1. hongnhung
    Avatar của hongnhung
    NGHỆ SĨ THÀNH ĐƯỢC
    (01.12.2008, 10:18 am GMT-7 )




    Nghệ sĩ Thành Được tên thật là Châu Văn Được sanh năm 1938 tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, cha mẹ là phú nông, có ruộng vườn tại xã Nhơn Mỹ, Kế Sách. Thành Được học xong Tiểu học tại huyện Kế Sách, anh theo cậu ruột của anh là bầu gánh hát cải lương Thanh Cần, để học hát.

    Gánh Thanh Cần là một gánh hát trung ban, chuyên diễn ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ; Thành Được nhờ có giọng ca tốt, sắc diện đẹp trai, lại được diễn trên sân khấu nhà nên nhanh chóng trở thành kép chánh, được khán giả Hậu Giang ái mộ.

    Năm 1957, khi bộ tứ Bầu gánh Kim Thanh: Út Trà Ôn, Kim Chưởng, Thúy Nga, Thanh Tao rã phần hùng, giải tán đoàn cải lương Kim Thanh - Út Trà Ôn, nữ nghệ sĩ Thúy Nga quy tụ một số nghệ sĩ cũ của Kim Thanh, thành lập đoàn Thúy Nga - Phước Trọng, mời nghệ sĩ Thành Được làm kép chánh với contrat 150.000 đồng trong hai năm.

    Ðoàn cải lương Thúy Nga - Phước Trọng
    Vở tuồng khai trương của đoàn cải lương Thúy Nga Phước Trọng là vở Ngưu Lang - Chức Nữ của soạn giả Kiên Giang, Thành Được thủ vai Ngưu Lang, nữ nghệ sĩ Bích Sơn vai Chức Nữ, vở tuồng chỉ đạt được sự thành công tương đối. Sau đó, đoàn Thúy Nga - Phước Trọng trình diễn vở cải lương hương xa (Nhựt Bổn) " Khi hoa anh đào nở" của Hà Triều Hoa Phượng, với kép chánh Thành Được trong vai kiếm sĩ Tô Điền Sơn. Vở tuồng Khi Hoa Anh Đào Nở đã thành công lớn về mặt nghệ thuật lẩn tài chánh.

    Lúc đó, các phim hát bóng Địa Ngục Môn, Người Phu Xe của Nhựt, đang rất được khán giả ưa thích nên sân khấu cải lương diễn tuồng Nhựt Khi Hoa Anh Đào Nở, Đợi Anh Mùa Lá Rụng, Cầu Sương Thiếp Phụ Chàng, cũng rất ăn khách vì đáp ứng được sở thích của khán giả.

    Hồi đó, trong sinh hoạt cải lương, giới báo chí kịch trường mệnh danh sự thành công của đoàn cải lương Thúy Nga - Phước Trọng là một " hiện tượng " đặc biệt đáng ghi nhớ. Trước nhứt là hai soạn giả trẻ Hà Triều - Hoa Phượng, mới có đôi ba tác phẩm đầu tay, đã thành công rực rở với vở " Khi Hoa Anh Đào Nở". Hiện tượng thứ hai là sự xuất hiện của kép trẻ Thành Được, một giọng ca thiên phú, một lối diễn xuất chửng chạc, một nghệ sĩ kế thừa phong cách diễn xuất " Đẹp và Thật" của nghệ sĩ tiền phong Năm Châu.

    Hồi đó, trong sinh hoạt cải lương, giới báo chí kịch trường mệnh danh sự thành công của đoàn cải lương Thúy Nga - Phước Trọng là một " hiện tượng " đặc biệt đáng ghi nhớ.

    Trước nhứt là hai soạn giả trẻ Hà Triều - Hoa Phượng, mới có đôi ba tác phẩm đầu tay, đã thành công rực rở với vở " Khi Hoa Anh Đào Nở". Hiện tượng thứ hai là sự xuất hiện của kép trẻ Thành Được, một giọng ca thiên phú, một lối diễn xuất chửng chạc, một nghệ sĩ kế thừa phong cách diễn xuất " Đẹp và Thật" của nghệ sĩ tiền phong Năm Châu.

    Thêm nữa, những năm từ 1955 đến 1968, có nhiều soạn giả tài danh như Hà Triều Hoa Phương, Thiếu Linh, Kiên Giang, Nguyễn Phương, Qui Sắc, Hoàng Khâm, Thu An…Những soạn giả mới nầy khai thác khả năng ca của các nghệ sĩ trẻ mới nổi lên, tạo ra một lớp diễn viên mới với phong cách diễn xuất tươi mướt hơn, với lối ca vọng cổ quyến rũ hơn lớp nghệ sĩ đàn anh trước kia.

    Những nghệ sĩ trẻ thành danh từ năm 1956 đến 1968 có Hữu Phước, Thành Được, Hùng Cường, Tấn Tài, Út Hiền, Thanh Hải, Út Nhị, Minh Tấn, Thanh Tú, Minh Vương, Minh Cảnh, Minh Phụng, Dũng Thanh Lâm..

    Phía nữ nghệ sĩ tài danh trong giai đoạn nầy ta thấy có Út Bạch Lan, Ngọc Giàu, Thanh Nga, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Hồng Nga, Bạch Tuyết, Phượng Liên, Bích Sơn, Ngọc Bích, Bích Hạnh, Thanh Kim Huệ, Hà Mỹ Xuân, Trương Anh Loan, Kiều Phượng Loan... vân...

    Ba diễn viên ăn khách nhất
    Ba diễn viên ăn khách nhất lúc bấy giờ là các nghệ sĩ Hữu Phước, Thành Được và Hùng Cường. Trong bộ ba Hữu Phước, Thành Được, Hùng Cường thì Thành Được có giọng ca truyền cảm tuy kém hơn Hữu Phước một chút nhưng hơn hẳn Hùng Cường; về sắc vóc thì Thành Được đẹp trai hơn Hữu Phước.

    Hai diễn viên có giọng ca vàng nầy đều có khả năng hơn Hùng Cường về ca , diễn và có nhiều thuận lợi hơn vì được nhiều soạn giả tài danh đương thời cung ứng tuồng tích, giúp cho Hữu Phước và Thành Được nhiều cơ hội biểu dương tài ca diễn của mình. Ký giả Nguyễn Ang Ca, tức soạn giả Ngọc Huyền Lan tặng biệt danh "Giọng ca vàng" cho Hữu Phước và tặng biệt danh "kép hát thượng thặng" cho Thành Được.

    Sau khi rã phần hùng với gánh Kim Thanh - Út Trà Ôn, năm 1957, bà Kim Chưởng tách riêng ra lập gánh hát Hoa Anh Đào - Kim Chưởng, Bà bầu Kim Chưởng ký hợp đồng với nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan và kép chánh Thành Được.

    Bà Bầu Kim Chưởng xuất thân từ gánh hát Bầu Bòn, học nghệ có căn bản, lại là nữ diễn viên tài danh qua nhiều đoàn hát lớn nên khi bà lập gánh hát thì bà đích thân tập luyện, chỉ dạy cho nghệ sĩ trong đoàn của bà theo phong cách ca, diễn mà bản thân của bà đã được học hỏi trước đó.

    Thành Được, Út Bạch Lan được cái may mắn khi mới bước chân vào nghề hát, đã được danh sư Kim Chưởng chỉ dạy. Đoàn Kim Chưởng nổi danh là " Anh Hùng Lưu Diễn" với các diễn viên giỏi tay nghề như Thành Được, Út Bạch Lan, Kim Nên, Mộng Thu, Trường Xuân, Nam Hùng, Thanh Sơn, Hề Minh.

    Khán giả khó quên cặp diễn viên " thinh sắc lưởng toàn" Thành Được - Út Bạch Lan qua các vở tuồng: Chưa Tắt Lửa Lòng, Bên Đồi Trăng Cũ, Thuyền Ra Cửa Biển, Áo Trắng Nàng Mộng Trinh, Nữa Bản Tình Ca, Người Đẹp Thành Bát Đa. . .

    Cặp đôi Út Bạch Lan và Thành Được
    Trên sân khấu Kim Chưởng, đôi diễn viên tài sắc Thành Được - Út Bạch Lan yêu nhau, đưa đến cuộc hôn nhơn có hôn thơ giá thú, cô Phùng Há, chủ hôn bên đàn trai, cô Kim Chưởng, chủ hôn đàn gái. Đám cưới được tổ chức long trọng, hầu hết các ký giả kịch trường đều được mời tham dự. Báo chí đăng bài phóng sự lễ cưới và các giai thoại về cuộc tình Út Bạch Lan - Thành Được vì đây là lần đầu tiên trong giới nghệ sĩ cải lương có một cuộc hôn nhơn có hôn thơ giá thú đàng hoàng.

    Đoàn hát Kim Chưởng nỗi danh Anh Hùng Lưu Diễn, thường đi hát ở các tỉnh Hậu Giang, ở miền Đông, miền Trung trong nhiều tháng liền, ít khi hát ở Saigon. Và đoàn Kim Chưởng lại chuyên hát những tuồng loại hương xa, kiếm hiệp, trong khi đó thì khuynh hướng của khán giả Saigon lại đang thích coi hát những vở tuồng xã hội.

    Đoàn hát Thanh Minh chuyên hát những vở tuồng xã hội, lại là một đoàn hát thường hát quanh quẫn các rạp ở Saigon nên phù hợp với ý muốn tiến thân của Út Bạch Lan và Thành Được. Hai nghệ sĩ nầy cũng nói rõ nguyện vọng của mình nên bà Kim Chưởng bằng lòng cho cả hai trả lại tiền contrat đã ký với bà, để Thành Được và Út Bạch Lan về cộng tác với đoàn Thanh Minh của bà Bầu Thơ.

    Thành Được, Út Bạch Lan sáng chói hơn hết trong hai nhân vật trung tâm của vở tuồng. Nữa Đời Hương Phấn là nữa đời ngang trái cho thân phận đàn bà, cho tình yêu, cho sự đi tìm bạn tri âm và cho cả sự hy sinh cam chịu sự tan nát của nổi lòng khi Hương biết người con gái mà Tùng kết duyên lại chính là Diệu, em ruột của Hương.

    Đầu năm 1962, Út Bạch Lan và Thành Được rời gánh hát Kim Chưởng để gia nhập gánh Thanh Minh Thanh Nga với contrat một triệu đồng năm trăm ngàn đồng, lương hát một suất 1200 đồng. Đoàn nầy lưu diễn miền Trung để tập vở tuồng "Nữa Đời Hương Phấn" của Hà Triều Hoa Phượng.

    Thành Được trong vai Tùng, Út Bạch Lan, vai Hương (tên The khi ở dưới quê), Hữu Phước vai Hai Cang, người anh, vì quan niệm lổi thời môn đăng hộ đối mà phá hủy hạnh phúc của em mình. Ngọc Nuôi, vai Diệu, em của Hương, về sau là vợ chính thức của Tùng.

    Thành Được, Út Bạch Lan sáng chói hơn hết trong hai nhân vật trung tâm của vở tuồng. Nữa Đời Hương Phấn là nữa đời ngang trái cho thân phận đàn bà, cho tình yêu, cho sự đi tìm bạn tri âm và cho cả sự hy sinh cam chịu sự tan nát của nổi lòng khi Hương biết người con gái mà Tùng kết duyên lại chính là Diệu, em ruột của Hương. Hương - Út Bạch Lan ca bản Phụng Hoàng, lấy nước mắt khán giả mà đến nay hơn 40 năm sau, nghe lại lớp ca Phụng Hoàng đó của Út Bạch Lan, tôi vẩn còn bồi hồi xúc cảm như xưa...:

    Năm 1961, vở tuồng Nữa Đời Hương Phấn đã lập kỷ lục " ăn khách " nhờ tuồng hay, nhờ Thành Được, Út Bạch Lan, Hữu Phước, Việt Hùng Ngọc Nuôi diễn giỏi, ca hay. Ấn tượng ban đầu về những nam diễn viên có giọng ca vàng như Thành Được, Hữu Phước là ấn tượng sâu đậm, khó quên.

    Thành Được nhờ thành công buổi ban đầu đó, nên anh thành công dể dàng thêm qua các tuồng Con Gái Chị Hằng, Tấm Lòng Của Biển, Bọt Biển, Chuyện Tình 17, Tình Xuân Muôn Tuổi, Rồi Ba Mươi Năm Sau, Giấc Mộng Giữa Hoàng Lăng, Tiếng Hạc Trong Trăng. . .
    ( Theo RFA)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 6 Users Say Thank You to hongnhung For This Useful Post:


  3. Thuong Tran
    Avatar của Thuong Tran
    NS Thành Được: Giọng ca quý tộc



    Nói đến nghệ thuật cải lương mà không nhắc đến Thành Được là chưa hiểu nhiều về cải lương. Ca vọng cổ út Trà ôn là vua, nhưng đứng trên sân khấu thanh sắc vẹn toàn, mẫu mực chuẩn nhất, tiêu biểu nhất về nam nghệ sĩ, có thể xếp hạng siêu sao của SK Cải lương thì đó là Thành Được. Sau Thành Được chưa có nam nghệ sĩ ngôi sao nào của Cải lương được mọi người tâm phục, khẩu phục về tài năng toàn diện như ông.

    Về sắc vóc Thành Được đúng chuẩn "đệ nhất mỹ nam tử" theo quan niệm của người Á Đông, không chỉ là thần tượng của phái nữ, các nam nghệ sĩ đàn em luôn coi ông là chuẩn mẫu để phấn đấu học theo.

    Ông là mẫu nghệ sĩ ca hay, diễn giỏi đạt đến trình độ thượng thừa. ông được giới cải lương tôn là biểu tượng đẹp của kép chánh đại ban, ngọn thái sơn trong nghề. So với thời đại của mình ông là số một.

    Thập niên 60 Thành Được nổi lên như thế, đẹp nhất trong các nam nghệ sĩ chính cùng thời, phong cách biểu diễn hào hoa, sang trọng, tuy ông cũng xuất thân từ đoàn tỉnh lẻ, không phải là dân thành thị, không phải là dân trí thức.

    Ở Thành Được không tìm thấy sự quê mùa, nông thôn chân chất, mà là vẻ quý phái của một nhà quý tộc từ đi đứng, ca diễn. Ngày trước người ta hay sắp liên danh nghệ sĩ tài danh với nhau như út Trà ôn, Thành Được, Hữu Phước. Lúc Thành Được mới nổi trong Khi hoa anh đào nở, làn hơi hay nhưng ca còn chân chất, không sang, về mặt ca lúc ấy còn kém hơn út Trà ôn, Hữu Phước.

    Sau này khi thành danh ở Sài Gòn gần gũi út Trà ôn, Thành Được đã lột xác hẳn về nghệ thuật ca, trở thành một danh ca có kỹ thuật siêu hạng.

    Thành Được có chất giọng đồng, loại giọng hiếm có trong SKCL, nghệ sĩ tài danh chỉ có một số ít có chất giọng này. Âm vực rộng, sâu, cao, rất phong phú khi thể hiện các loại hơi oán, nam, bắc, ngự...

    Khoảng năm 1964 trở về trước Thành Được còn ca theo "rơ" xưa, hay bị sét bất ngờ. Từ khoảng 1965 về sau, làn hơi của ông ngày càng chín chắn, đầy đặn, sâu lắng hơn. Ông ca tân cổ trung bình, dù có một số bài nổi tiếng như: Đêm lạnh trong tù, Quán nửa khuya, Biệt kinh kỳ, Tìm anh, Tìm em.. . Nét độc nhất của Thành Được là ca trong tuồng, kỹ thuật ca ngâm, với làn hơi truyền cảm, sang trọng.

    Số phận, tính cách nhân vật được ông kết hợp một cách điêu luyện, hầu hết những vai ca diễn trong băng dĩa của ông là những vai để đời trong các tuồng như: Tô Hoa Nương, Nửa đời hương phân, Thuyền ra cửa biển, Người đẹp Bạch Hoa thôn.. . xuất sắc nhất là Thi Đằng trong Tiếng hạc trong trăng. Thành Được sắp nhịp rất hay, nhất là khi ông ca bài bản lối sắp nhịp chẻ, dư ra ngoài một chút (còn gọi là nhịp bảy rưỡi, những tên gọi trong cách sắp nhịp chỉ có tính chất tượng trưng, nói người trong nghề hiểu, nhưng chưa có hệ thống lý luận định nghĩa cho chính xác) nghe rất đã, quyện với dàn đàn trở thành tuyệt chiêu trong nghệ thuật ca diễn. Út Trà ôn, Hữu Phước, Thành Được, Minh Cảnh, Thanh Tuấn là những giọng ca vừa ca vọng cổ hay, vừa ca bài bản hay.

    Những bài ca trong tuồng viết theo hơi Quảng, Thành Được ca rất hay, như bài Xang xừ líu trong Tiếng hạc trong trăng "Tôi có một đứa con gái đã theo... (á a à) chồng... Lập nghiệp - ở - phương - xa (có gạch là ca chẻ nhịp, nhưng không chẻ văn ra ngoài) Con thì - có - một - mà thôi. Còn - cháu tôi - ôi - cả bầy. Cháu - tôi - đứa nào – cũng dễ - dạy. Tụi nó - nói - có - hai - ông ngoại. Ông - ngoại này, móc mắt ông - ngoại kia. Để cho má - tôi - thấy - đường".

    Tưởng như đơn giản, thật ra là sắp nhịp thượng thừa, cái hay của Thành Được là chẻ nhịp chứ không chẻ chữ làm nát văn của tác giả. Dấu sắc, hỏi, ngã thường được ông nhấn "gió" lên rất chín, rất ngọt, có chút gì âm hướng của út Trà ôn, dấu huyền ông ca rất đầy, độ trầm vang, ấm. Ông có lối hơ ở cuối mỗi khuôn nhịp, hay mỗi cuối câu 1 , 2 hơ trong bài Phụng Hoàng, bài Nam xuân êm ngọt, bay lâng lâng.

    Ông ca bản bắc, hay Đảo ngũ cung quăng nhịp như bay lượn trên lới ca, bất chấp song loan chánh, ca không đợi nhịp, mà nhịp đàn chính là phương tiện để cho ông ca biểu diễn.

    Thành Được là trong số ngôi sao sân khấu có bản lĩnh ca gạt đờn, danh cầm Tám Kiên kể một lần trên sân khấu Dạ Lý Hương thấy dàn đàn có vẻ ngủ gục, quên rao đời, ông nói lối rồi bất ngờ nói nhấn chữ như võ câu, trong khi chưa tới chữ ca vô, dàn đờn giựt mình chụp vô trước, mới biết bị nhà nghề chơi khăm.

    Các nhạc sĩ rất quý trọng, nể nang Thành Được không phải ở tư thế một ngôi sao, mà là bản lĩnh nghề nghiệp siêu hạng. Thành Được hát cái gì ra cái nấy, Hồ Quảng, kiếm hiệp, Nhật, La Mã, xã hội xưa, xã hội hiện đại, tùy theo thể loại tuồng mà ông có cách ca diễn ở mỗi thể loại.

    Nhiều nam nghệ sĩ ngôi sao rất nổi tiếng sau này, có khi là đang ăn khách số một, vẫn chưa dám tự sánh mình có thể kế vị Thành Được. Trong thời hoàng kim của cải lương Thành Được chính là ngôi sao số 1 . Một tượng đài kinh điển. út Bạch Lan, Thanh Nga, Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Phượng Liên là những nữ nghệ sĩ đủ đẳng cấp hát với Thành Được.

    Họ kết hợp thành những bộ đôi mẫu mực cho nhiều thế hệ trẻ học theo. Thành Được là tinh hoa của cải lương. Hầu hết những nghệ sĩ nổi tiếng khi nhắc đến Thành Được họ luôn dành cho ông sự trân trọng tài năng của một vì vua không ngai trên sân khấu. Thế hệ trẻ ngày nay chỉ có thể nghe ông ca qua băng dĩa.

    Lớp khán giả trung niên hẳn sẽ không quên một Bảy Đờn sắc sảo trong Người ven đô, một Trương Định uy nghi trong Bình Tây đại nguyên soái, một Quan Huyện Trìa láu cá, hóm hỉnh sang trọng trong Ngao sò ốc hến, một Hai Thành tội nghiệp trong Đời cô Lựu, một Thập Đạo Lê Hoàn hào hoa, tài trí,...

    Năm nay Thành Được đã bảy mươi ngoài, cuộc đời bình dị, an phận Nhưng những gì ông cống hiến một đời cho nghệ thuật cải lương vẫn luôn được trân trọng, ghi nhớ, học hỏi. Bởi muốn sân khấu cải lương hùng mạnh, huy hoàng phải có những nghệ sĩ trẻ tài sắc vẹn toàn, đủ tiêu chuẩn như Thành Được ngày nào.

    Sân khấu cải lương không thể tồn tại và phát triển với những kẻ lục đục thường tài, chỉ với một vài thành công may mắn, với số tiền cát-sê cao ngất đã tự cho mình là thiên hạ vô song. Những ai tâm huyết, thực tài chắc chắn sẽ không thỏa hiệp với những hiện tượng sẽ giết chết cải lương dần mòn.

    (Theo báo SK)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Thuong Tran For This Useful Post:


  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc

    XUÂN ĐẤT KHÁCH
    + Các bạn đang xem VIDEO trên website Cải Lương Số
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

    TRÌNH BÀY: THÀNH ĐƯỢC


    (Bấm vào chữ YouTube góc dưới bên phải để nghe)



    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc






    ALBUM AUDIO GIÃ TỪ SÂN KHẤU
    Cải Lương Số - Giữ mãi niềm đam mê
    Nhấn chuột phải và chọn Save Target As...

    1. Giã từ sân khấu
    2. Đêm đông
    3. Hai mươi năm làm thân viễn xứ
    4. Kẻ ở miền xa
    5. Mưa rừng
    6. Cali chiều khóc bạn

    TRÌNH BÀY: THÀNH ĐƯỢC


    (Bấm Save Target, chọn bài)




    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc

    ĐỜI CÔ LỰU
    + Các bạn đang xem VIDEO trên website Cải Lương Số
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

    THÀNH ĐƯỢC & BẠCH TUYẾT



    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


ANH EM CHANNEL