hoa rực rỡ. Họ, những Thanh Nga (1958), Lan Chi-Hùng Minh (1959) ; Ngọc Giàu - Bích Sơn (1960) ; Thanh Thanh Hoa (1961) ; Ánh Hồng - Ngọc Hương (1962) ; Diệp Lang - Tấn Tài - Thanh Tú - Bạch Tuyết - Kim Loan - Trương Ánh Loan (1963) ; Lệ Thủy - Thanh Sang (1964) ; Bo Bo Hoàng – Thanh Nguyệt (1965) ; Phương Quang - Phượng Liên (1966) ; Phương Bình - Bảo Quốc -Mỹ Châu -Ngọc Bích (196'7) lần lượt hòa nhập vào các thế hệ đồng nghiệp tiền bối làm nên thời hoàng kim thứ hai (kể từ 1955)... của SKCL hơn 15 năm sáng chói. Và cho đến bây giờ, đa số họ vẫn còn ngời sáng cùng các thế hệ đàn em : các huy chương vàng Trần Hữu Trang.
Công lao và tâm huyết nhà báo Thanh Tâm Trần Quốc Tuấn dành cho CL thật to lớn và vô giá ; sử kịch ắt chép ghi. Riêng các nghệ sĩ từng sở hữu chiếc HCV mang tên Thanh Tâm, có nên chăng, cùng hợp nhất cái tâm, tổ chức một cuộc hành hương về Cao Lãnh thăm viếng mộ phần cố nhân để cùng nhau hoài niệm một thời vinh quang ngất ngưởng ai đã trao cho, ai đã kiến tạo nên bệ phóng thần kỳ đưa ta vút cao lên bầu tâm nghệ thuật mà không chút suy tư về đạo lý ''uống nuộc nhớ nguồn'' ? Ôi ! Một phẩm hạnh đáng để người đời nhớ mãi !
* Giải “Diễn viên xuất sắc”:
- Năm 1965 : Hữu Phước (Chuyện tình 17)
Bạch Tuyết (Nỗi buồn con gái)
- Năm 1966: Thành Được (Tiếng hạc trong trăng)
Thanh Nga (Sân khấu về khuya)
- Năm 1967: Ngọc Giàu, Thanh Hải
* Tuồng “Hay nhất trong năm”:
- Năm 1965: Vở Nỗi buồn con gái (hay Tần Nương Thất) của Hà Triều - Hoa Phượng).
- Năm 1966:
a. Nước biển mưa nguồn của Nguyễn Thành Châu.
b. Tiếng hạc trong trăng của Yên Ba - Loan Thảo.
Ngày nay, nhìn lại, ta thấy giải thưởng này rất có uy tín vì đã động viên được nhiều tài năng cải lương và gây được sự ái mộ bộ môn này trong lòng khán giả.
HỒ QUANG (Cần Thơ)